Đánh giá rủi ro về hoạt động cho vay đối với KHCNtại EximbankCN Quận

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với KHCNtại Eximbank Chi nhánh

2.2.9 Đánh giá rủi ro về hoạt động cho vay đối với KHCNtại EximbankCN Quận

2.2.9.1 Dư nợ tín dụng theo nhóm nợ và nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Để phòng ngừa những rủi ro mỗi ngân hàng đều phải phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Dư nợ tín dụng được chia làm 5 nhóm, tương ứng với mỗi nhóm nợ tổ chức tín dụng phải lập quỹ dự phòng với tỷ lệ nhất định được NHNN quy định: nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%). Việc phân loại nợ chi tiết sẽ giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn tổng quát, cụ thể hơn về chất lượng nợ của các tổ chức tín dụng, tránh tình trạng tổ chức tín dụng gia hạn nợ tràn lan dễ gây rủi ro tín dụng. Hơn nữa nếu để nợ rơi vào nhóm càng cao thì số tiền mà ngân hàng bỏ ra để dự phòng càng lớn mà số tiền này lại lấy trực tiếp từ lợi nhuận của ngân hàng làm lợi nhuận giảm đi đáng kể. Cụ thể, ngân hàng đã phân loại nợ cho vay theo các nhóm ở bảng 2.8 dưới đây :

51

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ cho vay đối với KHCN phân theo nhóm nợ tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Nợ nhóm 1 30.064 80,67 23.705 87,64 35.525 97,51 Nợ nhóm 2 1.712 4,59 802 2,96 270 0,74 Nợ nhóm 3-5 5.490 14,73 2.542 9,40 639 1,75 Tổng nợ 37.266 100 27.049 100 36.434 100

Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của CN qua các năm

Trong đó, nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, đây thực sựlà vấn đề đáng quan tâm trong hoạt động tín dụng tại CN.

Bảng 2.9: Phân tích tình hình nợ xấu củaKHCN tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Số tiền Số tiền Số tiền

Nợ xấu – nợ nhóm 3-5 5.490 2.542 639 Tổng dư nợ cho vay KHCN 37.266 22.974 36.434 Tỷ lệ nợ xấu= nợ xấu/tổng dư nợ

cho vay 14,73% 11,06% 1,75%

Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của CN qua các năm

Biểu đồ 2.6:Tình hình nợ xấu đối với củaKHCN tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015.

ĐVT: Triệu đồng

52

Chỉ tiêu nợ xấu/ dư nợ cho vay KHCN để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu là vấn để không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh của bất kỳ một ngân hàng nào nhưng phải biết kiểm soát tỷ lệ này một cách an toàn và hợp lý nhất. Nhìn vào số liệu trên ta có thể dễ dàng thấy được rằng nợ xấu của CN có dấu hiệu tốt, xu hướng giảm dần qua các năm và giảm mạnh trong năm 2015. Dư nợ gia tăng đáng kể nhưng công tác quản lý nợ xấu, rủi ro tín dụng ở CN cũng được chú trọng tốt nên giảm thiểu được rủi ro cho CN. Cụ thể, năm 2013 nợ xấu đạt 5.490 triệu đồng, đến năm 2014 dư nợ là 2.542 triệu đồng, giảm 2.948 triệu đồng tương ứng giảm 53,70%. Tỷ trọng nợ xấu/dư nợ cho vay KHCN cũng được cải thiện giảm từ 14,73% năm 2013 xuống còn 11,06% năm 2014. Năm 2015, nợ xấu tiếp tục giảm góp phần làm tỷ trọng nợ xấu/dư nợ cho vay KHCN chỉ còn là 1,75%, quả là một con số đáng quan tâm ở Việt Nam. Kết quả này đạt được như vậy là do các chính sách thắt chặt tín dụng, kiểm soát các khoản vay chặt chẽ hơn, môt phần cũng do đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, thận trọng trong quá trình xét duyệt thẩm định các khoản vay của KH.

Mặc dù nền kinh tế biến động làm ảnh hưởng đến nhiều khả năng trả nợ của KH, gây khó khăn cho việc thu hồi nợ nhưng CN kiểm soát tốt được chỉ tiêu trên, tỷ lệ giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ một chính sách thận trọng trong quá trình lựa chọn KH, thẩm định, xét duyệt và thoe dõi sau khi vay.

2.2.9.2 Dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động

Bảng 2.10: Phân tích tình hình dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động tại Eximbank CN Quận 10 giai đoạn 2013 – 2015.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Dư nợ cho vay KHCN 37.266 27.049 36.434 Tổng vốn huy động 253.687 212.450 296.970 Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng

vốn huy động 14,69% 12,73% 12,27% Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của CN qua các năm

Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng đáp ứng của vốn lưu động vào hoạt động cấp tín dụng. Tốc độ tăng dư nợ cho vay chậm hơn so với lượng vốn huy động. Điều này chứng tỏ sự phòng ngừa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng ở CN rất được chú trọng, đánh giá cao sự thận trọng trong quá trình xem

53

xét và cấp tín dụng cho KH. Cụ thể năm 2013 tỷ lệ này là 14,69%, năm 2014 giảm1,96%, năm 2015 giảm xuống còn 12.27%, giảm 2,42% so với năm 2013 và 0,46% so với năm 2014. Sự thay đổi này cho thấy CN đã và đang đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng để gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Vì lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu từ hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)