Xuất giải pháp phát triển chuỗi cung ứng các mặt hàng thuỷ sản xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 84 - 89)

khẩu của tỉnh Quảng Ninh

Như vậy dựa trên phân tích thực trạng phát triển ch̃i cung ứng ở Quảng Ninh cũng như định hướng phát triển chuỗi cung ứng của tỉnh, tác giả đề xuất các giải pháp để phát triển chuỗi cung ứng các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh Quảng Ninh như sau:

3.3.1. Nâng cao năng lực khai thác và nuôi trồng

Như đã đề cập trong luận văn, hoạt động cơ cấu lại các tàu cá của tỉnh diễn ra khá chậm. Hiện nay, tỷ trọng các tàu cá xa bờ chỉ chiếm 2,5% trong tổng số tàu cá đang hoạt động tại địa phương. Hoạt động khai thác thuỷ sản ở vùng ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chủ yếu là các nghề truyền thống, đây là các nghề khai thác ít chọn lọc, sản lượng có thành phần lớn các đối tượng còn non nên ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi thuỷ sản. Đối với ni trồng thuỷ sản, hình thức quản lý theo hộ gia đình vẫn là hình thức tổ chức quản lý phổ biến nhất. Do đó, quy mơ sản xuất cịn nhỏ lẻ, cơng nghệ sản xuất cịn lạc hậu và hiệu quả kinh tế chưa cao. Để khắc phục những hạn chế này, cần thực hiện các giải pháp như sau;

Thứ nhất, tỉnh cần có các chính sách khuyến khích ngư dân đầu tư trang thiết bị triển khai các hoạt động đánh bắt xa bờ. Trong đó, tập trung hỡ trợ về nguồn vốn cho ngư dân thông qua việc liên kết với các tổ chức để đưa ra các chương trình vay vốn ưu đãi, lãi suất phù hợp với ngư dân để đầu tư nâng cấp hệ thống tàu thuyền. Cùng với đó, tỉnh cần đẩy mạnh sự liên kết giữa các tàu thuyền, tạo thành các nghiệp đồn hỡ trợ lẫn nhau trong q trình khai thác xa bờ, Ngồi ra, để phát triển đánh bắt xa bờ, tỉnh cần thúc đẩy các dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo cung ứng vật tư cho tàu thuyền cũng như bảo quản, tiêu thụ sản phẩm đánh bắt xa bờ

Thứ hai, cùng với đó, để đảm bảo tính bền vững trong khai thác thuỷ sản, tỉnh Quảng Ninh cần đẩy nhanh việc quản lý và cơ cấu lại đội ngũ tàu hoạt động khai thác ven bờ. Các cơ quan quản lý cần kiểm soát chặt chẽ việc trang bị các thiết bị ghi lại hành trình, đảm bảo sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu sang các thị trường lớn

73

đảm bảo đúng nguồn gốc xuất xứ và hướng tới xoá thẻ vàng của EU, tỉnh cần yêu cầu toàn bộ ngư dân làm nghề đánh bắt cá phải lắp thiết bị theo dõi hành trình, đống thời tăng cường tuyên truyền vận động để ngư dân nắm được luật và chính sách, đảm bảo khai thác đúng quy định nhằm đảm bảo khai thác bền vững gắn với phát triển nguồn cung thuỷ sản trong tương lai. Việc cơ cấu lại đội tàu, xem xét lại hoạt động của các tàu hoạt động lâu ngày, không đảm bảo các điều kiện vật chất kỹ thuật để hướng tới giảm số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác ven bờ và tăng cường hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

Thứ ba, đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản, tỉnh cần khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư phát triển vùng nuôi và đẩy mạnh liên kết giữa các hộ sản xuất, hình thành các vùng ni có quy mơ lớn. Các địa phương trong tỉnh cần thống kê được số lượng các hộ sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn, bám sát tình hình hoạt động của các hộ sản xuất và đẩy mạnh hình thành các hợp tác xã, các vùng sản xuất thuỷ sản quy mô lớn. Đồng thời, tỉnh cũng thúc đẩy phát triển các nhà cung cấp giống, vật tư và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản.

3.3.2. Hỗ trợ hoạt động thu mua thuỷ sản

Thực tế cho thấy, Quảng Ninh hiện chưa có cảng cá chuyên dụng, do đó, việc thu mua của các doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn. Một thực trạng khác là các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của tỉnh vẫn gặp khó khăn về nguồn cung do không cạnh tranh được về giá so với các tư thương Trung Quốc. Thậm chí, giá thu mua của một số doanh nghiệp chế biến thấp hơn nhiều so với giá thu mua của các tiểu thương. Nguyên nhân là do công nghệ chế biến của các doanh nghiệp trên địa bàn còn lạc hậu, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp nên giá mua nguyên liệu đầu vào không cạnh tranh với các đầu nậu. Để hỗ trợ ngư dân cũng như các doanh nghiệp trong quá trình thu mua thuỷ sản nguyên liệu, tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tỉnh cần quy hoạch và hoàn thiện xây dựng hệ thống cảng cá, chợ các, bên cá trên đất liền. Hiện nay, cảng cá Vân Đồn đang được hoàn thiện để đưa vào sử dụng. Cảng cá loại I Vân Đồn đi vào hoạt động sẽ tạo thuận lợi cho quá trình mua bán, trao đổi các mặt hàng thuỷ sản của ngư dân, các đầu nậu và doanh nghiệp

74

chế biến. Cùng với cảng cá Vân Đồn, tỉnh cần thực hiện quy hoạch lại và nâng cấp hệ thống chợ cá, bến cá hiện tại nhằm đảm bảo cung cấp cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi của ngư dân. Đồng thời, nâng cấp hệ thống cảng cá, bến cá cũng tạo thuận lợi và khuyến khích ngư dân trao đổi các mặt hàng thuỷ sản với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.

Thứ hai, tỉnh cần nghiên cứu xây dựng các giải pháp quy hoạch nhằm đẩy mạnh trao đổi hàng thuỷ sản trên biển, đặc biệt là đối với các sản phẩm đánh bắt xa bờ. Các sản phẩm đánh bắt xa bờ hiện nay chủ yếu được thu mua bởi các đầu nậu bởi họ đáp ứng được những yêu cầu về thiết bị cũng như mối quan hệ chặt chẽ với ngư dân. Để hỗ trợ việc thu mua thuỷ sản trên biển, tỉnh cần nghiên cứu đầu tư trang thiết bị, quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng hỗ trợ ngư dân trao đổi, tiêu thụ các mặt hàng thuỷ sản trên biển, nhằm đảm bảo chất lượng thuỷ sản trong quá trình vận chuyển, bảo quản.

3.3.3. Nâng cấp công nghệ chế biến

Như đã đề cập trong luận văn, đa phần các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh mới thực hiện được các khâu như vệ sinh, bỏ đầu, bỏ ruột để cấp đông rồi xuất đi, nên đạt giá trị rất thấp. Trong khi đó các đơn vị khác, với cơng nghệ hiện đại thì có thể bóc nõn sản phẩm hoặc chế biến thành nhiều dạng sản phẩm tinh khác để có giá trị cao hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá thu mua nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp chế biến thấp hơn so với các tư thương. Do đó, mặc dù địa phương đã có nhiều biện pháp khuyến khích liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và ngư dân, đầu nậu, tuy nhiên, mối quan hệ này không bền vững nếu như doanh nghiệp không cải thiện được năng lực và thu mua với giá cả cạnh tranh. Để khắc phục những hạn chế này, tỉnh cần thực hiện các giải pháp như sau:

Thứ nhất, để nâng cao công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tỉnh cần có các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy, trang thiết bị chế biến thuỷ sản đạt chuẩn quốc tế. Tỉnh có thể khuyến khích các doanh nghiệp bằng cách hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ các khoản thuế, phí cũng như hướng dẫn doanh nghiệp về thủ tục đầu tư trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Cùng với đó, tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản trên địa bàn tích cực tìm hiểu các

75

mơ hinh, cơng nghệ chế biến tiên tiến trên thế giới và ứng dụng chuyển giao công nghệ trong hoạt động chế biến xuất khẩu thuỷ sản.

Thứ hai, đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế trong chế biến thuỷ sản. Bên cạnh đầu tư công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp chế biến, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh cần đẩy mạnh liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế nhằm đa dạng hoá các sản phẩm chế biến xuất khẩu. Đồng thời, các cơ quan quản lý địa phương tích cực tạo mối liên kết giữa ngư dân và doanh nghiệp chế biến nhằm đẩy mạnh hoạt động chế biến, xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản có giá trị gia tăng cao thay vì xuất khẩu các loại thuỷ sản tươi sống như hiện nay.

3.3.4. Mở rộng thị trường xuất khẩu

Thực tế tại tỉnh Quảng Ninh cho thấy, trong hoạt động xuất khẩu, thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của địa phương (khoảng 30%). Việc phụ thuộc quá lớn vào thị trường này khiến giá thuỷ sản dễ bị tác động bởi thị trường này. Cùng với đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có giá trị gia tăng thấp do sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là thuỷ sản tươi sống. Xuất khẩu thuỷ sản chế biến mặc dù tăng nhưng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản chế biến chỉ chiếm khoảng 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh. Mặc dù tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản, tuy nhiên, việc tìm kiếm và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp chưa được chú trọng và đem lại hiệu quả.

Thứ nhất, tỉnh cần đẩy mạnh thực hành sản xuất, chế biến thuỷ sản theo các tiêu chuẩn quốc tế. Thuỷ sản là hàng hố có u cầu cao về chất lượng để gia nhập các thị trường như Châu Âu hay Mỹ. Cùng với đó, các quy trình nhập khẩu đối với mặt hàng thuỷ sản tại những thị trường này cũng rất khắt khe. Do đó, để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đưa thuỷ sản Quảng Ninh tiếp cận các thị trường tiêu thụ phát triển, tỉnh cần hướng dẫn ngư dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, chế biến theo các quy chuẩn quốc tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của những thị trường này.

76

Thứ hai, tỉnh cần thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, tỉnh cần ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế về hàng nông sản. Việc khuyến khích có thể thực hiện bằng các hình thức như hỡ trợ thơng tin cho doanh nghiệp, hỗ trợ về mặt chi phí tham gia các hội chợ triển lãm hoặc tổ chức các hội chợ, triển lãm về mặt hàng thuỷ sản tại địa phương. Cùng với đó, trong bối cảnh dịch Covid-19, tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thương mại điện tử trong xuất khẩu thuỷ sản. Hiện nay, Quảng Ninh đã xây dựng Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh, tuy nhiên, hoạt động của trang còn chậm và số lượng giao dịch trên sàn cịn ít.

Thứ ba, đối với thị trường Trung Quốc, đây là thị trường xuất khẩu có nhiều lợi thế về vị trí, do đó, vận chuyển và chi phí xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản cạnh tranh hơn so với các thị trường khác. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh sang thị trường này chủ yếu là thuỷ sản tươi sống. Do đó, để tận dụng những tiềm năng và lợi thế của thị trường này, cần đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản chế biến có giá trị gia tăng cao và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.

Như vậy để thực hiện tốt giải pháp này, tỉnh cần thành lập các phòng xúc tiến thương mại, lãnh đạo tỉnh cần thường xuyên liên hệ làm việc với các tổ chức, lãnh đạo nước ngoài, các doanh nghiệp phải tích cực tham dự các hội thảo cũng như hội chơj để tăng cường mở rộng cơ hội hợp tác của mình.

3.3.5. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng

Như đã trình bày trong luận văn, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ đối với chuỗi cung ứng thuỷ sản của tỉnh còn hạn chế. Hệ thống kho lạnh chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành. Các cơ sở cung cấp vật tư, thiết bị cho khai thác và ni trồng thuỷ sản đa số có quy mơ nhỏ và chất lượng chưa cao. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như các điểm neo đậu tránh trú bão, cảng cá, bến cá, trung tâm giao dịch thuỷ sản của tỉnh có tiến độ khá chậm, do đó, chưa có cảng cá chuyên dụng và trung tâm giao dịch dành riêng cho các mặt hàng thuỷ sản đưa vào sử dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đây là hạn chế mà địa phương cần tập trung

77

khắc phục nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chuỗi cung ứng thuỷ sản của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp phát triển chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tỉnh Quảng Ninh. (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)