- Độ tin cậy tổng hợp Giá trị hội tụ
5.1 Kết luận nghiên cứu
Luận án phân tích các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS đối với các DN tại Việt Nam nhằm mục đích giúp cho các DN Việt Nam thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS, đồng thời làm cơ sở hỗ trợ cho các cơ quan chức năng ban hành các chính sách để nâng cao mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS cho các DN tại Việt Nam. Nghiên cứu thể hiện một số điểm chính như sau:
Thứ nhất, các kỹ thuật nghiên cứu định tính: bao gồm tổng quan nghiên cứu, các lý thuyết nền tảng có liên quan, phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu và phương pháp thảo luận nhóm với các chuyên gia cũng được tác giả sử dụng để nhận diện, xác định các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS của các DN. Kết quả định tính, tác giả đã xây dựng được mô hình, thang đo và giả thuyết nghiên cứu với các nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS của các DN tại Việt Nam bao gồm: nhận thức thách thức, nhận thức lợi ích, nhận thức bất lợi; sự hỗ trợ của nhà quản lý; mức độ hiểu biết về IFRS; và các nhân tố trên sẽ được sử dụng để thực hiện bước nghiên cứu định lượng ở bước tiếp theo.
Thứ hai, tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, phân tích thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha; kỹ thuật EFA và phân tích PLS-SEM nhằm xác định nhân tố tác động đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS đối với các DN tại Việt Nam.
Thứ ba, kết quả xác định được có 04 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS đối với các DN tại Việt Nam bao gồm: nhận thức bất lợi của việc áp dụng IFRS; nhận thức lợi ích của việc áp dụng IFRS; nhận thức thách thức từ việc áp
hiểu biết về IFRS có tác động gián tiếp đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS thông qua nhận thức lợi ích và sự hỗ trợ của nhà quản lý đối với việc áp dụng IFRS của các DN tại Việt Nam.
Thứ tư, nghiên cứu đã phát hiện được mức độ tác động của các nhân tố đến mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS đối với các DN tại Việt Nam lần lượt là: nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng mức độ sẵn sàng áp dụng IFRS của DN tại Việt Nam (với trọng số tác động là 0,455); nhận thức thách thức từ việc áp dụng IFRS (với trọng số tác động là 0,366); nhận thức lợi ích của việc áp dụng IFRS (với trọng số tác động là 0,251); nhận thức bất lợi của việc áp dụng IFRS (với trọng số tác động là 0,227) và cuối cùng là tác động gián tiếp của mức độ hiểu biết về IFRS (với trọng số tác động gián tiếp là 0,189).
Thứ năm, thông qua mô hình đường dẫn PLS-SEM, luận án cũng xác định được có mối quan hệ giữa nhận thức thách thức từ việc áp dụng IFRS và nhận thức bất lợi của việc áp dụng IFRS với sự hỗ trợ của nhà quản lý trong việc áp dụng IFRS của các DN tại Việt Nam. Đây là tiền đề cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo có thể khám phá sâu hơn về các mối quan hệ này bởi vì hiện nay trên thế giới, tác giả chưa tìm thấy công trình nghiên cứu định lượng nào có đề cập đến mối quan hệ trên.