- Khi mài thì phải mài dọc theo trục của điện cực không được mài ngang mục đích là để ngọn hồ quang được tập trung, vì khi mài ngang thì các vết căt sẽ nằm ngang ảnh hưởng đến việc hình thành cũng như sự ổn định của hồ quang.
- Chiều dài phần mài thường bằng từ 2 – 3 lần đường kính của điện cực
- Điện cực khi hàn bằng dòng DC cụ thể là khi hàn thép các bon và thép hợp kim thấp phải được mài côn và nhọn. Khi mài xong thì tiến hành làm tù đi một tí đừng để quá nhọn, vì khi hàn bằng dòng điện lớn sẽ nhanh chóng làm hỏng điện cực.
Hình 2.11: Một số hình ảnh cách mài điện cực.
4. Vận hành máy: 4.1. Đấu nối nguồn điện 4.1. Đấu nối nguồn điện
L L = 1-2 lần đường kính điện cực
GIÁO TRÌNH : HÀN TIG C 36
Hình 2.12: Đấu nối nguồn điện.
- Đấu nguồn cho máy hàn, trước khi đấu phải xem hướng dẫn về nguồn sử dụng hiệu điện thế nào.
- Sau khi đấu bật công tắc và quan sát đèn xem điện đã vào máy hay chưa. - Nối bộ điều khiển xa.
- Nối mỏ hàn.
4.2. Đấu nối hệ thống cấp khí và mở khóa chai khí.
- Nối ống dẫn với van GA, nối van giảm áp với chai khí - Nối ống dẫn với máy
- Điều chỉnh thông số lưu lượng khí.
- Mở van ở chai khí, quan sát đồng hồ áp lực để biết có còn khí không, dùng nước xà phòng để kiểm tra sự rò rỉ ở các chỗ nối.
4.3 . Lắp điện cực.
- Lắp điện cực vào thân mỏ hàn rồi lắp đuôi kẹp điện cực, bình thường đầu điện cực nhô ra khỏi miệng phun khoảng 5mm, khi hàn góc thì để nhô ra nhiêu hơn(khoảng 10mm).
Hình 2.14: Lắp điện cực váo mỏ hàn.
4.4. Bật công tắc nguồn về vị trí “ON”.
- Khi lắp ráp xong tiến hành bật nguồn máy hàn để khởi động thiết bị. Chú ý các hệ thống đèn báo hiệu trên máy để đảm bảo thiết bị máy hàn còn đang trong tình