• Căn cứ áp dụng:
Có hành vi vi phạm hợp đồng;
Có thiệt hại thực tế (giá trị tổn thất thực tế và khoản lợi đáng lẽ được hưởng);
Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế;
Có lỗi của bên vi phạm (lỗi suy đoán).
• Các bên không cần thoả thuận trước về việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại;
• Bên bị vi phạm có nghĩa vụ hạn chế tổn thất;
“ 42
• Theo Bộ luật Dân sự 2005: Để áp dụng đồng thời phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thì các bên phải thoả thuận trước (Điều 422);
• Theo Luật Thương mại 2005: Nếu hợp đồng có quy định về phạt vi phạm thì bên bị thiệt hại có thể yêu cầu áp dụng đồng thời vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại (Điều 307).
44
• Khái quát về hợp đồng trong hoạt động thương mại
Luật Thương mại 2005 không có định nghĩa riêng về “hợp đồng thương mại” nhưng có đề cập đến các loại hoạt động cụ thể trong hoạt động thương mại.
Hợp đồng thương mại là hợp đồng trong hoạt động thương mại hay hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Hợp đồng thương mại được hiểu là thoả thuận giữa các thương nhân (hoặc một bên là thương nhân) về việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại nhằm mục đích lợi nhuận.
• Đặc điểm
Chủ thể của hợp đồng: là thương nhân hoặc một bên là thương nhân.
Thương nhân là tổ chức kinh tế, cá nhân có đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập.
Hình thức của hợp đồng: như quy định về hình thức hợp đồng dân sự trong Bộ luật Dân sự. Trường hợp, pháp luật quy định hình thức cụ thể của hợp đồng thì các bên phải tuân theo quy định đó, khi đó hình thức hợp đồng là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Mục đích của hợp đồng: là lợi nhuận.
• Phân loại Hợp đồng trong hoạt động thương mại được chia làm hai loại chủ yếu là:
Hợp đồng mua bán hành hoá;
• Mua bán hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng theo thoả thuận. Hoạt động mua bán hàng hoá được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng mua bán hàng hoá.
• Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá: Đối tượng hợp đồng là: hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên mua và bên bán. Điều 25 Luật Thương mại 2005 quy định các hàng hoá cấm kinh doanh; hàng hoá hạn chế kinh doanh; hàng hoá kinh doanh có điều kiện. Việc mua bán hàng hoá phải tuân theo các quy định này.
• Nội dung hợp đồng: gồm các điều khoản mà hai bên thoả thuận.
Nội dung hợp đồng phải rõ ràng, đầy đủ, tránh nhầm lẫn, có thể có các nội dung như Điều 402 Bộ luật Dân sự 2005 quy định.
Ngoài ra, hợp đồng thương mại cần có thêm các điều khoản như: chọn luật áp dụng; cơ quan giải quyết tranh chấp… để đảm bảo quyền lợi cho các bên khi các bên không có chung một hệ thống pháp luật.
48