IV. KỸ THUẬT TRỒNG CHÈ ĐẮNG CAO SẢN
3. Sâu bệnh hại và phương pháp phòng trừ
3.1. Các bệnh thường gặp
- Bệnh thán thư: Nấm gây bệnh thán thư thường phát triển mạnh trên lá và cành, nhưng mạnh nhất là trên lá. Phòng trừ bệnh thán thư bằng dung dịch boócđô 1% hoặc Đa khuẩn linh hàm lượng 50% pha loãng 500 lần.
- Bệnh thối rễ: Biểu hiện thường thấy là cành, lá khô héo, bộ rễ thối rữa. Nguyên nhân chủ yếu là do đất bị chặt, đọng nước, rễ ngạt thở mà chết, cũng có thể do khuẩn lưỡi liềm xâm nhiễm. Cần làm rõ nguyên nhân và cách phòng trừ. Nếu do ngạt thở mà chết cần tiêu nước, xới xáo đất. Nếu do nấm bệnh cần phải phun thuốc diệt trừ. Nếu nấm bệnh mới phát cần dùng phoócmalin 40% pha loãng 20-40 lần tưới vào đất rồi phủ nilon trong 24 giờ, khoảng 10 ngày sau tưới lại một lần. Cũng có thể tưới bằng thuốc tán nồng độ 0,1% và không tưới thêm nước trong 24 giờ.
- Bệnh chêm khô: Do một số loại nấm gây ra, thường gặp ở thời kỳ cây con, biểu hiện là khô ngọn, khô cành, héo lá, khô chết nửa cây hoặc cả cây. Nếu mới phát bệnh có thể dùng boócđô 0,5-0,7% hoặc thuốc bột topsin 50% pha loãng 1.000 lần.
- Bệnh muội đen: Nấm bệnh đầu tiên sống bám vào phân và các chất bài tiết của côn trùng, nhất là các loại bọ cánh trùng, sau đó xâm nhập vào cây. Sau khi phát triển, nấm bệnh tạo nên lớp phủ rất giống bồ hóng trên mặt lá và cành Chè đắng.
Cách phòng trừ bệnh muội đen là giữ cho vườn Chè đắng luôn thông thoáng, không nên quá kín gió, thuốc phòng trừ chủ yếu là các loại thuốc trừ sâu, trừ rệp.
để có thể lấp kín mặt bầu, nhẹ nhàng bóc bỏ vỏ bầu, lấp đất từng phần lèn chặt, rồi lại lấp đất và lèn tiếp. Trên cùng phủ 1 lớp đất tơi xốp rồi tưới nước đủ đẫm lần đầu. Nếu trời khô nóng cần căng lưới che râm hoặc chuyển cây vào chỗ râm mát. Khi cây đã bén rễ và bắt đầu sinh trưởng mới đặt vào vị trí định trước.
2.4. Chăm sóc quản lý
Chú ý bảo đảm cân bằng thu chi nước, đủ ẩm, không để cây héo. Tuy nhiên cũng không thể tưới nước quá nhiều dẫn đến thối rễ. Cần chú trọng xới đất, không để kết váng, giữ đất luôn thông thoáng.
Trong việc bón phân, bón đạm là quan trọng nhất, sau đó là kali và lân, tốt nhất là bón phân hữu cơ giàu mùn như phân chuồng, khô dầu, phân chim... Phân hữu cơ hoại mục thì bón theo định kỳ, định lượng.
Sau khi Chè đắng bén rễ và vươn cao, cần bấm ngọn thúc cành tạo tán theo yêu cầu.
3. Sâu bệnh hại và phương pháp phòng trừ
3.1. Các bệnh thường gặp
- Bệnh thán thư: Nấm gây bệnh thán thư thường phát triển mạnh trên lá và cành, nhưng mạnh nhất là trên lá. Phòng trừ bệnh thán thư bằng dung dịch boócđô 1% hoặc Đa khuẩn linh hàm lượng 50% pha loãng 500 lần.
- Bệnh thối rễ: Biểu hiện thường thấy là cành, lá khô héo, bộ rễ thối rữa. Nguyên nhân chủ yếu là do đất bị chặt, đọng nước, rễ ngạt thở mà chết, cũng có thể do khuẩn lưỡi liềm xâm nhiễm. Cần làm rõ nguyên nhân và cách phòng trừ. Nếu do ngạt thở mà chết cần tiêu nước, xới xáo đất. Nếu do nấm bệnh cần phải phun thuốc diệt trừ. Nếu nấm bệnh mới phát cần dùng phoócmalin 40% pha loãng 20-40 lần tưới vào đất rồi phủ nilon trong 24 giờ, khoảng 10 ngày sau tưới lại một lần. Cũng có thể tưới bằng thuốc tán nồng độ 0,1% và không tưới thêm nước trong 24 giờ.
- Bệnh chêm khô: Do một số loại nấm gây ra, thường gặp ở thời kỳ cây con, biểu hiện là khô ngọn, khô cành, héo lá, khô chết nửa cây hoặc cả cây. Nếu mới phát bệnh có thể dùng boócđô 0,5-0,7% hoặc thuốc bột topsin 50% pha loãng 1.000 lần.
- Bệnh muội đen: Nấm bệnh đầu tiên sống bám vào phân và các chất bài tiết của côn trùng, nhất là các loại bọ cánh trùng, sau đó xâm nhập vào cây. Sau khi phát triển, nấm bệnh tạo nên lớp phủ rất giống bồ hóng trên mặt lá và cành Chè đắng.
Cách phòng trừ bệnh muội đen là giữ cho vườn Chè đắng luôn thông thoáng, không nên quá kín gió, thuốc phòng trừ chủ yếu là các loại thuốc trừ sâu, trừ rệp.
- Bệnh sùi gốc: Bệnh này thường phá bộ rễ cây con nhân bằng hom, đặc biệt rất hay xuất hiện trên vết cắt hom. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là nấm. Giải pháp phòng trừ là phải loại bỏ cây bệnh bằng phương pháp đốt, thanh trùng đất bằng vôi bột, với cây bị nghi là nhiễm bệnh cần xử lý 10 phút bằng dung dịch nhũ vôi 20%.
- Bệnh khô mắt: Mắt lá khô chết, thường phát bệnh vào mùa xuân đúng kỳ thu hoạch rộ. Đối với bệnh này nên phát hiện sớm để phòng trị từ tiền kỳ phát bệnh bằng topsin hàm lượng 50% pha loãng 1.000 lần hoặc đa khuẩn linh hàm lượng 50% pha loãng 1.000 lần.
3.2. Sâu hại thường gặp
- Kiến: Các loại kiến gây hại là kiến đỏ, kiến vàng. Ngoài việc tha hết hạt giống, kiến còn gây hại nghiêm trọng cho cây qua việc gặm gốc, gặm rễ, thậm chí làm cho cây chết, nhiều khi cây cao 1 m vẫn bị chết do kiến.
Cần quan tâm phòng trừ kiến trong giai đoạn vườn ươm và thời kỳ mới giống. Nếu phát hiện thấy đàn kiến, cần đào rãnh quanh gốc cây sâu 6- 10 cm, dùng hỗn hợp 1 cát + 1 vôi bỏ vào rãnh.
- Các loại nhện, rệp...: Nếu thấy kiến bu đen trong thời kỳ cây phát lộc thì thường là có bọ cánh trùng. Loại này gây hại rất lớn đến sinh trưởng chồi và lá. Có thể dùng dầu gội đầu pha loãng 1.000 lần để phun phòng.