0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Đối tượng và nội dung nghiên cứu của môn học an toàn lao động

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH - TRUNG CẤP) - TRƯỜNG CĐ KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 28 -34 )

Bài 4 : THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1. Chuẩn bị

1.2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu của môn học an toàn lao động

- An toàn lao động là một môn học nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và thực nghiệm cải thiện điều kiện lao động và đảm bảo an toàn lao động mang tính khoa học kỹ thuật cũng như khoa học xã hội.

- Phương pháp nghiên cứu của môn học chủ yếu tập trung vào điều kiện lao động; các mối nguy hiểm có thể xẩy ra trong quá trình sản xuất và các biện pháp phòng chống. Đối tượng nghiên cứu là quy trình công nghệ; cấu tạo và hình dáng của thiết bị; đặc tính, tính chất của nguyên vật liệu dùng trong sản xuất..

- Nhiệm vụ của môn học an toàn lao động nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về luật pháp bảo hộ lao động, các biện pháp phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ.

+ Những nguyên nhân gây ra chấn thương khi sử dụng máy móc thiết bị.

Những nguyên nhân gây ra chấn thương khi sử dụng máy móc rất khác nhau, rất phức tạp, phụ thuộc vào chất lượng của máy móc thiết bị, đặc tính của quy trình công nghệ, trình độ của người sử dụng,...

- Các nguyên nhân do thiết kế:

- Do người thiết kế tính toán về độ bền, độ cứng, độ chịu ăn mòn, khả năng chịu nhiệt, chịu chấn động,… không đảm bảo.

- Máy móc không thoả mãn các điều kiện kĩ thuật sẽ dẫn tới tai nạn. - Hệ thống công nghệ kém cứng vững, dẫn đến rung động và hư hỏng, gây tai nạn.

- Thiếu biện pháp chống rung và tháo lỏng.

- Thiếu các biện pháp che chắn, cách li thích hợp.

- Thiếu hệ thống phanh hãm, hệ thống tín hiệu, thiếu các cơ cấu an toàn cần thiết.

- Không tiến hành cơ khí hoá và tự động hoá những khâu sản xuất nặng nhọc, độc hại có nguy cơ gây chấn thương và bệnh nghề nghiệp.

- Các nguyên nhân do chế tạo và lắp ráp:

- Do chế tạo không đảm bảo các yêu cầu cho trong bản vẽ thiết kế. - Do độ bóng bề mặt thấp làm khả năng chịu mỏi bị giảm đi.

- Lắp ráp không đảm bảo các vị trí tương quan, không đúng kĩ thuật làm máy làm việc thiếu chính xác.

- Do chế độ bảo dưỡng không thường xuyên, không tốt làm máy móc làm việc thiếu ổn định.

- Không thường xuyên kiểm tra, hiệu chỉnh máy, ... và các hệ thống an toàn trước khi sử dụng.

- Vi phạm quy trình vận hành máy móc thiết bị và chế độ làm việc không hợp lí do đó sẽ dẫn đến tai nạn.

Do đó, ngay từ khi thiết kế máy, thiết kế quy trình công nghệ, thiết kế mặt bằng xí nghiệp... người thiết kế cần phải xác định trước đâu là vùng nguy hiểm, tính chất tác dụng của nó như thế nào và đưa ra các biện pháp đề phòng thích hợp.

+ Những biện pháp an toàn chủ yếu

- Những yêu cầu chung.

Khi thiết kế máy hợp lí phải thoả mãn hàng loạt các yêu cầu sau:

- Phải đảm bảo làm việc an toàn, tạo điều kiện lao động tốt, điều kiện thuận lợi và nhẹ nhàng.

- Các máy móc, thiết bị thiết kế ra phải phù hợp với thể lực, thần kinh và các đặc điểm của các bộ phận cơ thể.

- Cần phải đặc biệt đề phòng trường hợp thao tác nhầm lẫn.

- Khi thiết kế máy, các cơ cấu điều khiển phải phù hợp với tầm người sử dụng.

- Khi thiết kế máy cần phải xuất phát từ số liệu nhân chủng học của cơ thể con người.

- Máy cần được trang bị những cơ cấu phòng ngừa quá tải, phòng ngừa nguồn cung cấp sụt điện áp, mất năng lượng,...

- Khi chọn kết cấu máy mới, phải chú ý chọn sao cho người sử dụng dễ quan sát sự hoạt động của máy, dễ bôi trơn, tháo lắp và điều chỉnh.

- Khi bố trí chỗ nâng máy để di chuyển, phải tính đến vị trí trọng tâm của nó, bảo đảm di chuyển máy được ổn định.

Một thiết bị được thiết kế không đảm bảo an toàn thì không những là nguyên nhân gây ra tai nạn mà còn làm thiệt hại về mặt kinh tế.

- Cơ cấu che chắn và cơ cấu bảo vệ.

Cơ cấu che chắn là cơ cấu nhằm cách li công nhân ra khỏi vùng nguy hiểm. Vai trò của cơ cấu che chắn để đảm bảo an toàn trong điều kiện sản xuất rất to lớn.

Cơ cấu che chắn có thể là: các tấm kính, lưới hoặc rào chắn. Có thể chia cơ cấu che chắn ra làm hai loại cơ bản: cố định và tháo lắp. Cơ cấu che chắn tháo lắp thường dùng để che chắn cho các bộ phận truyền động cần thường kì tiến hành các công việc điều chỉnh, cho dầu, tháo lắp bộ phận...

Khi không thể che chắn hoàn toàn khu vực nguy hiểm, người ta thiết kế cơ cấu bảo vệ nhằm tạo ra một khu vực an toàn đủ bảo vệ cho công nhân phục vụ.

- Cơ cấu phòng ngừa.

Cơ cấu phòng ngừa là cơ cấu đề phòng sự cố của thiết bị có liên quan đến điều kiện an toàn của công nhân.

Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa là tự động ngắt máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy khi có một thông số nào đó vượt quá trị số giới hạn cho phép.

Theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết bị, cơ cấu phòng ngừa được chia làm ba loại :

- Các hệ thống có thể tự động phục hồi lại khả năng làm việc khi thông số kiểm tra đã giảm đến mức quy định như li hợp ma sát, rơle nhiệt, li hợp vấu lò xo, van an toàn kiểu tải trọng hoặc lò xo,...

- Các hệ thông phục hồi khả năng làm việc bằng tay như trục vít rơi trên máy tiện.

- Các hệ thống phục hồi khả năng làm việc bằng cách thay thế cái mới như cầu chì, chốt cắt,... Các bộ phận này thường là bộ phận yếu nhất của hệ thống.

Trong quá trình thiết kế máy, phải tính toán các bộ phận này thật chính xác để đảm bảo cho thiết bị làm việc được an toàn.

Nhiệm vụ của cơ cấu phòng ngừa rất khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc trưng của các thiết bị đã cho và các quá trình công nghệ.

- Tín hiệu an toàn.

Tín hiệu an toàn là các tín hiệu báo hiệu tình trạng làm việc của máy an toàn hay sắp có sự cố xẩy ra. Các loại tín hiệu gồm có:

*Tín hiệu ánh sáng: là một biện pháp an toàn được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp, trong hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ,...

Tiêu chuẩn quốc tế về tín hiệu ánh sáng đã được quy định như sau : - Anh sáng đỏ: tín hiệu cấm, biểu hiện sự nguy hiểm trực tiếp.

- Anh sáng vàng: tín hiệu đề phòng, biểu thị sự cần thiết phải chú ý. - Anh sáng xanh: tín hiệu cho phép, biểu thị sự an toàn.

*Tín hiệu màu sắc: để giúp cho công nhân xác định nhanh chóng và không nhầm lẫn điểu kiện an toàn khi hoàn thành các công việc sản xuất khác nhau, để lưu ý công nhân đến những yêu cầu về kĩ thuật an toàn.

Tín hiệu màu sắc được phân làm hai nhóm lớn : chính và phụ. + Tín hiệu màu sắc chính gồm: đỏ, vàng và xanh lá cây. + Tín hiệu màu sắc phụ gồm: trắng, da cam, xanh nước biển.

Dùng các tín hiệu màu sắc trên các kết cấu công trình, các thiết bị công nghệ, máy móc vận chuyển, đường ống để làm cho người ta chú ý đến sự nguy hiểm hoặc an toàn.

Tín hiệu màu sắc có ý nghĩa rất quan trọng để làm việc an toàn.

* Tín hiệu âm thanh: có thể phát ra âm thanh bằng các cơ cấu khác nhau như còi, chuông,...

Để công nhân dễ nhận biết, các tín hiệu âm thanh phải phát ra các âm thanh khác biệt với các tiếng ồn của sản xuất.

* Dấu hiệu an toàn: các dấu hiệu an toàn có tác dụng nhắc nhở để đề

phòng tai nạn lao động. Các dấu hiệu này thường được treo trên vùng đất xí nghiệp, trên từng máy, nơi đang sửa chữa, ở các vùng nguy hiểm.

- Thử máy trước khi sử dụng

* Dò khuyết tật: Đối với các chi tiết máy hoặc thiết bị quan trọng, nếu

cố. Vì vậy ngoài việc kiểm tra kích thước, hình dáng, độ bóng bề mặt,... còn dò khuyết tật để đánh giá chất lượng sản phẩm.

Hiện nay người ta người ta thường dùng siêu âm, tia Rơnghen, các chất đồng vị phóng xạ,...để dò khuyết tật bên trong các vật bằng kim loại.

* Thử quá tải: Trước khi đưa máy vào sản xuất, các máy mới, các máy

sửa chữa lại đều phải được kiểm tra. Một trong những phương pháp kiểm tra là thử quá tải. Có thử như vậy mới có thể đảm bảo an toàn khi thiết bị làm việc với tải trọng định mức.

Thử quá tải thường được dùng với cần trục, các thiết bị chịu áp lực và các phụ tùng của nó, các loại đá mài ... Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật của thiết bị mà mỗi loại có một tiêu chuẩn thử riêng.

Ngoài việc thử khi mới sản xuất và sau khi sữa chữa, trong quá trình sử dụng còn cần phải định kì kiểm tra chất lượng của thiết bị để sớm phát hiện ra những bộ phận của máy móc có thể hư hỏng.

- Cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa:

Cơ khí hoá một mặt tạo ra năng suất lao động cao, mặt khác nó là một

biện pháp an toàn khá triệt để vì công nhân được giải phóng ra khỏi những công việc nguy hiểm và lao động nặng nhọc.

Tự động hoá là biện pháp hoàn thiện nhất, nhằm nâng cao năng suất lao

động và đảm bảo điều kiện làm việc tuyệt đối an toàn trong các quá trình sản xuất.

Khi thiết kế, sử dụng các dây chuyền tự động, cần phải thực hiện các yêu cầu về kĩ thuật an toàn sau:

- Các bộ phận truyền động cần phải che kín.

- Phải có cơ cấu phòng ngừa và khoá liên động thích hợp.

- Phải có hệ thống tín hiệu để báo tất cả các trường hợp có thể xẩy ra. - Có thể điều khiển độc lập từng máy, từng bộ phận. Khi cần có thể ngừng máy ngay tức khắc.

- Phải thoả mãn các quy phạm về an toàn điện. - Phải trang bị các cơ cấu kiểm tra tự động.

Điều khiển từ xa. Các thiết bị máy móc có trang bị cơ cấu điều khiển từ xa

cho phép đưa người ra khỏi vùng nguy hiểm và giảm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP (NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH - TRUNG CẤP) - TRƯỜNG CĐ KỸ THUẬT VIỆT ĐỨC HÀ TĨNH (Trang 28 -34 )

×