Nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu Thực trạng của tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

7 .Cấu trúc của đề tài

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1 Nhận xét, đánh giá

Với các biểu tượng quốc gia tượng trưng cho nền văn hóa và các truyền thống lịch sử vè vang của đất nước, con người Việt Nam càng ngày càng trân trọng sự vốn có của nó. Các biểu tượng quốc gia Việt Nam được người dân Việt Nam chọn lọc và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Từ tiến trình lịch sử xuất hiện và sự phát triển của các biểu tượng được mọi người dân Việt Nam tôn vinh và luôn giữ gìn chúng. Nhìn chung sự tồn tại và phát triển của các biểu tượng quốc gia từ khi ra đời cho đến nay đều có nhiều bước ngoặt và sự thay đổi lớn. Nhưng cuối cùng Việt Nam chúng ta cũng bảo vệ và phát huy được các biểu tượng thiêng liêng của nước nhà. Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng việc sử dụng các biểu tượng quốc gia đều là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân. Chúng thể hiện sự hồn thiêng của dân tộc, để có được các biểu tượng quốc gia thì trải qua các thời kỳ lịch sử và sự phát triển của đất nước thì quốc kỳ, quốc hiệu, quốc ca, quốc huy của đất nước chúng ta cũng được hình thành và phát huy cho đến tận ngày nay. Mặc dù việc sử dụng các biểu tượng quốc gia luôn được mỗi người dân Việt Nam trân trọng và nâng niu nhưng cũng không khỏi mắc các lỗi khi sử dụng chúng.

3.1.1 Ưu điểm

Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của quốc gia Việt Nam, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân. Do vậy, ở Việt Nam việc hát Quốc ca được coi là nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, được quy định hết sức nghiêm túc và theo thời gian đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người dân và trong toàn xã hội. "Đồn qn Việt Nam đi/ chung lịng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường

gập ghềnh xa...". Tiếng hát "Tiến quân ca" đã vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày khai sinh đất nước Việt Nam của chúng ta.. Điều này thật sự cần thiết đối với mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt đối với sinh viên, học sinh để từ đó, nâng cao ý thức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân qua từng việc làm cụ thể ở từng vị trí cơng việc cụ thể. Nói cách khác, nguyện vọng của cả dân tộc chất chứa trong "Tiến quân ca" phải được chuyển thành hành động để "Nước non Việt Nam ta vững bền".

Việc treo quốc kỳ của Việt Nam hiện đang cũng đang được chú trọng. Từ các ngày lễ lớn khắp nơi trên đất nước Việt Nam nhà nhà đều treo cờ. Như tết Nguyên đán, ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, ngày Quốc khánh, 30/4 và 1/5. Việc treo cờ của các cơ quan hành chính cũng được chú trọng. Vì quốc kỳ là vật thiêng liêng nên được mỗi người dân Việt Nam nâng niu và phát huy các truyền thống và treo cờ vào các ngày lễ lớn. Quốc kỳ Việt Nam được treo ở địa đầu của Tổ quốc và những nơi biên giới của Tổ quốc. Nhằm bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam.

3.1.2 Nhược điểm

Ngoài các ưu điểm trên thì cịn có các nhược điểm sau khi sử dụng biểu tượng quốc gia.

Khi chào cờ, rất ít nơi hát quốc ca. Việc chào cờ có hát quốc ca chỉ phổ biến ở các trường phổ thông, các đơn vị lực lượng vũ trang (công an, quân đội) và một số cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước.

Rất nhiều người Việt Nam không thuộc lời bài hát quốc ca. Thậm chí họ càng khơng biết bài “Tiến qn ca” là gì. Nghĩa là khơng biết rằng, “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao chính là lời bài hát quốc ca hiện nay. Thực trạng chào cờ mà không ai hát quốc ca đã trở thành phổ biến. Từ các buổi lễ long trọng cấp nhà nước, cấp tỉnh, thành đến các trận thi đấu thể thao có bạn bè quốc tế tham dự, mỗi khi chào cờ, chỉ dùng băng đĩa nhạc quốc ca khơng lời. Vì sao người Việt Nam lại không chịu hát quốc ca Việt Nam trong một sự kiện trọng đại của đất nước như vậy? Nếu chúng ta quên hát quốc ca thì cũng đồng nghĩa với việc đánh rơi mất sự tự tôn tinh thần dân tộc. Người Việt Nam mà không hát quốc ca

Một phần của tài liệu Thực trạng của tình hình sử dụng biểu tượng quốc gia ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w