Khái niệm của QLNN đối với dịch vụ truyền hình trả tiền

Một phần của tài liệu Đặng Xuân Phương - 820133 - QLKTK2A (Trang 25 - 27)

1.2. Quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình trả tiền

1.2.1. Khái niệm của QLNN đối với dịch vụ truyền hình trả tiền

a. Khái niệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ truyền hình trả tiền

Quan niệm phổ biến nhất hiện nay về Quản lý, đó là: “Quản lý là sự tác động có định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.” Nói cách khác, quản lý là sự tác động, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người làm cho chúng vận động phát triển phù hợp với quy luật, đạt được tới mục đích và theo ý chí của người quản lý hay là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. (Phan Thị Loan, 1997)

Theo Lý thuyết quản lý, Quản lý là: “Nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác. Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng quản lý là một quá trình kĩ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn tác động tới hoạt động con người, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.” (Mary Parker Follett, 1918)

Xã hội Việt Nam là xã hội có cơ quan quản lý cao nhất là Nhà nước, trong đó, Nhà nước được đảm bảo thực hiện quyền nhờ yếu tố quyền lực được quy định trong

Hiến pháp. Như vậy, QLNN là: “sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật của các cơ quan nhà nước đối với các quá trình xã hội, các hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ cũng như trật tự pháp luật nhằm thực hiện các chức năng và nhu cầu của nhà nước theo các mục tiêu đã định. Đó là sự quản lý của “một chủ thể đặc biệt - bộ máy nhà nước - với đặc trưng là quyền lực công.

Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể nêu lên khái niệm cơ bản của QLNN đối với dịch vụ THTT như sau: QLNN đối với dịch vụ THTT là quá trình các cơ quan quyền lực nhà nước sử dụng các chính sách, cơng cụ quản lý để tác động lên hoạt động của các dịch vụ THTT của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT nhằm đạt được mục tiêu ổn định thị trường và tạo môi trường phục vụ các mục tiêu phát triển dịch vụ THTT tại Việt Nam. Các chủ thể QLNN đối với dịch vụ THTT là Chính phủ, Chính phủ thực thi quyền QLNN của mình đối với dịch vụ THTT thơng qua bộ máy của Bộ Thông tin và Truyền thông; đối tượng của hoạt động QLNN đối với dịch vụ THTT là hoạt động cung cấp dịch vụ THTT của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ THTT trên cả nước. Luận điểm này sẽ được phân tích chi tiết trong nội dung của phần sau. QLNN đối với dịch vụ THTT phần nào đó là một hoạt động QLNN về khía cạnh văn hóa, xuất phát từ quyền lực, chức năng quản lý và tổ chức của nhà nước về văn hóa, cụ thể ở đây là quản lý hoạt động truyền hình nói chung và dịch vụ THTT nói riêng. Hoạt động QLNN đối với dịch vụ THTT là hoạt động của các cơ quan quản lý được nhà nước trao quyền thực thi quyền QLNN nhằm đảo bảo thực thi vai trị điều tiết vĩ mơ đối với các dịch vụ truyền hình nói chung và các dịch vụ THTT nói riêng.

b. Các đặc trưng cơ bản của công tác QLNN đối với dịch vụ THTT

Về chủ thể QLNN: do tính chất của các dịch vụ THTT là được truyền dẫn thông qua đường truyền vô tuyến điện, điện tử nên dịch vụ THTT phải được bảo đảm thông qua hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng cơng nghệ thơng tin (CNTT) và đường truyền mạng Internet. Vì vậy, vai trị của hoạt động QLNN về cơng nghệ (ở đây là Bộ TT&TT) là tối quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của các dịch vụ THTT. Công nghệ thông tin và THTT có mối liên

quan mật thiết, đó là: CNTT là nền tảng tồn tại và phát triển của dịch vụ THTT. Vì thế, nếu khơng thể bảo đảm được một hệ thống hạ tầng thông tin kỹ thuật ổn định và hiện đại cũng như bắt kịp được các cơng nghệ mới của thế giới thì các dịch vụ THTT sẽ khơng thể phát triển đúng với tiềm năng.

Về đối tượng của hoạt động QLNN: THTT được coi là một dịch vụ thông tin tất yếu của một đất nước. Ngồi những đối tượng đóng góp trực tiếp vào các giao dịch tương tự như các đối tượng của truyền hình truyền thống (bao gồm đơn vị cung cấp dịch vụ THTT và các thuê bao ký hợp đồng dịch vụ THTT) cịn có các bên thứ ba, ví dụ như các đơn vị cung cấp và bảo trì hạ tầng kỹ thuật (nhà cung cấp mạng Internet, nhà cung cấp dịch vụ mạng truyền dẫn di động,…), các đối tượng này dù không tham gia trực tiếp vào các giao dịch THTT nhưng lại là nhân tố không thể thiếu trong việc thực hiện giao dịch dịch vụ THTT.

Về mục tiêu của công tác QLNN đối với dịch vụ THTT: Ổn định thị trường và phát triển theo hướng bền vững các dịch vụ THTT, xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, từ đó huy động được nhiều nguồn lực của xã hội nhằm góp phần phục vụ nhiệm vụ tun truyền thơng tin chính trị và giải quyết nhu cầu giải trí tất yếu và ngày một đa dạng của quần chúng nhân dân.

Về môi trường công nghệ: Cơng nghệ truyền hình ln ln thay đổi, các hình thức truyền dẫn, cung cấp dịch vụ THTT ngày càng được đa dạng hóa và cần ln được ứng dụng các công nghệ cao nhất. Đây là một thách thức lớn cho hoạt động QLNN đối với các dịch vụ THTT, địi hỏi cơ quan QLNN phải ln đưa ra được quyết sách kịp thời và phù hợp để thích nghi nhanh chóng với những thay đổi về cả công nghệ và cách thức cung cấp dịch vụ THTT của thế giới cũng như môi trường trong nước.

Một phần của tài liệu Đặng Xuân Phương - 820133 - QLKTK2A (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w