.1 Danh sách các ngân hàng TMCP tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Lê Vũ Quỳnh Châu-820108-QLKT2A (Trang 53 - 68)

STTTên ngân hàngTên tiếng AnhTên viết tắtVốn điều lệ

(tỷ đồng)

1 Ngân hàng TMCP Á Châu

Asia Commercial Joint Stock Bank

ACB 27.019,5

2 Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Tien Phong Commer- cial Joint Stock Bank

TPBank 10,716.7

3 Ngân hàng TMCP Đông Á

Dong A Commercial Joint Stock Bank

Đông Á Bank, DAB

5,000.0 4 Ngân Hàng TMCP

Đông Nam Á

Southeast Asia Com- mercial Joint Stock Bank

SeABank 13.424,88

5 Ngân hàng TMCP An Bình

An Binh Commercial Joint Stock Bank

ABBANK 5,713.1

6 Ngân hàng TMCP Bắc Á

Bac A Commercial Joint Stock Bank

BacABank 7,0865

7 Ngân hàng TMCP Bản Việt

Vietcapital Commer- cial Joint Stock Bank

VietCapitalBank 3,171.0 8 Ngân hàng TMCP

Hàng hải Việt Nam

Vietnam Maritime Joint – Stock Com- mercial Bank

MSB 11,750.0

9 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

VietNam Technologi- cal and Commercial Joint Stock Bank

Techcombank, TCB

35,049.1

10 Ngân hàng TMCP Kiên Long

Kien Long Commer- cial Joint Stock Bank

KienLongBank 3,237.0 11 Ngân hàng TMCP

Nam Á

Nam A Comercial Join Stock Bank

Nam A Bank 4,564.5 12 Ngân hàng TMCP Quốc Dân National Citizen Commercial Joint Stock Bank National Citizen Bank, NCB 4,101.6

13 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Vietnam Prosperity Joint Stock Commer- cial Bank

VPBank 25,299.7

14 Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh City Housing Develop- ment Bank HDBank 16,088.48 15 Ngân hàng TMCP Phương Đông Orient Commercial Joint Stock Bank

Orient Commer- cial Bank, OCB

10.959,06 16 Ngân hàng TMCP

Quân đội

Military Commercial Joint Stock Bank

Military Bank, MB

27,987.6 17 Ngân hàng TMCP Đại

chúng

Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank

PVcombank 9,000.0

18 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Vietnam International and Commercial Joint Stock Bank

VIBBank, VIB 15.531,4

19 Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Sai Gon Joint Stock Commercial Bank

Sài Gòn, SCB 15,231.7 20 Ngân hàng TMCP Sài

Gịn Cơng Thương

Saigon Bank for In- dustry and Trade

Saigonbank, SGB

3,080.0 21 Ngân hàng TMCP Sài

Gòn – Hà Nội

Saigon – Hanoi Com- mercial Joint Stock Bank

SHBank, SHB 19,260.48

22 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín

Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank

Sacombank, STB 4.776,8

23 Ngân hàng TMCP Việt Á

Vietnam Asia Com- mercial Joint Stock Bank VietABank, VAB 4,449 24 Ngân hàng TMCP Bảo Việt

Bao Viet Joint Stock Commercial Bank

BaoVietBank, BVB

25 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín

Vietnam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank

VietBank 3.249

26 Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex

Joint Stock Commer- cia Petrolimex Bank

Petrolimex Group Bank, PG Bank

3,000.0

27 Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam

Vietnam Joint Stock Commercia lVietnam Export Import Bank

Eximbank, EIB 12,355.2

28 Ngân Hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Joint stock commer- cial Lien Viet postal bank

LienVietPost- Bank, LPB

12.035,90

29 Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

JSC Bank for Foreign Trade of Vietnam

Vietcombank, VCB

37,088.8

30 Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade

VietinBank, CTG

48,057

31 Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

JSC Bank for Invest- ment and Develop- ment of Vietnam

BIDV, BID 40,220.2

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2021)

Trong vài năm trở lại đây, các ngân hàng TMCP Việt Nam liên tục thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động gia tăng vốn điều lệ dưới nhiều hình thức. Nguyên nhân là để khắc phục tình trạng vốn chủ sở hữu còn hạn chế tại nhiều đơn vị hoặc củng cố sự an toàn cho nguồn vốn nội bộ. Và hầu hết các ngân hàng có vốn nhà nước (Vietcombank, Vietinbank, BIDV,…) hay nhiều ngân hàng thuộc nhóm tư nhân đều đã nhận được sự chấp thuận chính thức về việc tăng vốn. Số liệu ở bảng trên đã thể hiện rõ ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất là VietinBank với 48.057 tỷ đồng. Tiếp sau đó là các ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Techcombank, Agribank, MB Bank, VP Bank…

2.1.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam

a. Hoạt động huy động vốn:

Tính đến quý 3/2021, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng TMCP Việt Nam tăng lên 20.1% (Hình 2.1). Điều này cho thấy một dấu hiệu tích cực nếu đặt trong tương quan so sánh với các khoảng thời gian trước khi tỷ lệ này chỉ dao động từ 17,2% - 19,4%. Lý do là vì lãi suất tiền gửi có kỳ hạn giảm sâu xuống đến mức khơng cịn đủ hấp dẫn. Cùng với đó, những kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản lại trở nên sơi động hơn và thu hút một lượng lớn dịng tiền.

Hình 2.1 Tiền gửi khơng kỳ hạn tăng khi lãi suất kỳ hạn ở mức thấp

Nguồn: NHNN, NHTM, VCBS tổng hợp

Đặc biệt, ghi nhận sự rút ngắn rõ rệt của kỳ hạn tiền gửi trong giai đoạn này. Tính chất sơi động của các thị trường đầu tư tài sản kết hợp với nhu cầu ngày càng tăng về thanh khoản đã thúc đẩy thêm một phần lớn tiền gửi kỳ hạn dài chuyển qua tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn ngắn có mức lãi suất thấp hơn. Do vậy, góp phần làm giảm chi phí vốn huy động tại hầu hết các ngân hàng (Hình 2.2).

Hình 2.2 Tỷ lệ tiền gửi khơng kỳ hạn và chi phí vốn

Nguồn: NHNN, NHTM, VCBS tổng hợp

Bên cạnh đó, một số ngân hàng quy mơ nhỏ thường có xu hướng tối ưu hóa nguồn vốn huy động thơng qua các tổ chức tín dụng quốc tế. Đây cũng là hình thức huy động vốn được đa số các ngân hàng áp dụng trong nhiều năm gần dây. Trong đó, hai tổ chức cấp vốn quen thuộc và phổ biến nhất là Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Các đơn vị này thường yêu cầu ngân hàng được cấp hạn mức sử dụng nguồn vốn theo một số khía cạnh nổi bật sau: mục đích tốt, có hệ thống quản trị rủi ro tốt,… Mức lãi suất của các khoản cấp vốn này cũng thường neo theo lãi suất liên ngân hàng quốc tế và hiện tại ở mức khoảng 1%/năm.

Sau khi huy động nguồn vốn ngoại tệ, các ngân hàng thường phải quy đổi sang tiền VND thơng qua hoạt động mua/sử dụng hợp đồng hốn đổi tiền tệ chéo (SWAP). Hiện nay khi thị trường đang có xu thế giữ và tăng giá tiền VND, chi phí hàng năm cho các hợp đồng năm giảm tích cực. Tổng chi phí huy động ngoại tệ giảm cịn khoảng 4%/năm cho kỳ hạn dài và thấp hơn với các hợp đồng kỳ hạn ngắn. Nhờ vậy, một số ngân hàng quy mơ nhỏ như VIB, SeaBank,…có kế hoạch tăng sử dụng nguồn vốn huy động ngoại tệ để tối ưu hóa chi phí vốn (Hình 2.3).

Hình 2.3 Nguồn vốn từ tổ chức Quốc tế được tận dụng để giảm chi phí vốn ở các ngân hàng quy mô nhỏ

Nguồn: NHNN, NHTM, VCBS tổng hợp

b. Biên lãi ròng (Net Interest Margin – NIM):

Trong 7 năm trở lại đây, biên lãi rịng (NIM) tồn ngành có xu hướng tăng và hiện tại đang ở mức cao nhờ 3 yếu tố chính. Đầu tiên, tỷ trọng dư nợ bán lẻ tăng đồng nghĩa với việc thúc đẩy biên lãi ròng phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, sự sụt giảm trong giới hạn cho vay (room tín dụng) của ngân hàng đã làm cho mức độ cạnh tranh của cấp tín dụng giảm xuống rõ rệt, góp phần khuyến khích sự gia tăng của biên lãi ròng. Và tác động cuối cùng là nhờ sự thắt chặt trong công tác quản lý đã hạn chế được tối đa hoạt động cho vay lãi ngồi. Cùng với đó, chi phí rủi ro có xu hướng giảm nên làm cho mức lợi nhuận trên cùng một quy mơ tài sản của các ngân hàng TMCP tăng mạnh.

Hình 2.4 đã thể hiện rõ được sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại các ngân hàng. Trong đó, có thể thấy được tốc độ giảm của lãi suất cho vay chậm hơn rất nhiều so với lãi suất huy động. Cũng vì thế khiến cho biên lãi rịng tồn ngành chạm mức đỉnh ngắn hạn trong nửa đầu năm 2021. Tuy vậy đến quý 3/2021, biên lãi ròng lại giảm nhẹ so với khoảng thời gian trước đấy do phần lớn các ngân hàng TMCP giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế nước nhà trong đại dịch Covid- 19.

Hình 2.4 Chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay

c. Thu nhập ngoài lãi:

Nguồn: NHNN, NHTM, VCBS tổng hợp

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát nhiều lần tại Việt Nam, các hoạt động giao dịch trực tuyến rất được ưa chuộng và có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể theo hình 2.5 thì số lượng giao dịch chuyển khoản năm 2020 tăng đến 106% và lên mức 2.7 tỷ, trong khi con số này còn chưa đạt đến ngưỡng 2.0 tỷ trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2019. Và cho đến tận nửa đầu năm 2021, lượng giao dịch trực tuyến qua hệ thống thuộc các ngân hàng TMCP Việt Nam vẫn duy trì ở mức tăng trưởng cao.

Hình 2.5 Số lượng giao dịch chuyển khoản

Bên cạnh những hoạt động tài chính quen thuộc, hầu hết các ngân hàng TMCP Việt Nam còn đảm nhiệm thêm nhiệm vụ bán chéo bảo hiểm và đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Đây cũng trở thành nguồn thu chính cho nhiều đơn vị từ việc thu phí bảo hiểm thuần khi đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vì thế, các thương vụ hợp tác để phân phối bảo hiểm càng được thúc đẩy mạnh mẽ giữa nhiều ngân hàng và những đối tác là công ty bảo hiểm, tiêu biểu phải kể đến sự cộng tác giữa ngân hàng VPBank và bảo hiểm AIA với mức phí trả trước 1600 tỷ đồng trong năm 2017 hay gần nhất là sự kết hợp giữa ngân hàng MSB và cơng ty Prudential năm 2021 cùng chi phí 2000 tỷ đồng (Hình 2.6).

Hình 2.6 Một số thương vụ hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Nguồn: NHNN, NHTM, VCBS tổng hợp

Ngoài ra, hoạt động đầu tư trái phiếu chính phủ cũng giúp các ngân hàng TMCP thu được khoản lợi nhuận lớn trong nhiều năm khi lãi suất trái phiếu của nước ta liên tục giảm sâu. Việc nắm giữ trái phiếu từ lúc lãi suất còn cao của một số bên như ngân hàng ACB, ngân hàng MSB hay ngân hàng SSB tạo cơ hội cho họ đạt được một khoản lớn nhuận lớn nếu bán lại lượng trái phiếu chính phủ đó. Từ hình 2.7, có thể thấy được rằng tính đến q 3/2021 quy mơ trái phiếu chính phủ trên tổng tài sản của 3 ngân hàng này rơi vào 14%, cao hơn rất nhiều và có khoảng cách khá xa so với các đơn vị khác như ngân hàng VIB, ngân hàng SHB với biên độ chỉ dao động từ 3%

Hình 2.7 Danh mục trái phiếu chính phủ của các ngân hàng TMCP Q3/2021

Nguồn: NHNN, NHTM, VCBS tổng hợp

2.1.2 Lộ trình chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân lực tại các ngân hàng TMCP Việt Nam

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam đều vận dụng một lộ trình chung trong cơng tác chuyển đổi số quản lý nguồn nhân lực, gồm: (1) Xác định mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân lực, (2) Xây dựng và hồn thiện quy trình quản lý nguồn nhân lực, (3) Chuyển đổi số quy trình quản lý nguồn nhân lực. Đặc biệt trong đó, khoảng 95% các ngân hàng TMCP ở nước ta đã đến được giai đoạn thứ 3 của lộ trình chuyển đổi.

2.1.2.1 Xác định mục tiêu và chiến lược chuyển đổi số trong quản lý nguồn nhân lực tại các ngân hàng TMCP Việt Nam

Tại bước chuẩn bị này, các ngân hàng TMCP Việt Nam đã đặt sự ưu tiên hàng đầu cho việc xác định những tầm nhìn – chiến lược cần thiết và phù hợp với định hướng nội bộ trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Điều này đáp ứng được định hướng tích hợp chiến lược chuyển đổi số quản lý nhân sự vào chiến lược phát triển chung của mỗi đơn vị. Đồng thời, các đơn vị đã dành thời gian đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi trên khía cạnh này để hiểu rõ hiện trạng cụ thể. Dựa trên đánh giá mức độ sẵn sàng và mục tiêu đã nắm được, mỗi ngân hàng chủ động xây dựng cho mình một

chiến lược chuyển đổi số riêng mà lại tích hợp được cùng chiến lược chung đề ra trước đấy.

Hầu hết trên khía cạnh này, các ngân hàng TMCP ở Việt Nam hiện nay đều xác định được mục tiêu số một là có thể trở thành đơn vị đứng đầu cả nước về chất lượng nguồn nhân lực nhằm duy trì và giữ vững vị thế cao trong ngành. Còn chiến lược của những tổ chức tài chính ngân hàng được thể hiện rõ nét trong những kỳ vọng lớn khi thực hiện chuyển đổi số quản lý nguồn nhân lực. Cụ thể là mong muốn nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu đến mức tối đa những công việc thủ công rườm ra mà lại tốn nhiều thời gian. Đồng thời, có thể thay đổi phương thức quản lý nhân sự trong toàn hệ thống cũng như thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin để hỗ trợ các công việc liên quan tới quản trị nguồn nhân lực trong tương lai.

2.1.2.2 Xây dựng và hồn thiện quy trình quản lý nguồn nhân lực tại các ngân hàng TMCP Việt Nam

Khi đã xác định rõ được những mục tiêu và chiến lược sắp tới, các ngân hàng TMCP ở nước ta tiếp tục đi sâu vào thực hiện việc thiết lập và hồn thiện quy trình quản lý nguồn nhân lực nhằm chuẩn bị tốt cho khâu chuyển đổi số trong giai đoạn kế tiếp. Theo đó, giải quyết từng đầu việc sau:

- Xây dựng và hoàn thành cơ cấu tổ chức: Đầu ra của hoạt động này là

để từ đấy có kế hoạch thu hút nguồn nhân lực, tuyển chọn và đào tạo cũng như phát triển nguồn lực mới. Hiện nay, các đơn vị tài chính ngân hàng trong nước thường vận dụng cơ cấu tổ chức hỗn hợp theo mơ hình quản lý tập trung và phân khối theo ngành dọc nhằm tận dụng triệt để nguồn lực vào cơng tác vận hành chu trình quản trị. Trên cơ sở đó, tạo ra một bộ máy hoạt động nhuần nhuyễn, tinh gọn mà lại được chun mơn hóa cao, phù hợp với chiến lược phát triển chung của toàn đơn vị và ngành ngân hàng.

- Quyết định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Ở giai đoạn này, các ngân hàng sẽ phân chia và quy định rõ chức năng/nhiệm vụ riêng biệt của từng phòng ban nhằm tối ưu hóa quy trình vận hành, chuẩn bị sẵn sàng cho chu trình chuyển đổi số trong tương lai. Vì mỗi một bộ phận sẽ đảm

nhận một mảng công việc khác nhau nên những quản lý cấp cao có nhiệm vụ lên các kế hoạch, công việc dài hạn cho từng phòng ban. Riêng bộ phận nhân sự cần phụ trách cơng tác xây dựng chính sách cũng như cơ cấu, hệ thống dựa trên các nhiệm vụ chung đã đề ra. Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý trực tiếp – người thường xuyên tiếp xúc và làm việc với nhân viên trong tổ chức tài chính ngân hàng sẽ tiến hành triển khai những hoạt động điều hành liên quan đến từng cá nhân người lao động.

- Tạo ra bảng mô tả công việc chi tiết, chuyên nghiệp và phù hợp với từng vị trí: Đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam, cơng tác xây dựng bảng mô tả công việc kèm với tiêu chuẩn năng lực là vô cùng cần thiết, phục vụ cho việc đưa ra những quyết định lựa về chọn tuyển dụng hay phân tích, đánh giá hiệu suất cùng theo dõi quá trình thực hiện từng đầu việc. Thậm chí, bao gồm cả xác định các chế độ đãi ngộ và nhu cầu đào tạo. Thông thường trong một bảng mô tả công việc cơ bản, các ngân hàng nước ta hay liệt kê những nội dung chính sau: thơng tin chung về vị trí; nhiệm vụ, trách nhiệm hay quyền hạn liên quan đến công việc; tiêu chuẩn đánh giá cùng tiêu chuẩ4n năng lực; điều kiện thực hiện cơng việc.

2.1.2.3 Chuyển đổi số quy trình quản lý nguồn nhân lực tại các ngân hàng TMCP Việt Nam

Đến thời điểm này, các ngân hàng đã có đủ khả năng để vận dụng cơng nghệ hiện đại nhằm chuyển đổi số hoạt động quản lý nguồn nhân lực.

Quá trình này bắt đầu từ việc triển khai các phần mềm quản trị - phát triển nhân sự một cách đồng bộ và xun suốt tồn bộ quy trình quản lý lực lượng lao

Một phần của tài liệu Lê Vũ Quỳnh Châu-820108-QLKT2A (Trang 53 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w