Hình thức Nhật ký chứng từ

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành kế toán 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 141 - 142)

V. Tài sản cố định

4. Hình thức Nhật ký chứng từ

*Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ:

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra hợp lệ, hợp pháp để phân loại, tập hợp, hệ thống hóa vào các sổ “nhật ký chứng từ” mở theo bên Có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ.

Các sổ kế toán được sử dụng trong hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ gồm: sổ

nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái tài khoản và các sổ kế toán chi tiết.

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ: Chứng từ gốc

Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra kế toán ghi vào các sổ nhật ký chứng từ. Đối

với các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đối tượng cần theo dõi chi tiết trên bảng kê, sổ chi

tiết, căn cứ vào chứng từ kế toán ghi vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng tổng hợp số liệu

ghi vào các sổ nhật ký chứng từ có liên quan.

Đối với các khoản chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh cần tính toán phân bổ, căn

cứ chứng từ gốc lập các bảng phân bổ, sau đó căn cứ bảng phân bổ để ghi bảng kê, nhật

ký chứng từ.

Cuối tháng đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết với sổ cái. Căn cứ sổ cái,

bảng tổng hợp chi tiết, bảng kê và nhật ký chứng từ lập báo cái tài chính.

Sơ đồ : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ

Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng:

Đối chiếu, kiểm tra:

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành kế toán 1 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)