1.2. Nội dung của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1.2.5. Phát triển nguồn nhân lực thơng qua các chính sách đãi ngộ
Mục tiêu và các biện pháp của chính sách đãi ngộ nguồn nhân lực phải hướng đến mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp dựa trên việc tạo ra sự hài lòng cho người lao động để họ có động lực gắn bó với doanh nghiệp và tự hoàn thiện bản thân để phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp (Hoàng Ngọc Vinh, 2016). Nội dung, biện pháp của chính sách đãi ngộ nhân lực thường đề cập đến các định hướng đối với chính sách đãi ngộ tài chính và chính sách đãi ngộ phi tài chính của doanh nghiệp. Chính sách đãi ngộ tài chính gồm chính sách lương, thưởng và phúc lợi, thi đua khen thưởng. Chính sách đãi ngộ phi tài chính gồm những yếu tố như mơi trường làm việc, cơng việc, …
Các chính sách đãi ngộ tài chính là lợi ích kinh tế của người lao động, là phương tiện tái sản xuất sức lao động, năng suất lao động để tạo ra giá trị gia tăng. Chính sách lương thưởng cũng như các phúc lợi khác là những hình thức trả cơng cho đóng góp, hi sinh của người lao động vào sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, việc được hưởng mức lương xứng đáng với cơng sức bỏ ra chính là cách động viên khuyến khích kịp thời, giúp người lao động hài lịng với chính sách đãi ngộ và n tâm tiếp tục cống hiến. Khơng những vậy, một chính sách lương thưởng hợp lý cịn kích thích năng lực sáng tạo của người lao động.
Chính sách lương, thưởng và phúc lợi của doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định về lao động và tiền lương do Nhà nước quy định (cụ thể như quy định về tiền lương tối thiểu, quy định về thang, bảng lương, quy định về nâng lương, quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm ý tế,…). Những quy định của Nhà nước đặt ra quy chuẩn tối thiểu về mức lương, thưởng và phúc lợi, giúp đảm bảo cuộc sống của người lao động, phù hợp với điều kiện thực tế.
Đối với chính sách thi đua, khen thưởng, mỗi doanh nghiệp tổ chức thường có sự khác biệt, cũng như có sự đa dạng. Mỗi doanh nghiệp tùy từng văn hóa doanh nghiệp sẽ có chính sách khen thưởng khác nhau dành cho nhân viên của mình. Doanh nghiệp ghi nhận, biểu dương và khuyến khích nhân viên bằng nhu cầu về lợi ích vật chất đối với cá nhân, cũng như các tập thể trong doanh nghiệp.
Các chính sách đãi ngộ phi tài chính là hệ thống các chương trình nhằm chăm lo đời sống tinh thần của người lao động. Các hình thức đãi ngộ phi tài chính được áp dụng rộng rãi tại doanh nghiệp là đãi ngộ thông qua công việc và đãi ngộ thông qua môi trường làm việc (Nguyễn Thanh Hội, 2009). Không chỉ hỗ trợ nhân viên trong quá trình lao động sản xuất, các doanh nghiệp nên đầu tư cải thiện môi trường làm việc, nghỉ ngơi cho nhân viên cũng như gia đình của họ. Doanh nghiệp nên quan tâm đến chính sách hỗ trợ chăm sóc con nhỏ, sức khỏe cũng như nhà ở của nhân viên, nhằm hỗ trợ họ ổn định trong vấn đề an cư lạc nghiệp, yên tâm cống hiến cho doanh nghiệp.
Để thực hiện chính sách đãi ngộ nhân lực, doanh nghiệp cần đảm bảo sự minh bạch rõ ràng về công tác tiền lương và khèn thưởng; khi có sự thay đổi về các chế độ phúc lợi, cần thơng báo tới tồn thể nhân viên trong doanh nghiệp để họ kịp thời nắm bắt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ chặt chẽ sự công bằng khi trả lương, mức lương xứng đáng với chất lượng công việc, năng suất làm việc của người lao động. Tiền lương cũng cần tuân thủ theo các quy định về tiền lương tối thiểu cũng như các phúc lợi bắt buộc mà pháp luật quy định để đảm bảo nhu cầu sống của người lao động, ngoài ra, cần tuân thủ về thời gian làm việc và nghỉ ngơi của nhân viên.