- Trong quá trình hàn phát sinh tia hồquang với nhiệt lượng lớn và các tia bức x ạ có thể gây hại cho mắt và da người Tiếng ồn trong quá trình làm vi ệc có thể gây
1.2 Nguyên lý hàn TIG
- Nguồn nhiệt là hồ quang cháy ở giữa điện cực wolfram không nóng chảy và vật liệu cơ bản trong môi trường khí bảo vệ khí trơ. Tuỳ theo nhiệm vụ hàn sẽ được hàn với vật liệu phụ gia. Vật liệu phụ gia yêu cầu trong nhiều trường hợp hàn tay là que hàn, trong trường hợp cơ khí hoàn toàn qua thiết bị đẩy dây thôngthường là dây lạnh (không điện)hoặc dây nóng (qua nguồn điện bổ sung nóng điện trở ).
- Vì trong mỗi trường hợp, việc đưa phụ gia vào được tách khỏi nguồn nhiệt(hồ quang)cho phép thực hiện một số ảnh hưởng rõ ràng tới độ lớn và dạng bể hàn. Phương pháp thực hiện với cả hàn liên kết và hàn đắp ở tất cả thể loại hàn với tất cả vật liệu thích hợp khi hàn. Khí trơ được sử dụng chủ yếu làm khí bảo vệ, trước hơn cả là khí argon nhưng cũng cả heli hoặc hỗn hợp khí trộn từ hai loại khí này. Trong một số ít trường hợp khí trộn argon và một phần ít khí hydro (< 10 %) cũng được sử dụng.
GIÁO TRÌNH : HÀN TIG C 30
Hình 2.2: Nguyên lý hàn hồ quang bằng điện cực không nóng chảy.
- Khi hàn, khí bảo vệ chảy liên tục từ thân mỏ hàn và chụp khí vào vùng
hồquang. Nhiệt của hồ quang làm nóng chảy kim loại cơ bản và dây hàn phụ (Nếu có). Kim loại nóng chảy tại vùng hàn kết tinh tạo thành mối hàn. Khí bảo vệ có thể là argon, helium, hoặc hỗn hợp khí (Ar + He, Ar + CO2). Khí bảo vệ có thể được đưa vào vùng hàn từ một phía bên điện cực hoặc từ xung quanh nó.
- Đặc điểm nổi bật của phương pháp tạo ra liên kết hàn chất lượng giá trị cao, không bắn toé. Nhược điểm đặc biệt là công suất nóng chảy thấp và tốc độ hàn thấp.
Hình 2.3: Phương pháp hàn TIG.