Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu Tom tat luan an tieng viet: Các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 31 - 33)

- Độ tin cậy tổng hợp Giá trị hội tụ

5.4 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu đã đạt được kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số hạn chế và tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cho những đề tài có liên quan đến các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS trong DN tại Việt Nam, cụ thể như sau:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đã xác định được 04 nhân tố tác động trực tiếp đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS bao gồm: (1) Nhận thức lợi ích có tác động tích cực; (2) Nhận thức bất lợi có tác động tiêu cực; (3) Nhận thức thách thức có tác động tiêu cực; (4) Sự hỗ trợ của nhà quản lý có tác động tích cực và 01 nhân tố tác động gián tiếp đến mức độ sẵn sàng là mức độ hiểu biết về IFRS. Tuy nhiên mức độ giải thích tác động của 04 nhân tố này đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS đối với các DN tại Việt Nam chỉ giải thích được 44,8% sự biến động của mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS, còn lại 55,2% là thuộc về các nhân tố khác mà tác giả chưa tìm hiểu để đưa vào mô hình nghiên cứu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chủ đề nghiên cứu về mức độ sẵn sàng áp dụng

tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS của các DN cũng là một chủ đề mới (các nghiên cứu tương tự trên thế giới có mức độ giải thích rất thấp từ 10% đến 30%), vì vậy tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là bổ sung thêm nhân tố mới để làm tăng mức độ giải thích của biến phụ thuộc là mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS của DN.

Thứ hai, nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất kiểu thuận tiện, mà kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất thuận tiện được đánh giá là không tổng quát cho toàn bộ đám đông do đó các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng phương pháp chọn mẫu xác suất để có thể làm tăng chất lượng cỡ mẫu.

Thứ ba, về địa bàn nghiên cứu, tác giả lựa chọn 05 địa phương để tiến hành khảo sát, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Mặc dù đã lựa chọn khảo sát ở những khu vực tập trung nhiều đối tượng nghiên cứu nhưng đối với tổng thể là toàn bộ DN tại Việt Nam thì nghiên cứu tiếp theo có thể khảo sát với phạm vi rộng hơn, đại diện hơn thì sẽ đảm bảo tính tổng quát cho toàn bộ DN tại Việt Nam.

1. Các nhân tố ảnh hưởng việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Năm công bố 2020 - Tạp chí Công Thương, số 16 tháng 7/2020.

2. Tác động của Nhận thức lợi ích, Nhận thức bất lợi và Nhận thức thách thức tới Mức độ sẵn sàng áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) trong các doanh nghiệp tại TP.HCM. Năm công bố 2020 - Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 30 tháng 10/2020.

Một phần của tài liệu Tom tat luan an tieng viet: Các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w