- Tài khoản cấp 1: 112 Tài kho ản cấp 2:
BÀI 3: KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ
Trong quá trình sản xuất, các loại vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp có điểm
chính phân biệt với các tư liệu sản xuất khác là chỉ tham gia một lần vào quá trình sản
xuất và dưới tác động của lao động vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật
chất ban đầu để tạo thành sản phẩm.
Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy đổi đối với TSCĐ.
- Hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ được thực hiện ở kho và phòng kế toán để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng
thứ vật liệu, CCDC ở từng kho. Cụ thể:
+ Tại kho: Mỗi loại vật liệu, CCDC được quy định một số hiệu riêng gọi là “số danh điểm vật liệu, CCDC”. Mỗi danh điểm vật liệu, CCDC được theo dõi trên Thẻ kho- Mẫu số S09-DNN. Thẻ kho do kế toán lập, ghi vào các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu, quy
cách, mã số … và phát cho thủ kho để ghi chép hàng ngày, cuối ngày tính ra số tồn
kho. Các thẻ kho được sắp xếp trong hòm thẻ theo từng loại, từng nhóm vật liệu, CCDC để tiện cho việc tìm kiếm.
+ Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ chi tiết vật liệu, CCDC (mẫu số S07-DNN) cho từng danh điểm vật liệu, CCDC tương ứng với thẻ kho mở ở kho. Định kỳ nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho. Kế toán ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại
chứng từ. Sau khi phân loại chứng từ xong, kế toán căn cứ vào đó để ghi chép biến động của từng danh điểm vật liệu, CCDC bằng cả hiện vật và giá trị vào Sổ chi tiết vật
liệu, CCDC.
Cuối tháng, sau khi chép xong toàn bộ các nghiệp vụ nhập, xuất kho lên sổ chi tiết
vật liệu, CCDC kế toán tiến hành cộng và tính số tồn kho cho từng danh điểm vật liệu,
CCDC. Số liệu này phải khớp với số liệu tồn kho của thủ kho trên thẻ kho tương ứng.
Mọi sai sót phải được kiểm tra, phát hiện và điều chỉnh kịp thời theo thực tế.
Sau khi đối chiếu xong kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, CCDC (Mẫu số
S08-DNN) để đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp về vật liệu, CCDC . Mẫu
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, CCDC như sau:
Đơn vị:…
Địa chỉ:…
Mẫu số S11-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/Q Đ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
Tài khoản:… Tháng… năm… STT Tên, quy cách vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá Số tiền Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ A B 1 2 3 4 Cộng Ngày … tháng … năm… Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên)
- Hạch toán tổng hợp: Trong một doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên, hoặc phương
pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại
doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư hàng hoá và
yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên
độ kế toán
Áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, vì vậy giá
trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế
toán.
Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng tồn kho, so sánh đối chiếu
với số liệu trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và có biện pháp xử
lý.
Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công
nghiệp, xây lắp…) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị…
Ví dụ:
Áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư (nhập kho, xuất
hàng hoá mua vào và nhập kho trong kỳ được theo dõi phản ánh trên một tài khoản kế
toán riêng (TK 611 “Mua hàng”)
Công tác kiểm kê vật tư được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tư, hàng hoá tồn kho thực tế, trị giá vật tư xuất kho trong kỳ làm căn cứ ghi sổ kế toán của TK 611. Như vậy áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn
kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để
phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).
Ví dụ: (ĐVT: 1.000đ)
Tại Công ty TNHH Hồng Hà, địa chỉ: Số 225 Trần Phú – TP Hà Tĩnh.
Mã số thuế: 3000108586; Số tài khoản: 3715205012345 tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Tĩnh, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ có:
Tồn kho ngay 1/5/N: - Vật liệu X: 36.000 kg (đơn giá 4.500/kg)
- Vật liệu Y: 18.000 kg (đơn giá 17.000/kg)
Số dưđầu tháng 5: TK 331- Công ty Hà An: 150.000 - Công ty Hùng Anh: 130.000 - Công ty Bảo Việt: 200.000 Các nghiệp vụ liên quan phát sinh trong tháng:
1. Ngày 2/5 mua vật liệu X của công ty HT chưa trả tiền theo hóa đơn GTGT số 86 ngày 2/5 giá chưa có thuế GTGT 45.000, thuế 10%. Vật liệu đã được kiểm nghiệm và nhập kho đủ theo PNK số 65 số lượng 9.000kg.
- Phiếu xuất kho số 75: xuất vật liệu để sản xuất sản phẩm A: 290kg vật liệu X, 150 kg
vật liệu Y.
2. Ngày 13/5 mua vật liệu Y của công ty TT chưa trả tiền theo hóa đơn GTGT số 00377 ngay 3/5, giá chưa có thuế GTGT 203.000, thuế GTGT 10.150; vật liệu đã được kiểm
nghiệm và nhập kho đủ theo PNK số 78, số lượng 10.150kg.
- PXK số 76: xuất vật liệu đế sản xuất sản phẩm B: 5.000kg vật liệu X, 1.390 kg vật liệu
Y.
3. Ngày 28/5 mua vật liệu X của công ty M chưa trả tiền theo hóa đơn GTGT số 50 ngày 28/5, giá chưa có thuế GTGT 50.000, thuế GTGT 5.000, vật liệu đã được kiểm nghiệm
nhập kho đủ theo PNK số 84, số lượng 10.000kg
- PXK số 77, xuất vật liệu để sản xuât sản phẩm A: 4.350kg vật liệu Y, 8.400kg vật liệu
4. Ngày 31/5, Phiếu chi tiền mặt số 35, chi tiền mặt trả tiền cho công ty TT 10.000, công
ty M 10.000, chi TGNH 100.000 trả cho công ty M