Sự cần thiết hình thành khu cơng nghệ cao

Một phần của tài liệu Lê Thị Thuỳ Trang - 820145 - CHQLKTK2A (Trang 27 - 31)

1.2. Tổng quan về khu công nghệ cao

1.2.2. Sự cần thiết hình thành khu cơng nghệ cao

Lĩnh vực CNC cho phép sản xuất với năng suất và sản phẩm có chất lượng cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn, cùng với lượng vốn và lao động. Vì vậy, cơng nghệ cao có chứa hàm lượng cao về trí tuệ và chất xám. CNC làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, mang lại lợi ích lớn cho nhà kinh doanh CNC, nhiều ngành công nghiệp nhờ CNC đã được hồi sinh mạnh mẽ. CNC chính là chìa khóa giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu và thực hiện CNH-HĐH. Chính phủ đang đề ra chính sách tạo môi trường thuận lợi cho các ngành công nghiệp CNC phát triển ở Việt Nam cũng như tạo sức bật cho nền kinh tế. Nhận thấy rõ vấn đề này, những năm gần đây, Việt Nam chú trọng thu hút đầu tư vào lĩnh vực CNC. Việc tiếp nhận

dòng vốn trong lĩnh vực này đóng góp vào tăng trưởng chung cũng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, tăng cường xuất khẩu, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

CNC có vai trị thúc đẩy sự phát triển KHCN mới và là công cụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả nhất từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Trong đó, KCNC vừa có vai trị chủ đạo, vừa có vai trị xúc tác làm nhiệm vụ dẫn dắt và thúc đẩy các ngành sản xuất khác trong nước phát triển. KCNC không những làm tăng tài sản trí tuệ và nguồn lực con người của mỗi quốc gia mà còn giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút nhà đầu tư và nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế và chun mơn hóa đội ngũ nhân viên. Hơn thế nữa, KCNC có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI trong lĩnh vực CNC, đặc biệt là thu hút các tập đồn đa quốc gia, tập hợp lực lượng trí thức KH&CN trong cả nước, trí thức Việt kiều và các nhà KH&CN nước ngoài trong nghiên cứu, sáng tạo và chuyển giao công nghệ trực tiếp cho sản xuất và ươm tạo doanh nghiệp CNC.

Trên thực tế thành công phát triển KCNC ở những nước phát triển, nhất là các nước đang phát triển công nghiệp hố chậm, đều cho thấy vai trị quan trọng của KCNC, bao gồm:

- Là công cụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả nhất từ nền kinh tế công nghiệp đến nền kinh tế tri thức: KCNC với các dạng mơ hình khác nhau được xây dựng trong khoảng nửa sau thế kỷ thứ XX ở nhiều nước và vùng lãnh thổ, đã có vai trị nhất định trong phát triển. Các cơng nghệ mới vì các thành quả NC&PT sản phẩm KHCN đã có một mơi trường thuận lợi nhất để thương mại hoá và đạt lợi nhuận rất lớn so với các sản phẩm thông thường trong công- nông nghiệp và dịch vụ trước đây. Như vậy, điểm phân biệt đầu tiên giữa KCNC với khu nghiên cứu khoa học phục vụ lợi ích quốc gia trước đây là sự thương mại hố nhanh chóng các sản phẩm nghiên cứu, trong khi các khu vực nghiên cứu hàn lâm hay phục vụ an ninh, quốc phòng khơng đạt mục tiêu thương mại hố. Hiện nay đa số các nghiên cứu cơ bản vẫn được các quốc gia tài trợ, nhưng trong các mơ hình KCNC thành cơng khơng có hoạt động nghiên cứu cơ bản, mà tất cả hoạt động của các khu này đều nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ cao "bán được".

Những cơng nghệ được thương mại hố cao độ trong một thời gian ngắn do sự cọ sát từ ba thành phần cùng ở gần nhau trong một khu vực địa lý được Nhà nước tạo ưu đãi tối đa để tạo "vùng trũng". Điều này lại kích thích dây chuyền cho "dịng chảy cơng nghệ mới" hướng về khu vực này. Kết quả của sự bùng nổ về các sản phẩm công nghệ cao giá thành ngày càng rẻ trong truyền thơng, sinh học, vật liệu mới, cơ khí chính xác... đã gia tăng hiện tượng khuyếch tán công nghệ vào các vùng cịn lại. Sự chuyển dịch cơ cấu của tồn bộ nền kinh tế có tác nhân kích thích vơ hình của KCNC.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia: Theo nghị quyết 864 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc ngày 1/4/1986 về việc thành lập 5 khu cơng nghệ cao quốc gia, sau đó từ Chương trình hiện đại hố lĩnh vực khoa học kỹ thuật Bó Đuốc, 53 KCNC quốc gia, 460 vườn ươm cơng nghệ được thành lập đã đóng góp trực tiếp 20% GDP.

KCNC chuyên phần mềm Bangalore Ấn Độ được thành lập năm 1996, lúc đầu đặt chỉ tiêu 500 triệu USD sau 5 năm. Nhưng đến năm 2000, khu Bangalore đã đạt doanh thu từ sản phẩm phần mềm xuất khẩu là 2 tỷ USD, đến năm 2003 đạt doanh thu 11 tỷ USD và năm 2004 đạt doanh số 20,5 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 16,5 tỷ USD.

Hiệu quả kinh tế của KCNC "thế hệ mới" tập trung vào ươm tạo doanh nghiệp công nghệ đã được tổng kết qua các con số như sau: ở Châu Âu có khoảng 1.200 vườn ươm đã tạo ra 30.000 việc làm kỹ thuật cao mỗi năm. Ở Mỹ, có khoảng 1.000 vườn ươm đã tạo ra 35.000 cơng ty khởi nghiệp với hơn 82.000 công nhân kỹ thuật.

- Vai trò của KCNC trong nền kinh tế tri thức: từ quan điểm phát triển bền vững dựa vào tri thức, nhận thấy, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng hiệu quả trí tuệ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều này bao gồm khơi dòng tri thức từ nước ngồi, đồng thời tạo lập và thích nghi tri thức phục vụ các nhu cầu phát triển. Cơng nghiệp hiện đại, nịng cốt là CNC giúp tăng nhanh GDP ở mức lớn hơn 10%/năm trong thời gian dài. Thực tế đó đã được chứng minh qua phát triển kinh tế tại Hàn Quốc, Trung Quốc.

Nơi sử dụng nguồn nhân lực CNC là KCNC, yếu tố hàng đầu để thu nhận dòng chảy CNC. Nhân lực CNC là tác nhân chủ yếu làm chuyển hoá tri thức khoa học hiện đại vào những ngành kinh tế mới tạo ra sản phẩm hàng hố có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao trên thị trường. KCNC là một “bến cảng” công nghệ thuận tiện cho hàng hoá CNC nhập vào, xuất ra, tạo một cửa ngõ quan trọng trao đổi tri thức công nghệ, sản phẩm CNC, dịch vụ hỗ trợ CNC. KCNC đóng vai trị "vườn ươm" tạo các doanh nghiệp non trẻ để đủ sức lớn, đương đầu với thị trường khắc nghiệt, để cung cấp "giống" tốt cho nền kinh tế quốc gia. Thực tế cách tiếp cận CNC hiệu quả và nhanh nhất là cơ chế các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước chỉ đầu tư các công nghiệp "nền" cần vốn lớn như cơ khí, hố chất cơ bản, sinh học nơng nghiệp...

- KCNC thúc đẩy phát triển công nghệ mới: Nhiều KCNC phát triển thành công trên thế giới cho thấy quá trình phát triển của KCNC là một quá trình tiến hố, chịu sự tác động của các nguồn lực cơ bản trong KCNC, của những sự thay đổi môi trường kinh tế tồn cầu, địa chính trị và các yếu tố xã hội

Q trình tiến hố do thay đổi sản phẩm chủ lực: khu Silicon valley Mỹ trong thập niên 50, 60 đã nghiên cứu, sản xuất linh kiện điện tử bán dẫn, sau khi các sản phẩm này bị thoái trào, từ thập niên 80 KCNC này chuyển sang thiết kế, sản xuất chip vi mạch tích hợp IC. Q trình tiến hố theo sự gia tăng dần tỷ lệ nghiên cứu- triển khai R&D. Năm 1980: KCNC Tân Trúc; đến năm 1990 trở thành công viên khoa học Tân Trúc và các khu phụ cận: Chunan, Tunglo, Dushin Hshin science park và từ năm 2002 là thành phố khoa học Tân Trúc

Mơ hình q trình tiến hố từ vườn ươm CNC, mở rộng chức năng sản xuất sản phẩm CNC dạng công nghiệp là các khu vườn ươm tại Cộng hoà liên bang Đức. Đảng và Nhà nước ta đều đặt kỳ vọng rất lớn vào 03 KCNC cấp quốc gia gồm: KCNC Hòa Lạc, KCNC TP Hồ Chí Minh, KCNC Đà Nẵng. Xây dựng các KCNC được coi là một trong những giải pháp đột phá, nhằm nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của quốc gia, giúp Việt Nam nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về kinh tế và KHCN với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời làm địn bẩy góp phần phát triển kinh tế Việt Nam và đưa đất nước hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu.

Tại Việt Nam, KCNC có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo mơi trường thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) trong lĩnh vực CNC, đặc biệt là thu hút các tập đồn đa quốc gia. KCNC cịn là nơi thu hút, tập hợp lực lượng trí thức KH&CN trong cả nước, trí thức Việt kiều và các nhà khoa học nước ngồi trong nghiên cứu, sáng tạo và chuyển giao cơng nghệ trực tiếp cho sản xuất và ươm tạo doanh nghiệp CNC. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc triển khai các KCNC ở Việt Nam là một bước đi hoàn toàn đúng đắn mặc dù cho đến nay - đã hơn 15 năm kể từ khi KCNC cấp quốc gia đầu tiên được thành lập - vẫn cịn q sớm để có thể đưa ra những đánh giá chi tiết thành công của mơ hình này tại Việt Nam, ngoại trừ thành cơng ban đầu có thể thấy rõ của KCNC TP Hồ Chí Minh.

Như vậy, tầm quan trọng của các KCNC tại Việt Nam được khẳng định "Nếu năm 2020 nước ta trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại mà khơng có khu cơng nghệ cao quốc gia thì khó có thể hồn thành sứ mệnh đưa khoa học và công nghệ thành động lực then chốt trong phát triển kinh tế xã hội" (Nguyễn Quân, 2016)

Một phần của tài liệu Lê Thị Thuỳ Trang - 820145 - CHQLKTK2A (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w