PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử và thực tiễn áp dụng tại shopee 2 (Trang 26 - 28)

Hiện nay tham gia hoạt động kinh doanh và mua sắm trên sàn giao dịch thương mại điện tử đang thu hút được rất nhiều đối tượng lựa chọn, bởi vì đây được coi là một phương thức trao đổi hàng hóa tiện lợi, nhanh chóng. Các chủ thể tham gia có thể tiến hành giao dịch mà không phải gặp mặt trực tiếp, thông qua nhà cung cấp dịch vụ trung gian là sàn giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về hạ tầng kỹ thuật và công nghệ cũng như hạn chế trong quản lý và kiểm soát của cơ quan nhà nước khiến các chủ thể tham gia trên sàn giao dịch thương mại điện tử gặp nhiều rủi ro về quyền lợi, an toàn bảo mật thông tin. Các tranh chấp phát sinh trong sàn giao dịch thương mại điện tử cũng xảy ra rất nhiều do các chủ thể không am hiểu rõ về quy định pháp luật, nhiều trường hợp đối tượng xấu lợi dụng “lổ hổng” của pháp luật để thực hiện các hành vi vi phạm với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp, nguồn lợi bất chính vô cùng lớn. Do đó, để hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung đạt được sự phát triển ổn định thì việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước cũng như hoàn thiện pháp luật tại Shopee là điều hết sức cần thiết.

Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài “Pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử và thực tiễn áp dụng tại Shopee”, tác giả xin rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây:

Báo cáo đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản trong sàn giao dịch thương mại điện tử như: khái niệm, hình thức, nguyên tắc hoạt động, ý nghĩa của sàn giao dịch thương mại điện tử và các quy định pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam.

Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử, tác giả nhận thấy rằng pháp luật hiện hành quy định về sàn giao dịch thương mại điện tử vẫn còn nhiều bất cập. Các quy định chưa có sự thống nhất, gây khó khăn cho việc quản lý, rà soát, áp dụng pháp luật vào đời sống thực tiễn. Không những thế, các chế tài xử lý vi phạm trong sàn giao dịch thương mại điện tử hiện nay

còn chưa đủ tính răn đe đối với những chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật, nhất là những hành vi mang tính chất nghiêm trọng.

Trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee, tác giả chỉ ra những điểm thiếu sót, bất cập và so sánh một số khía cạnh trong quy định của Sàn giao dịch thương mại điện tử này với các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn khác trên thế giới.

Tác giả đã đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế về thương mại điện tử mà Việt Nam đã tham gia. Xây dựng cơ chế pháp lý rõ ràng, quản lý chặt chẽ cho các hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước là điều vô cùng cần thiết. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tại Sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee. Nhiệm vụ nghiên cứu và đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật giúp tạo điều kiện cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân nhận thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sàn giao dịch thương mại điện tử và thực tiễn áp dụng tại shopee 2 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)