Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Tiểu luận có nên tổ chức kỳ thi THPT nữa không? vì sao (Trang 28 - 33)

3. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN CẦN BỎ KỲ THI TỐT

3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là: trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chương trình giáo dục đại học tại Việt Nam lộ rõ bất cập và kém hiệu quả. Đây cũng được xem như là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến nền giáo dục Việt Nam có xu hướng tụt hậu. Thêm vào đó, chương trình và giáo trình giảng dạy chưa được tiêu chuẩn hoá cũng như công nhận trên phạm vi quốc tế. Điều này dẫn đến việc bằng cấp của nước ta chưa được thế giới công nhận về chất lượng, sinh viên cũng khó tham gia các chương trình trao đổi giao lưu với các trường đại học trên thế giới hay chuyển sang học tiếp tại các trường đại học quốc tế đối với các sinh viên đã tốt nghiệp tại các trường đại học Việt Nam.

Hai là, chưa có một bộ tiêu chí chuẩn mực và đầy đủ để đánh giá chất lượng đào tạo, xếp loại, xếp hạng tốt nghiệp một cách khoa học,.

Ba là, Yếu kém về mặt quản lý tổ chức thi giáo dục. Sự lẫn lộn chức năng hoặc chưa làm đúng và làm tốt chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như của mỗi trường học.

Thứ nhất, tấm bằng tốt nghiệp THPT hiện nay không còn ý nghĩa đặc biệt trong xã hội hiện nay nữa.

Nhìn vào lịch sử ta sẽ thấy giáo dục cận đại ở Việt Nam hình thành muộn dưới thời Pháp thuộc. Việc có được tấm bằng tốt nghiệp giáo dục phổ thông vốn là một điều không dễ dàng đối với đông đảo người Việt. Bởi thế trong một thời gian dài, ngay cả sau khi đất nước thống nhất sau 1975 và Đổi mới, tấm bằng tốt nghiệp THPT vẫn là một “tấm thẻ vào đời

quý giá. Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, người ta có thể vào học các trường khác nhau để trở thành người làm nghề chuyên nghiệp, trở thành cán bộ viên chức nhà nước...

Còn ngày nay thì sao? Cùng với sự tăng trưởng của kinh tế đất nước sau khi thực hiện chính sách Đổi mới năm 1986, hệ thống giáo dục quốc dân trên cả nước từng bước hoàn thiện và tăng cường chức năng. Từ phổ cập giáo dục tiểu học, Việt Nam đã tiến tới phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS lên THPT ngày càng cao (những năm gần đây đều trên 90%) và cùng với nó là tỷ lệ gia tăng của số học sinh vào đại học.

Cho dù muộn hơn một số nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cũng đã bước vào thời kì “Đại chúng hóa đại học”. Hệ thống đại học tư ra đời và ngày một phát triển cùng với sự mở rộng quy mô và đa dạng hóa ngành nghề đào tạo của các trường đại học công lập đã làm cho “giấc mơ học đại học” của thanh niên trở nên hiện thực hơn bao giờ hết. Vào đại học (trừ các đại học thuộc diện có yêu cầu tuyển sinh gắt gao) và tốt nghiệp đại học không còn là một chuyện gì đó khó khăn hay ghê gớm nữa. Chính vì vậy, ý nghĩa của việc sở hữu một tấm bằng THPT đã thu hẹp và giảm nhẹ rất nhiều. Trên thực tế nó được hiểu là một điều kiện tối thiểu cần có để cá nhân nộp hồ sơ thi tuyển vào các trường ở bậc học cao hơn. Ý nghĩa “tiến thân” của nó hay sự “tinh hoa” của nó so với mặt bằng chung của xã hội không còn nữa. Logic tất yếu của nó sẽ dẫn đến việc dùng một kì thi quốc gia để sát hạch và cấp cho học sinh một tấm bằng tốt không còn cần thiết.

Bên cạnh đó tốt nghiệp THPT với bằng cấp cũng là một bất cập khi rất khó xin việc và nhà tuyển dụng đa phần không cần bằng tốt nghiệp THPT.

Thứ hai, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT “Hai trong một”.

Kỳ thi THPT quốc gia “2 trong 1” bắt đầu được tổ chức từ năm 2015, với mục tiêu lấy kết quả xét tốt nghiệp đồng thời xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường sử dụng phương thức tuyển sinh khác, nên kỳ thi này cuối cùng chỉ nhằm mục tiêu xét tốt nghiệp là chính.

Việc ghép hai làm một và tổ chức đồng loạt trên cả nước giúp cho các đô thị “giảm nhiệt” trong kì thi tuyển sinh đại học và đỡ cho phụ huynh, thí sinh phải đổ về thành phố dự thi. Tuy nhiên, khi tổ chức các kì thi ở địa phương, chấm thi tại địa phương kéo theo những hệ lụy không nhỏ. Đối với thi tốt nghiệp, cán bộ coi thi ít nhiều sẽ có tâm lý thoải mái và lơi lỏng hơn so với thi tuyển sinh đại học. Chính vì vậy mà khi ghép hai vào một và tổ chức ở

các địa phương, sự hòa trộn tâm lý nương nhẹ đó sẽ tạo ra kẽ hở cho nảy sinh tiêu cực, gian lận. Những sai phạm nghiêm trọng của các địa phương như Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đã cho thấy điều đó.

Ví dụ: Theo thông tin mới nhất cũng như báo chí đưa tin, chúng ta cũng đã biết vụ việc nổi trội gần đây nhất có thể nói là sự bê bối trong giáo dục – đào tạo, đó chính là sự việc nâng điểm ở Sơn La.

Qua nguồn báo thu thập, có con số lên đến 44 thí sinh được nâng điểm ở Sơn La, mà trong đó có nhiều con cháu của lãnh đạo địa phương này.

Thứ ba, việc xét tốt nghiệp THPT dựa vào các môn quy định như hiện tại là bất hợp lý.

Sự phát triển toàn diện nhờ vào toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường chứ không chỉ là các môn giáo khoa, càng không phải vì các môn học chỉ định, bắt buộc hoặc được phép lựa chọn.

Vì vậy, việc công nhận học sinh tốt nghiệp THPT thì chỉ dựa vào những môn thi giới hạn, hình thức kiểm tra trên giấy thì có công bằng và chính xác không?

Thứ tư, giảm động lực học tập các môn khác, thu hẹp sự sáng tạo cũng như học đối phó, hình thức.

Kỳ thi tốt nghiệp mang tính chất bắt buộc, học sinh và giáo viên, phụ huynh nảy sinh các yếu tố “tâm lý” giữa “môn chính” và “môn phụ”. Điều này làm mất cân bằng cũng nhu căn bản về các môn chiếm tỷ lệ thi rất ít. Các môn “phụ” thường sẽ phải hy sinh thời gian cho các môn “chính” nhiều hơn. Có thể thấy đây là một điểm mang tính chất lệch lạc và mất cân bằng. Trong Luật Giáo Dục quy định, chương trình thường sẽ nhấn mạnh về Toàn Diện, nhưng trên thực tế chỉ chú trọng các môn thi tốt nghiệp, khiếm khuyết về tri thức toàn diện.

Về phía giáo viên, khi dạy học với nhận thức và tâm thế như trên điều họ lo lắng nhất là “làm sao để học sinh thi đỗ tốt nghiệp” (sau đó là thi đỗ đại học) vì thế họ sẽ chỉ chú tâm đến việc truyền đạt sao cho học sinh lĩnh hội được kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Họ sẽ coi kiến thức cơ bản của sách giáo khoa là toàn bộ nội dung giáo dục, bất chấp chương trình thế nào đi nữa. Với quan niệm như vậy, họ sẽ thành “thợ dạy” đúng nghĩa thay vì là “nhà giáo dục”. Công việc của họ sẽ dừng ở mức “tối thiểu” thay vì “tối đa”. Những hoạt

động giáo dục thú vị, những bài học giúp học sinh khám phá sâu bản chất của hiện tượng, sự vật, những nội dung giúp phát triển toàn diện học sinh tất yếu sẽ trở thành vật hi sinh.

Nhận xét kỳ thi tốt nghiệp của Việt Nam trong những năm qua có nhiều tiêu cực, chưa đảm bảo việc đánh giá chất lượng của học sinh, Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng Việt Nam nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp thay vì bỏ thi đại học.

Ở Việt Nam, mức độ chênh lệch về trình độ của học sinh giữa các vùng miền là rất lớn, nhất là giữa học sinh miền núi và thành phố. Chúng ta có thể thấy học sinh ở các thành phố như Hà Nội, TP HCM và nhiều thành phố lớn có điều kiện học hành tốt hơn. Nếu như thi chung, tất cả học sinh trong cả nước cùng làm một bài thi sau đó lấy kết quả này để tuyển sinh đại học thì rõ ràng học sinh miền núi, nông thôn sẽ thiệt thòi hơn.

Ở Pháp, họ cũng tổ chức một kỳ thi chung như cách mà Bộ Giáo dục Việt Nam sắp làm. Nhưng để giảm tải áp lực cho học sinh, kỳ thi được tổ chức ở hai lớp 11 và 12. Đây là một kỳ thi rất quan trọng ở Pháp và nó được tổ chức rất chặt chẽ. Sau đó các trường ĐH sẽ tuyển sinh dựa trên kết quả của kỳ thi này.

Kỳ thi này của Pháp nghe thì rất hay và mang tính nhân văn khi bất kỳ học sinh nào vượt qua được kỳ thi chung đều có thể học ĐH. Nhưng chính vấn đề này cũng đang làm cho chất lượng của các trường ĐH ngày càng suy yếu bởi học sinh không được phân loại qua các kỳ thi riêng, còn các trường thì mất đi quyền quan trọng nhất đó là quyền tuyển sinh. Việt Nam cũng có thể sẽ đi vào “vết xe đổ” này.

Còn ở Mỹ, một số bang cũng tổ chức thi nhưng phần lớn các trường thay vì tổ chức thi tú tài hay các kỳ thi khác, họ tiến hành một cuộc kiểm tra học sinh đỡ tốn kém hơn nhiều và mang lại hiệu quả cao. Đó là sát hạch. Cứ 3 tháng một lần các trường lại tổ chức sát hạch học sinh sau đó đưa ra những đánh giá. Đặc biệt ở Mỹ, việc học, dạy và sát hạch đều làm rất nghiêm túc nên người ta hoàn toàn tin tưởng vào kết quả từ những cuộc sát hạch này.

Và các trường ĐH, bằng cách tuyển chọn kiểm tra riêng của mình, được sử dụng tuyệt đối quyền tự chủ tuyển sinh.

TIỂU KẾT

Để khép lại bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi xin mượn một câu nói của Malcolm X: “Education is the passport to the future, for tommorow belongs to those who prepare it today”, xin được tạm dịch là “Giáo dục là hộ chiếu cho tương lai, cho ngày mai và nó phụ thuộc vào những ai biết chuẩn bị nó hôm nay”. Ý nghĩa của giáo dục là hướng đến việc “trồng người”, vậy tại sao chúng ta không lấy người học làm trọng tâm. Xã hội như một đại gia đình lớn, mỗi cá thể như một thành viên trong gia đình, về việc giáo dục con cái hiện nay, cha mẹ nên lắng nghe con mình nhiều hơn, xem con mình muốn gì và cần gì. Thiết nghĩ, chức năng của giáo dục của vậy, nên thấu hiểu người học cần gì, được gì sau khi hoàn thành xong 12 lớp học.

Theo quan điểm của chúng tôi, việc học là cả một quá trình, nên có những bước kiểm tra thiết thực cho từng giai đoạn, không phải một kì thi tốt nghiệp để dành cho thành tích hay điểm số. Những em nào có nhận thức về việc học sẽ “chuẩn bị ngay từ ngày hôm nay”, lượng kiến thức trong những năm tháng học sinh như 1 hành trang cho các em trong tương lai, cho những năm tháng đại học, cao đẳng hay trường nghề. Làm sao cho các em học sinh, gia đình, xã hội không quá “nặng đầu” hay suy nghĩ tiêu cực về việc thi cử cuối cấp ba, hay học dồn vài tháng để đói phó cho kì thi tốt nghiệp.

Để phát triển đất nước, con người là nguồn lực chính nên nhiệm vụ của giáo dục cần phải thiết thực hay ít ra có sự phát triển nhiều hơn để đào tạo ra thế hệ có trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực, và vươn lên trên thế giới. Nhóm chúng tôi mong rằng kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ không tổ chức nữa mà thay vào đó là sự đánh giá năng lực thật sự của học qua mỗi kì học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn Chung - Ngân Anh (9 tháng 9 năm 2014). “Bộ Giáo dục chốt phương án thi quốc gia 2015”. VietNamNet. Truy cập 8 tháng 7 năm 2015.

2. Nguyễn Hùng (27 tháng 2 năm 2015). “Chính thức ban hành quy chế thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ”. Dân trí. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2015.

3. Báo Hà Nội Mới, với nhan đề: Bộ GD-ĐT: Chưa bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, truy cập vào ngày 2-8-2013.

4. Báo Vietnamnet.vn, với nhan đề: PGS Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80, truy cập vào ngày 9-10-2017.

5. Báo Đài Phát thanh và Truyền hình Kom Tum, với nhan đề: PGS Văn Như Cương: “Đến lúc không cần tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia”, truy cập vào ngày: 21-7-2017.

6. Danh sách Nhà giáo Nhân dân của ĐHQGHN, truy cập tại địa chỉ: https://www.vnu.edu.vn/

7. Báo Giáo dục Việt Nam, nhan đề: GS.NGND Nguyễn Lân Dũng ủng hộ bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, truy cập vào ngày: 1-8-2013.

8. Báo Zing.vn, Nhan đề: GS Ngô Bảo Châu: Nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, truy cập vào ngày: 25-8-2015.

9. Báo Lao Động, Nhan đề: Tranh luận trái chiều giữ hay bỏ kỳ thi THPT quốc gia, truy cập vào ngày: 30-6-2018.

10.Báo Hà Nội mới, nhan đề: Bộ GD-ĐT: Chưa bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, truy cập vào ngày: 2-8-2013.

11.Infonet.Vietnamnet, nhan đề: GS Nguyễn Minh Thuyết: Đừng đặt vấn đề bỏ hay giữ thi tốt nghiệp THPT, truy cập vào ngày: 18-6-2014.

Một phần của tài liệu Tiểu luận có nên tổ chức kỳ thi THPT nữa không? vì sao (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)