Thực trạng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở tỉnh xiêng khoảng ( nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào ) giai đoạn 2011 2015 (Trang 26 - 40)

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và những vấn đề

2.2.1. Thực trạng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

của tỉnh Xiêng Khoảng giai đoạn 2006 – 2010.

nước và kinh tế hợp tác, các thành phần kinh tế khác không đáng kể. Từ khi Đảng chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN các thành phần kinh tế có bước phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa.

2.2.1.1. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong trồng trọt và cây lương thực

Về trồng trọt: Nhờ có sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước cũng như Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng coi trọng sự tiến bộ khoa học - công nghệ, sử dụng các loại giống mới và các quy trình thâm canh khoa học làm cho sản lượng lương thực dần dần tăng lên, trong năm 2006 tổng diện tích trồng lúa 28,153 ha, với năng suất 3,19 tấn/ha tổng sản lượng thu được 89,887 tấn/năm, bình quân đầu người là 394 kg/người/năm.

Do việc áp dụng khoa học công nghệ và máy móc thay thế cho việc sử dụng súc vật và các loại giống mới cho nên năng suất trồng trọt tăng lên rõ rét. ở các địa phương; trong các lĩnh vực trồng trọt làm cho số lượng cả chất lượng gạo tăng lên từ 2,9 tấn/ha trong năm 2006 diện tích 28,153 ha trở thành 3,19 tấn/ha trong năm 2010, cụ thể năm 2010 tổng diện tích trồng lúa là 33,892 ha với năng suất 3,81 tấn/ha thu được sản lượng 122,011 tấn bình quân đầu người là 488kg/người/năm so với năm 2006 việc sản xuất lúa nước gấp 1,18 lần làm cho người dân tỉnh Xiêng Khoảng có gạo thừa ăn, đưa ra bán các tỉnh trong nước và xuất khẩu.

Từ khi có chương trình đẩy nhanh quá trình kinh tế nông nghiệp, nông thôn sang kinh tế hàng hóa việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực trồng trọt lúa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp và các loại cây khác cụ thể nó biểu hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Diện tích, kết quả trồng lúa, một số cây công nghiệp và cây ăn quả

TT Diễn giải Đơn

vị Thực hiện từ năm 2006 - 2010 2006 2007 2008 2009 2010 I Cây lương thực 1 Diện tích trồng lúa chung Ha 28,153 26,670 28,692 29,326 33,892 + Tổng sản lượng lúa chung Tấn 89,887 98,386 96,290 99,037 122,011

- Diện tích trồng lúa năm Ha 19,344 19,050 20,562 20,772 24,398 + Tổng sản lượng lúa năm Tân 68,286 76,552 79,845 82,033 102,470

- Diện tích lúa đông xuân Ha 170 155 47, 250 1,119

+ Sản lượng lúa đông xuân Tân 553 465 164 532 4,028 - Diện tích làm nương Ha 8,639 7,465 8,033 8,214 8,375 + Sản lượng nương Tấn 21,048 21,369 16,281 16,472 15,513 2 Diện tích trồng ngô Ha 9,250 13,700 23,487 17,138 1,388 Sản lượng ngô Ha 37,776 54.800 23,028 86,014 39,858 3 Diện tích trồng khoai Tấn 1.249 737 750 1.704 Sản lượng khoai Ha 6.245 3.073 3,000 9.814 11.062 4 Diện tích trồng các loại rau Ha 1,221 763 1,184 2,791 2,553

Sản lượng rau Tấn 9,670 2.467 8,968 26,742 16,339 II Diện tích cây CN tổng Ha 3,376 2,071 2,662 3,208 10,645 Tổng sản lượng cây CN Tấn 9,466 2,848 9,188 12,367 26,215 1 Diện tích trồng thuốc lá Ha 3,376 2,071 15 50 25 Sản lượng thuốc lá Tấn 9,466 2,848 9.5 1,180 30 2 Diện tích trồng bông Ha 18 20 22 25 30 Sản lượng bông Tấn 5.00 6,00 7.10 8.00 9.00 3 Diện tích trồng mía Ha 128 170 195 106 250 Sản lượng mía Tấn 1,025 1,020 1.170 1,060 1,500 4 Diện tích trồng ca phê Ha 60 60 85 82 79 Sản lượng ca phê Tấn 180 228 260 276 275 5 Diện tích trồng tỏi Ha 673 757 720 1.037 1.514 Sản lượng tỏi Tấn 2,858 3.750 2,770 5.056 7,873

6 Diện tích các loại đậu Ha 320 341 553 782 6,385 Sản lượng các loại đậu Tấn 694 772 1.608 1.759 9,125 7 Diện tích trồng lạc Ha 695 397 431 6,779 1,434

Sản lượng lạc Tấn 1,434 1,005 1,283 1,081 3,289

III Cây ăn quả

2 Đu đủ Ha 12 13 18 22 Sản lượng. Tấn 50 53 63 69 3 Chuối Ha 40 49 60 65 75 Sản lượng Tấn 85 99 160 203 290 4 Táo Ha 10 20 22 22 35 Sản lượng Tấn 95 103 110 113 203 5 Cam Ha 62 64 Sản lượng Tấn 103 122

6 Các loại cây ăn quả khác Ha 203 240 253

Sản lượng Tấn 609 920 1.039

Nguồn: Thông kê kinh tế - xã hội, Sở KH, HT&ĐT tỉnh Xiêng Khoảng

Thực trạng đẩy nhanh phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng trong những năm qua cho thây, diện tích trồng lúa tăng không đang kể, nhất là huyện Pạch, huyện Phu Cụt, huyện Noỏng Hét, huyện mương khăm vì dựa vào điều kiện tự nhiên (địa lý) và yếu tố khác như vậy, Đảng bộ tỉnh phải có chính sách khích lệ các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả để thay cho việc trồng lúa. Do nhu cầu trao đổi các chợ trong tỉnh cũng như các tỉnh trong nước tác động tích cực đến sản xuất cây công nghiệp cây ăn quả tăng lên, đã hình thành các vùng sản xuất trọng điểm như: Huyện Mương Khum có chương trình trồng ngô, xoài, chuối, me, tái, dưa chuột, dưa hấu; huyện Mương Pạch trồng cây ăn quả: mận, đào, lê; huyện Mương Tha Thôm trồng lúa màu, ngoại ra các huyện đều có chương trình để đẩy nhanh và khích thích phát triển tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hóa.

Tỉnh Xiêng Khoảng tuy có sự đẩy nhanh quá trình chuyển hóa cơ cấu kinh tế còn chậm những cũng có bước phát triển khá, trước đây sản xuất lương thực ở các huyện chủ yếu mang tính tự cấp tự túc, thuần nông với công tác lạc hậu. Sau có đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đã xác định, hộ gia đình trở thành đơn vị kinh tế tự chủ giao đất giao rừng cho hộ gia đình, góp phần làm chuyển biến mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm ở các địa phương trong khu vực. Từ tập quán độc canh cây lúa đã trở thành đa canh, từ

chỗ chỉ sản xuất lương thực đã chuyển thành sản xuất kinh doanh tổng hợp trong nông nghiệp. Nói chung 70% của gia đình trong tỉnh Xiêng Khoảng là sản xuất nông nghiệp và lấy một phần tiêu thụ thừa dành để bán.

2.2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong chăn nuôi:

Từ năm 2006 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh Xiêng Khoảng có sự phát triển đáng kể, nhịp độ tăng sản lượng của ngành này trong các vùng ở mức khá cao. Đàn gia súc, gia cầm hàng năm đã tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm trong thị trường cũng như các chợ ở các huyện; đặc biệt ở chợ Thị trấn của tỉnh. Ngoài ra còn xuất khẩu ra địa bàn các tỉnh trong cả nước và nước ngoài cụ thể nó biểu hiện ở bảng sau:

Bảng 2: Số lượng giá súc, gia câm ở tỉnh Xiêng Khoảng 2006 - 2010 TT Diễn giải Đơn vị tính Thực hiện từ năm 2006 - 2010 Kế hoạch (2011-2015) 2006 2007 2008 20009 2010 I Số giá súc con 226,914 239,507 243,005 274,161 250,900 328,914 1 Đàn trâu Con 49,199 51,705 51,638 51,324 57,000 58,619 2 Đàn bò Con 91,940 94,363 104,398 112,014 90,000 137,121 3 Lợn Con 74,475 81,103 70,118 92,614 94,000 98,194

4 Dê và cừu Con 7,256 8,562 13,794 15,338 5,600 31,715

5 Ngựa Con 4,494 3,774 3,057 2,871 4,300 3,265

II Gia cầm 1.000

con 590.1 571.65 661.23 789,35 950 1,225.82

III Ao cá Ha 1,060 1,060 1,084 4,755 4,755 4,765

Sản lượng Tấn 941 973 1,130 1,512 1,451

Nguồn: Số Thông kê - Kế hoạch hợp tác – Đầu tư và phát triển Xiêng Khoảng

Nhìn chung ngành chăn nuôi tỉnh Xiêng Khoảng có sự phát triển từng bước, theo nhiều hình thực khác nhau như: chăn nuôi theo hộ gia đình, theo trang trại tư nhân, trang trại nhà nước, trang trại vật nuôi quân đội…Nhờ có sợ quan tâm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, nên công tác đào tạo cán bộ chuyển gia về chăm sóc sức khỏe của đồng vật đạt chất lượng, phục vụ cho việc phát triển ngành chăn nuôi trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng có sự phát triển ổn định. Bên cạnh đó, việc quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh Xiêng Khoảng, cho nền việc xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lý, đáp ứng nhu cầu về tưới tiêu nước cho nhân dân trong nông nghiệp và cả công nghiệp. Nhờ sự phát huy từng bước của hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ một số lượng để đáp ứng cho việc sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt lúa mùa, các cây công nghiệp, cây ăn quả vật nuôi…

Bảng 3: hệ thống thủy lợi tỉnh Xiêng khoảng từ 2006 - 2010

vị 2006 2007 2008 2009 2010

1 Diện tích dung nước tủy lợi Ha 12,8170 12,8170 20,646 16,665,5 17,996

2 Diện tích dung nước thủy lợi trong mùa khô

Ha 1,628 3,218 3,224 2,555 3,022

3 Diện tích dung nước mùa mưa.

Ha 12,817 15.589 17,422 14,110,50 18,245

4 Thủy lợi hoàn thiện (vừa và nhỏ).

Nơi 98 127 107 125 139

5 Thủy lợi nhỏ (lạc hậu) Nơi 1,704 1,704 1,692 755 983

Nguồn: thong kế nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh Xiêng Khoảng

- Về mô hình chăn nuôi công nghiệp: mô hình này thích hợp với hình thức nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và rất thích hợp cho việc ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào chăn nuôi. Nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh mô hình này chưa tổ chức được, sắp tới cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển mô hình này ở một số vùng trong tỉnh có điều kiện.

Để khuyến khích và phát triển ngành chăn nuôi đúng hướng, đạt hiệu quả, tỉnh phải xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi; liên doanh liên kết, tìm thị trường tiêu thụ, tổ chức tốt khâu thú y, vốn… giúp các cơ sở chăn nuôi một cách hợp lý. Nhà nước cần có chính sách miền, giảm thuế và thuê thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi công nghiệp, cần có đề án phát triển từng loại gia súc, gia cầm một cách cụ thể, phù hợp từng vùng.

2.2.1.3. Thực trạng phát triển lâm nghiệp vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Ngành lâm nghiệp tỉnh Xiêng Khoảng còn quan tâm về việc phát huy trồng cây ở các nơi, vùng đất trống không hàng năm Sở Lâm nghiệp tỉnh ươm

cho các hộ gia đình, làng, xã. Luật bảo vệ môi trường, đất đai, rừng nước và thủy sản, khoáng sản được ban hành và đi vào cuộc sống bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ.

Bảng 4: Diện tích lâm nghiệp, ươm giống, trồng rừng Xiêng Khoảng từ năm 2006 - 2011 T T Nội dung Đơn vị Thực hiện từ năm 2006 – 2010 2006 2007 2008 2009 2010 So với kếhoạch 5 năm

1 Diện tích lâmnghiệp chung 1000 ha 741.2 741.2 741.2 741.2 741.2

2 Số ươm giốngcây 1000 500. 245.83 201.3 174.13 2,500 53.46% 3 Diện trồng rừngtích Ha 400 400 421 590 1.600 103.54%

Nguồn: Sở Thống kê - Kế hoạch hợp tác - Đầu tư và phát triển Xiêng Khoảng

Mặc dù có những khó khăn chung cùng cả nước, nhưng các địa bàn huyện thuộc tỉnh Xiêng Khoảng nói riêng và toàn tỉnh nói chung đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực trồng rừng và khai thác hợp lý tài nguyên rừng. Với sự cho phép của chính phủ, giai đoạn 2006 - 2010 toàn vùng khai thác được 121,348.64 m3 gỗ, trong đó gỗ dùng cho việc xuất khẩu là 116,181.77m3, còn lại là gỗ sử dụng trong nước. Bên cạnh việc thực hiện quản lý, điều tra tổ chức thực hiện khai thác gỗ, ta thấy rằng vẫn còn nhiều sai sót, khai thác ngoài kế hoạch vượt mức 5.166.875m3, tất cả số gỗ đó được bán với giá 340 USD/1m3 (năm 2010).

- Gia đình là đơn vị kinh doanh cơ bản, thích hợp với nền sản xuất nông nghiệp, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Hiện nay trên thế giới, không kể qui mô kinh doanh nông trường lớn hay bé, về cơ bản lấy gia đình làm đơn vị kinh doanh. Sản xuất kinh doanh hộ gia đình có tác dụng động viên tinh thần tích cực của nông dân, đồng thời thích ứng với yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại.

Với đặc thù là một quốc gia nông nghiệp, phần đa dân số sống bằng nghề nông canh tác,chăn nuôi theo hình thức kinh tế hộ là chủ yếu, một thời gian dài, trong quá trình xây dựng hợp tác xã nông nghiệp theo mô hình tập thể hóa không chỉ ở Việt Nam mà trên đất nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói chung và ở tỉnh Xiêng khoảng nói riêng, kinh tế hộ nông dân bị xóa bỏ, chỉ còn là kinh tế phụ gia đình.

Trong sản xuất nông nghiệp, nông hộ là một thực thể kinh tế tương đối độc lập. Từ năm 1980, kinh tế hộ từng bước được phục hồi, các Nghị quyết của Đảng nhân dân cách mạng Lào đã giao cho hộ nông dân xã viên một số quyền tự chủ sản xuất, tiếp sau đó hộ nông dân trở thành đơn vị tự chủ sản xuất. Hiến pháp của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, các hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài để tự chủ sản xuất kinh doanh đã thực sự trở thành đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn. Với số lượng đông đảo, kinh tế hộ nông dân trở thành lực lượng chủ yếu góp phần đưa nông nghiệp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào phát triển nhanh chóng.

Thời kỳ tới kinh tế hộ sẽ thu hẹp về tỷ trọng trong cơ cấu các loại hình kinh tế nông nghiệp, mặc dù giá trị sản xuất vẫn tăng lên ở qui mô hộ. Đến 2015, giá trị sản xuất của kinh tế hộ và các loại hình kinh tế khác trong nông nghiệp không phải kinh tế hợp tác xã và trang trại sẽ chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất toàn khu vực với khoảng 112 nghìn hộ, 200 nghìn lao động, chiếm khoảng 36% tổng số lao động nông lâm thủy sản và khoảng 2,5 triệu ha đất sản xuất, 7% quỹ đất nông nghiệp của cả tỉnh.

Trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ chính là những đơn vị sản xuất riêng lẻ của từng cá nhân gia đình tự tiến hành sản xuất kinh doanh dựa trên các nguồn lực mà gia đình tự có. Ngoài diện tích đất đai trên cạn, mặt nước ao hồ mà Nhà nước giao cho quyền sử dụng, cộng với diện tích đất đai, ao hồ, rừng mà Nhà nước cho thuê, đấu thầu thêm để sản xuất kinh doanh thì hộ sản xuất phải tự tích tụ vốn, tự mua sắm các tư liệu sản xuất, các yếu tố đầu vào của sản xuất khác. Ngoài ra họ phải tự lo đầu ra cho sản phẩm, tự chịu trách

là người lao động, vừa là chủ sở hữu, nhà quản lý. Đây cũng là một khó khăn với hộ sản xuất nhưng cũng là động lực để thúc đẩy hộ sản xuất năng động, tự chủ, sáng tạo hơn trong cơ chế thị trường hiện nay.

Các hình thức kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp hiện nay gồm có: hộ chăn nuôi, hộ trồng trọt, hộ đánh bắt, hộ chế biến.

Tuy nhiên, kinh tế hộ hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Nó mang nặng tính tự cấp, tự túc, manh mún của sản xuất hàng hóa giản đơn; lao động dư thừa trong nông nghiệp, nông thôn, thời gian nông nhàn lớn; sản xuất hàng hóa kém phát triển.

Sự phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn (thủ công nghiệp, xây dựng thương mại, các hoạt động dịch vụ khác) đã góp phần chuyển một phần lao động nông nghiệp có thu nhập thấp sang phát triển các ngành nghề có thu nhập cao hơn, giải quyết thêm việc làm và dần dần thay đổi bộ mặt ở một số vùng nông thôn. Cơ cấu hộ nông thôn phân theo ngành

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở tỉnh xiêng khoảng ( nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào ) giai đoạn 2011 2015 (Trang 26 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w