Đánh giá chung về hoạt động cho vay đối với KHCNtại Eximbank Chi nhánh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3 Đánh giá chung về hoạt động cho vay đối với KHCNtại Eximbank Chi nhánh

nhánh Quận 10

2.3.1 Kết quả đạt được

Với định hướng đẩy mạnh phát triển đối với KHCN trong những năm vừa qua, trong đó lấy hoạt động tín dụng làm nòng cốt để phát triển, CN Eximbank Quận 10 đã đạt được một số kết quả trong hoạt động tín dụng cá nhân như sau:

- Thứ nhất, dư nợ tín dụng cá nhân có quy mô tương đối lớn. Hoạt động tín

dụng cá nhân của CN Eximbank Quận 10 khá phát triển, trung bình 3 năm qua tỉ trọng dư nợ tín dụng cá nhân đều chiếm trên 60% trong tổng số dư nợ cho vay. Trong đó, dư nợ tín dụng trong tiêu dùng liên tục tăng qua các năm, đồng thời CN cũng tiến hành giảm dư nợ cho vay mua ô tô để đáp ứng theo Thông tư số 15/2009/TT-NHNN và Chỉ thị số 01/CT-NHNN của NHNN đề ra, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Còn dư nợ tín dụng mua BĐS có sự biến động tùy theo các chính sách vĩ mô của Chính phủ đề ra mà ngân hàng có những chiến lược phát triển cho phù hợp.

- Thứ hai, hoạt động cho vay đối của CN tăng dần qua các năm. Từ việc cho vay đó đã góp phần rất quan trọng trong việc tạo ra và gia tăng lợi nhuận cho CN. Qua những phần phân tích trên (bảng 2.7), ta thấy được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của KHCN tại CN chiếm một tỷ lệ đáng kể trên tổng lợi nhuận và CN đạt được.

55

- Thứ ba, tình hình nợ xấu của CN qua 3 năm gần đây đã giảm rất nhiều. Cụ thể, năm 2014 giảm xuống còn 11,06%, giảm 3,67% so với năm 2014. Đặc biệt năm 2015 giảm cực mạnh xuống chỉ còn 1,75%. Đây quả thật là một con số rất đáng tự hào của CN.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế 2.3.2.1 Hạn chế

- Một là, dư nợ tín dụng đối với KHCN của CN trong thời gian qua có xu hướng tăngquy mô nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường và vị thế của Eximbank. Tỷ trọng giữa huy động vốn và cho vay còn thấp so với nhiều CN khác cũng như ngân hàng khác. Hoạt động tại thị trường TP.HCM – trung tâm kinh tế và chính trị lớn thứ hai của cả nước và là thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động tín dụng cá nhân, tuy vậy dư nợ tín dụng cá nhân của CN chưa thật sự lớn, chưa tương xứng với vị thế của Eximbank.

-Hai là, dư nợ tín dụng không có tính bền vững cao, chịu ảnh hưởng lớn của chính sách quản lý của NHNN. Trong cơ cấu dư nợ của KHCN của CN, dư nợ của các sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn của chính sách quản lý của NHNN như tín dụng trong lĩnh vực BĐS, trong đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư vàng chiếm tỉ trọng khá lớn, dư nợ của các nhóm sản phẩm này chiếm trên 60% dư nợ KHCN.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

-Một là, chính sách tín dụng của CN vẫn chưa thông thoáng lắm. Trong hệ thống NHTM Việt Nam Eximbank luôn được đánh giá là ngân hàng có chính sách tín dụng chặt chẽ thậm chí còn mang tính chất bảo thủ. Trong thời gian qua, với chính sách tín dụng như vậy, CN quản lý tốt được danh mục cho vay, hạn chế được nợ xấu, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng. Tuy vậy, đây cũng là điều làm cho CN đánh mất nhiều cơ hội để phát triển KHCN và hạn chế việc mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân.

-Hai là, cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng chưa có sự phân công phân nhiệm

cao. Một chuyên viên phải giải quyết quá nhiều khoản vay và làm hầu hết các công

đoạn trong quy trình tín dụng, từ công đoạn tiếp thị, hướng dẫn hồ sơ KH, thẩm định KH, thẩm định tài sản đảm bảo, đến công đoạn phê duyệt, thực hiện các thủ tục pháp

56

lý trước khi giải ngân, giải ngân cho KH, … dễ dẫn đến chất lượng thẩm định từng khoản vay có thể không cao. Hơn nữa thời gian theo đuổi bộ hồ sơ tốn nhiều thời gian của chuyên viên KH nên cơ hội tiếp cận với nhiều KH tiềm năng sẽ ít đi.

-Ba là, thời hạn cho vay đối với sản phẩm tín dụng cá nhân tại CN tối đa là 25 năm và CN đã đưa ra lịch trả nợ, phương thức trả nợ tương đối hợp lý nhưng với

mức lãi suất cho vay tương đối cao đã gây áp lực trả nợ rất lớn cho KH, có thể trở

thành rủi ro trả nợ sau này.

-Bốn là, hệ thống công nghệ thông tin tuy đã được nâng cấp nhưng vẫn còn

nhiều bất cập, việc đăng nhập vào hệ thống thông tin chung toàn NH vẫn còn khó

khăn, hay bị quá tải. Điều này làm cho tốc độ làm việc và xử lý thông tin bị chậm lại.

Nguyên nhân khách quan

-Thứ nhất, hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP. HCM có sự cạnh tranh rất

gay gắt. Tp.HCM là nơi có mạng lưới hoạt động của ngân hàng dày đặc và là nơi đặt

trụ sở chính của nhiều NHTM. Các NHTMCP có trụ sở chính tại Tp.HCM như: Techcombank, Sacombank, MB, VIB, VPBank, … trong thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng.

-Thứ hai, các vấn đề thủ tục hành chính, pháp lý liên quan đến hoạt động tín

dụng còn khá rườm rà. Điều đầu tiên phải nói đến tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở và các thủ tục liên quan: sang tên, nộp thuế… khá chậm làm mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tâm lý của KH. Một vấn đề khác khiến các NHTM e ngại hơn khi cấp tín dụng hiện nay là các thủ tục liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn, chưa có quy định thực sự rõ ràng, chưa bảo vệ quyền lợi của người cho vay, sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan trong việc thu hồi nợ: tòa án, thi hành án chưa hiệu quả và nhanh chóng. Nhiều hồ sơ KH đã chậm trễ tham gia các chương trình ưu đãi của ngân hàng.

-Thứba, cơ chế chính sách của Nhà nước thường xuyên thay đổi, đồng thời các chính sách pháp luật này về tín dụng còn chưa rõ ràng, các quy định về tải sản thế chấp, về định giá nhà, chuyển quyền sỡ hữu… còn phức tạp làm giãm doanh số cho vay của ngân hàng.

57

-Thứ bốn, tỉ lệ lạm phát của nước ta trong những năm qua luôn ở mức cao. Lạm phát tác động lớn đến sản xuất và đời sống dân cư, làm thu nhập thực tế của người dân giảm trong khi các chi phí hằng ngày tăng cao đã tác động đến tâm lý của người dân, Từ đó làm hạn chế khả năng tiêu dùng của người dân gây ảnh hưởng không ít đến hoạt động tín dụng cá nhân tại CN

-Thứ năm, do KHCN là những thể nhân nên khó xác định nguồn thu trả nợ vì ít KH có thể chứng minh được một nguồn thu rõ ràng để thanh toán nợ vay.

-Thứ sáu, một số quy định ngày càng chặt chẽ của các Cơ quan quản lý Nhà

nước đã khiến nhiều KH không vay được vốn vì giấy tờ tài sản thế chấp chưa hợp

58

Tóm tắt chương 2

Nội dung chương 2 khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và CN Quận 10. Nội dung chính của chương là đề cập đến tình hình hoạt động của CN Eximbank Quận 10 về các mặt và tình hình hoạt động cho vay đối với KHCN tại CN. Mô tả về quy trình cho vay đối với KHCN thực tế, những kết quả đạt được qua số liệu thống kê, so sánh với các ngân hàng khác.Từ đó tổng hợp những mặt hạn chế những khó khăn vướng mắc trong hoạt động cho vay đối với KHCN tại CN Eximbank Quận 10.

59

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO

VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẬN 10

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)