Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Tiểu luận có nên tổ chức kỳ thi THPT nữa không? vì sao (Trang 25 - 28)

3. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN CẦN BỎ KỲ THI TỐT

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Xét về mặt lịch sử.

Xét về mặt lịch sử có sự chuyển biến. Trước hết nhóm sẽ khái quát quá trình hình thành lịch sử về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia. Mà nhóm chủ yếu khái quát quá trình kỳ thi tốt nghiệp này từ năm 1975 đến nay.

Từ năm1975 đến năm 2000: thi tốt nghiệp THPT đã có sự thay đổi so với trước, là do quá trình đất nước thống nhất, phải tập trung nguồn lực vào xây dựng đất nước, nên các kỳ thi THPT cũng có sự thay đổi như sau: gồm 6 môn thi và cách thi này được giữ nguyên cho đến trrước năm 2000, thi tốt nghiệp THPT gồm 4 môn thi: 2 môn bắt buộc (toán, ngữ văn) và 2 môn lựa chọn trong số các môn vật lý, hoá học, sinh học, lịch sử, địa lí được công bố vào cuối tháng 3 hàng năm.

Từ năm 2000 đến 2005, thi tốt nghiệp THPT có sự thay đổi, nhưng thay đổi không nhiều. Kỳ thi 6 môn tốt nghiệp THPT (dạng thức thi tự luận)

Từ năm 2007 đến 2013 thi tốt nghiệp THPT giữ nguyên 6 môn, dạng thức thi trắc nghiệm khách quan được sử dụng cho các môn vật lí, hoá học, sinh học, ngoại ngữ; còn lại là tự luận.

Đến năm 2014: có sự thay đổi cho phù hợp với đất nước. Thi tốt nghiệp THPT quốc gia đã giảm xuống còn 4 môn (2 môn bắt buộc ngữ văn và toán) và 2 môn tự chọn (hoá học, vật lí, địa lí, lịch sử, sinh học, ngoại ngữ) với hại dạng thức thi: trắc nghiệm khách quan với ngoại ngữ, vật lí, hoá học, sinh học và thi tự luận với toán, ngữ văn, lịch sử và địa lí.

Năm kế tiếp, hai kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và 3 chung đối với tuyển sinh ĐH,CĐ không còn. Năm 2015 là năm đầu tiên bắt đầu thi THPT quốc gia. Lần đầu tiên Bộ quyết định sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia làm căn cứ để các trường ĐH, CĐ tuyển sinh; Thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc (toán, ngữ văn, ngoại ngữ) và môn tự chọn trong các môn (lịch sử, địa lí, vật lí, hoá học, sinh học).

Đến năm 2017 -2018 đến nay, thi tốt nghiệp THPT gồm 4 môn, trong đó có 3 môn bắt buộc (toán, ngữ văn, ngoại ngữ) và 1 bài thi tổ hợp tự chọn (tổ hợp về lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc tổ hợp về lĩnh vực khoa học xã hội). Các đề thi đều sử dụng dạng trắc nghiệm khách quan, riêng ngữ văn là tự luận.

Sau những lần thay đổi, các kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chứng minh lên một điều vấn đề thi cử được sự quan tâm rất nhiều. Qua những lần thay đổi như thế chứng minh một điều, chúng ta rất cố gắng tìm ra hướng giải quyết để cho phù hợp với thực tiễn trong nước và xu hướng thế giới. Nhưng những lần thay đổi, về cơ bản vẫn chưa thay đổi được, vẫn còn tồn tại những căng thẳng và lo âu cho nhiều tầng lớp trong xã hội và các cơ quan công quyền liên quan với những áp lức lớn, chi phí công cao và những chi phí lớn của các gia đình có con em dự thi. Nên vấn đề đưa ra chúng ta có thể bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng khá là phù hợp với hiện nay.

- Xét về mặt xã hội.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa vấn đề giáo dục cũng ảnh hưởng rất nhiều với xu thế hội nhập, và xích lại gần nhau giữa các nước. Trong đó giáo dục vừa mang trong mình bản chất là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho xã hội và cũng là động lực để phát triển kinh tế.

Chính vì vậy, giáo dục chính quy và không chính quy cũng đều phải phục vụ xã hội, giáo dục là công cụ để sáng tạo, tăng tiến và phổ biến tri thức khoa học, đưa tri thức khoa học

đến với mọi người. Nên những vấn đề thi cử trong một quốc gia nào đó cũng ảnh hưởng đến xã hội nước đó. Ở nước ta vấn đề thi cử của các em học sinh THPT rất được sự quan tâm của xã hội.

Những vấn đề đặt ra trước Bộ GD&ĐT có nên giữ hay bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, được sự đóng góp ý kiến của dư luận rất lớn. Vấn đề bỏ thi tốt nghiệp THPT cũng là một vấn đề hợp lý trong xu thế và hoàn cảnh xã hội trong nước. Tuy rằng việc Bộ GD&ĐT đã ghép hai làm một và tổ chức đồng loạt trên cả nước giúp cho các đô thị “giảm nhiệt” trong kì thi tuyển sinh đại học và đỡ cho phụ huynh, thí sinh phải đổ về thành phố dự thi. Tuy nhiên, khi tổ chức các kì thi ở địa phương, chấm thi tại địa phương và ghép hai kì thi với tính chất, chức năng khác nhau làm một đã tạo ra kẽ hở cho nảy sinh tiêu cực, gian lận và làm khó những người làm công tác thi.

Ngay nhiều vấn đề tiêu cực , và tốn kém trong việc tổ chức, quản lý kỳ thi tốt nghiệp THPT, cũng đã làm ảnh hưởng đến xã hội phân vân trước tính minh bạch, cũng là vấn đề trong xã hội đặt ra nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp.

- Xét về mặt xu hướng thế giới.

Trên thế giới hiện nay cũng có nhiều hình thức tổ chức thi khác nhau. Nhưng nhìn chung lại có xu hướng bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhóm đưa ra một số nước hiện nay đang bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT như sau:

Ở các nước Bắc Âu có xu hướng giảm số kì thi cuối cấp và tăng cường kiểm soát đánh giá thường kì

Ở nước Mỹ hầu hết không tổ chức thi tốt nghiệp trung học cũng đã có một số tiểu bang có tổ chức kì thi cuối cấp này.

Còn ở Hàn Quốc, học sinh không phải trải qua một kỳ thi quốc gia để tốt nghiệp THPT. Các trường THPT cấp chứng chỉ xác nhận học sinh đã hoàn thành chương trình học THPT và được công nhận tốt nghiệp THPT. Tổ chức kỳ thi quốc gia để tuyển sinh ĐH, CĐ mỗi năm 1 lần.

Ở Nhật Bản, không tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông, các học sinh muốn vào học ĐH phải tham gia một kỳ thi tuyển sinh toàn quốc gồm 6-7 bài kiểm tra theo các môn. Điểm tổng

của kỳ thi này sẽ xác định các cơ sở cụ thể mà thí sinh đủ điều kiện đăng ký; các cơ sở được chia thành các bậc, trong đó các cơ sở có uy tín sẽ đòi hỏi điểm số cao hơn.

Còn nhiều nước khác như Anh, Úc, Canada, New Zealand,... lại tăng cường kiểm tra chính thức ở các giai đoạn học tập khác nhau thông qua các bài thi chuẩn hoá (standardized tests).

Nhìn chung, các quốc gia lớn đều không tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, chỉ có một kì thi xác nhận trình độ sau khi học sinh hoàn tất chương trình THPT. Ở Việt Nam chúng ta có thể học hỏi được mô hình không thi tốt nghiệp THPT, nhưng chỉ có thể tổ chức thi cuối cấp tại các trường THPT và công nhận tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận có nên tổ chức kỳ thi THPT nữa không? vì sao (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)