KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CHÈ ĐẮNG (Chè Kuđinh)

Một phần của tài liệu Ebook Hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp: Phần 1 (Trang 60 - 62)

VI. THU HOẠCH QUẢ

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CHÈ ĐẮNG (Chè Kuđinh)

(Chè Kuđinh)

Tên khoa học: Ilex latifolia Thumb Thuộc họ: Nhựa ruồi

I. GIÁ TRỊ KINH TẾ

Chè đắng có nguồn gốc từ Lưỡng Quảng (Trung Quốc). Từ xưa, Chè đắng sớm nổi danh trở thành cống phẩm, được coi là thức uống quý có giá trị và được tiêu thụ nhiều ở Đài Loan (Trung Quốc), Xingapo, Malaixia... và một số quốc gia khác.

Chè đắng còn gọi là chè lá to hoặc cây Nhựa ruồi lá to, tại nguyên sản huyện Đại Tân (Quảng Tây), cây Chè đắng được gọi là Chè Kuđinh. Người xưa còn gọi là Chè cao lô, tên khoa học là

Ilex latifolia Thumb thuộc loài Nhựa ruồi, họ Nhựa ruồi. Xingapo, Malaixia gọi là “Vươn trà”, Đài Loan (Trung Quốc) gọi là “Nhất diệp thanh”. Nhật Bản gọi là cây “Đa la”. Về sau Giáo sư Tăng Luân Giang ở Trường Đại học Hạ Môn (Phúc Kiến,

Trung Quốc) đặt tên là “Chè đắng Nhựa ruồi” là căn cứ vào kiểm định tiêu bản thu thập được ở huyện Đại Tân năm 1981.

Trong Chè đắng có nhiều chất hóa học: các chất đa lượng, chất vô cơ có ích và nguyên tố vi lượng...; trong lá tươi có 16 loại axit amin, trong đó histidine là chính, chiếm 55,92% tổng lượng axit amin...

Chè đắng có nhiều chất có ích cho cơ thể con người, có tác dụng chủ yếu là tăng trao đổi chất, có quan hệ mật thiết với dinh dưỡng của cơ thể, vì vậy Chè đắng còn được gọi là Thọ trà, Mỹ dung trà.

Chè đắng ngoài việc dùng để uống còn dùng làm thuốc để trị bệnh kiết lỵ, tiêu hóa, giải độc, sát khuẩn, ăn không tiêu, rửa vết thương... bởi trong Chè đắng có chất giúp thanh nhiệt giải khát, hạ mỡ máu, hạ huyết áp, chống lão suy, chống bức xạ... Chè đắng dùng bồi bổ hay trị bệnh đều không có tác dụng phụ, nam nữ già trẻ đều hợp.

Chè đắng là thức uống quý, giá trị làm thuốc cao, thị trường rộng, giá cao. Nhu cầu sử dụng Chè đắng ngày một nhiều. Vì vậy đã xuất hiện tình trạng Chè đắng giả.

Cách nhận biết Chè đắng thật như sau:

- Cây non lá mầm nhiều, có mầm xanh nhạt, cành non hình tròn không gờ.

- Phiến lá dày giòn, mặt trên lá xanh thẫm, bóng. Mặt dưới lá màu xanh nhạt. Gân chính nhìn nghiêng rõ. Mép lá có răng cưa ngắn, nhỏ.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CHÈ ĐẮNG (Chè Kuđinh) (Chè Kuđinh)

Tên khoa học: Ilex latifolia Thumb Thuộc họ: Nhựa ruồi

I. GIÁ TRỊ KINH TẾ

Chè đắng có nguồn gốc từ Lưỡng Quảng (Trung Quốc). Từ xưa, Chè đắng sớm nổi danh trở thành cống phẩm, được coi là thức uống quý có giá trị và được tiêu thụ nhiều ở Đài Loan (Trung Quốc), Xingapo, Malaixia... và một số quốc gia khác.

Chè đắng còn gọi là chè lá to hoặc cây Nhựa ruồi lá to, tại nguyên sản huyện Đại Tân (Quảng Tây), cây Chè đắng được gọi là Chè Kuđinh. Người xưa còn gọi là Chè cao lô, tên khoa học là

Ilex latifolia Thumb thuộc loài Nhựa ruồi, họ Nhựa ruồi. Xingapo, Malaixia gọi là “Vươn trà”, Đài Loan (Trung Quốc) gọi là “Nhất diệp thanh”. Nhật Bản gọi là cây “Đa la”. Về sau Giáo sư Tăng Luân Giang ở Trường Đại học Hạ Môn (Phúc Kiến,

Trung Quốc) đặt tên là “Chè đắng Nhựa ruồi” là căn cứ vào kiểm định tiêu bản thu thập được ở huyện Đại Tân năm 1981.

Trong Chè đắng có nhiều chất hóa học: các chất đa lượng, chất vô cơ có ích và nguyên tố vi lượng...; trong lá tươi có 16 loại axit amin, trong đó histidine là chính, chiếm 55,92% tổng lượng axit amin...

Chè đắng có nhiều chất có ích cho cơ thể con người, có tác dụng chủ yếu là tăng trao đổi chất, có quan hệ mật thiết với dinh dưỡng của cơ thể, vì vậy Chè đắng còn được gọi là Thọ trà, Mỹ dung trà.

Chè đắng ngoài việc dùng để uống còn dùng làm thuốc để trị bệnh kiết lỵ, tiêu hóa, giải độc, sát khuẩn, ăn không tiêu, rửa vết thương... bởi trong Chè đắng có chất giúp thanh nhiệt giải khát, hạ mỡ máu, hạ huyết áp, chống lão suy, chống bức xạ... Chè đắng dùng bồi bổ hay trị bệnh đều không có tác dụng phụ, nam nữ già trẻ đều hợp.

Chè đắng là thức uống quý, giá trị làm thuốc cao, thị trường rộng, giá cao. Nhu cầu sử dụng Chè đắng ngày một nhiều. Vì vậy đã xuất hiện tình trạng Chè đắng giả.

Cách nhận biết Chè đắng thật như sau:

- Cây non lá mầm nhiều, có mầm xanh nhạt, cành non hình tròn không gờ.

- Phiến lá dày giòn, mặt trên lá xanh thẫm, bóng. Mặt dưới lá màu xanh nhạt. Gân chính nhìn nghiêng rõ. Mép lá có răng cưa ngắn, nhỏ.

- Cuống lá hình tròn, không có rãnh lòng máng, lá bị xé có sợi tơ. Lá chè sau khi cho vào nước sôi sẽ cho nước chè màu xanh vàng nhạt, lá từ màu đen chuyển sang xanh. Vị trước đắng sau ngọt, cuối cùng có vị đắng thuần khiết.

II. ĐẶC TÍNH SINH THÁI

1. Phân bố

Chè đắng phân bố chủ yếu ở Quảng Tây, đặc biệt là ở huyện Đại Tân (Quảng Tây). Chè đắng trong tự nhiên mọc rải rác. Theo điều tra ở huyện Đại Tân có 23 cây Chè đắng, cây lớn nhất có đường kính 79 cm, cao 29 m. Ngoài ra ở Long Châu, Long An, Mã Sơn, Thượng Lâm, Huyện Cách... và một số huyện của Quảng Đông cũng có một số cây mọc rải rác.

Một phần của tài liệu Ebook Hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây lâm nghiệp: Phần 1 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)