2.3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tại Công ty Cổ phần Sách và Giáo dục trực
2.3.4.2. Tài trợ rủi ro từ đối tác giao dịch
Với rủi ro loại này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất bản nên phân loại các khoản nợ xấu, nợ quá hạn theo các mốc thời gian, từ đó thực hiện trích lập quỹ phịng ngừa rủi ro cho từng mức nợ quá hạn. Dựa trên gợi ý của Văn bản hợp nhất 22/VBHN-NHNN 2014, trên cơ sở Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, về trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (Cơng báo Chính phủ, 2014), các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất bản nên phân loại các nhóm nợ một cách chi tiết, từ đó đưa ra các mức trích lập cho từng nhóm nợ. Đối chiếu với bảng dự phịng các khoản thu khó địi tại Megabook, ta có thể chia nợ thành các nhóm như sau:
Bảng 2.16: Phân loại nhóm nợ theo thời gian quá hạn
Nợ nhóm 1 Là nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi. Có khả năng trả cả gốc và lãi khi đượ cơ cấu lại.
Đề xuất trích lập quỹ rủi ro 0%
Nợ nhóm 2 Nợ quá hạn dưới 90 ngày. Nợ đã được cơ cấu lại. Nợ trong hạn nhưng khả năng trả nợ suy giảm.
Đề xuất trích lập quỹ rủi ro 5%
Nợ nhóm 3 Nợ quá hạn từ 90-180 ngày. Nợ trong hạn những có khả năng tổn tất một phần vốn và lãi.
Đề xuất trích lập quỹ rủi ro 20%
Nợ nhóm 4 Nợ quá hạn từ 181-360 ngày. Nợ trong hạn nhưng khả năng tổn thất cao.
Đề xuất trích lập quỹ rủi ro 50%
Nợ nhóm 5 Nợ quá hạn trên 360 ngày. Được đánh giả là khơng cịn khả năng thu hồi vốn.
Đề xuất trích lập quỹ rủi ro 100%
(Nguồn: Cơng báo Chính phủ, 2014)
Dựa theo bảng đề xuất trích lập quỹ như trên, cùng với bảng dự phịng các khoản thu khó địi của Megabook, ta nhận thấy các khoản thu khó địi tại Megabook phần lớn đang thuộc nhóm 3, 4 và 5, là nhóm có rủi ro cao, nguy cơ tổn thất lớn. Vì vậy, tác giả đề xuất trích lập quỹ 50% cho các khoản nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm, 100% cho các khoản từ 1 năm đến 2 năm và 100% cho các khoản trên 2 năm, cụ thể là quỹ này của doanh nghiệp nên dao động khoảng 350 triệu VNĐ/năm, để dự phòng rủi ro cho các khoản nợ khó địi.