Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở tỉnh xiêng khoảng ( nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào ) giai đoạn 2011 2015 (Trang 40 - 79)

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và những vấn đề

2.2.2. Đánh giá chung

Một là, cùng với sự phát triển nền nông nghiệp toàn diện,vững chắc, các lợi thế so sánh sự được khai thác, các ngành kinh tế mũi nhọn đã được tập trung đầu tư đúng mức, đã hình thành được những vùng cây trồng vật nuôi trên địa bàn. Trong đó một số sản phẩm hàng hóa tăng nhanh và tự suất hàng hóa cao như: cây khóm, mía…. đáng chủ ý là đảm bảo cho an toàn lương thực vùng, xuất khẩu và sản xuất các cây con là hàng hóa.

Hai là, quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Mặt khác với sự phát triển của các thành phần kinh tế đã góp phần phát triể nền kinh tế hàng hóa. Nhiều hộ dân đã vượt qua được tình trạng sản xuất tự cung, tự cấp đã trở thành hộ tự chủ sản xuất, các mô hình kinh tế phát triển nông nghiệp, thu hút nhân dân trong vùng phát triển sản xuất, vượn lên làm giàu chính đáng.

Ba là, quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh đã thể hiện tính đúng đắn của việc phát huy nội lực bên trong của tỉnh là cơ bản, song việc huy động nguồn vốn bên ngoài là yếu tố hết sức quan trọng.

Vai trò của các cơ sở công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp trên địa bàn của tỉnh là nhân tố rất quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp tiến lên nền kinh tế hàng hóa.

Bốn là, qua kết quả của sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa là đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, nạn đói nghèo ngày càng được đẩy lùi, đời sống vật chất tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện nâng lên, số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm xuống. Các cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, bước phát triển mới, giao lưu kinh tế, văn hóa-xã hội giữa các vùng, nông thôn và thành thị ngày càng được mở rộng thuận lợi hơn.

- Những thành tựu.

Ở tỉnh đã khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta thời gian qua. Từ thực hiện Chỉ thị 200 của Ban Bí thư Trung ương, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn,

đến các Nghị quyết của tỉnh. Được các cấp cơ sở cụ thể hóa thành Nghị quyết, biện pháp của cấp mình, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả đồng thời cộng với sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân trong tỉnh trong việc khắc phục khó khăn, thực hiện sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, vượn lên làm giàu, xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở.

Ngành trồng trọt chuyển dịch dần theo hướng thâm canh, tăng giá trị sản xuất nhưng giảm tỷ trọng, còn chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp có xu hướng tăng dần cả về giá trị sản xuất và tỷ trọng,trong nội bộ ngành nông nghiệp đó có sự phân công lao động theo hướng lao động trong ngành trồng cây lương thực giảm, lao động ở ngành trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công có xu hướng tăng. Điều đó, cho thấy xã hội đã hình thành một số ngành, nghề mới chăn nuôi trở thành một trong những ngành chính của nông nghiệp, nhiều hộ đã phát triển với tiềm năng thế mạnh về khí hậu, thời tiết, và kinh nghiệm sản xuất của người lao động.

Cơ cấu các thành phần kinh tế bước đầu hình thành và phát triển phù

hợp với quy luật kinh tế khách quan, đúng theo định hướng của Đảng và chính sách của Nhà nước.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn đã tác động trực tiếp đến chương trình lương thực, thực phẩm là những chương trình kinh tế lớn của tỉnh. Có thể noi đây là thành tựu lớn nhất của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Những hạn chế.

Một là, kinh tế nông nghiệp nông thôn ở tỉnh và cơ bản vẫn là kinh tế chấm phát triển, ở trình độ thấp so với một số vùng trong tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm.Nông nghiệp phát triển nhưng chưa toàn diện, chưa cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi, độc canh cây lúa còn nhiều. Việc ứng dụng khoa học- kĩ thuật, nhất là cây lúa còn nhiều. Việc ứng dụng khoa học- kỹ thuật, nhất là công nghệ rau thu hoạch chưa được triển khai, không giống cây trồng, vật nuôi còn hạn chế, công nghiệp chế biến phát

triển chậm. Việc quy hoạch bố trí cây trồng, vật nuôi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau chưa kịp thời và lúng túng.

Hai là, về cơ bản kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh vẫn chưa phát triển. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển chậm, lao động nông nghiệp vừa thừa lại vừa thiếu, trình độ dân trí thấp, một bộ phận nhân dân thiếu kiến thức, chưa chí thú làm ăn, vì vậy đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.

Trong lãnh đạo chỉ đạo còn nhiều chặt chẽ, nhận thức một số cán bộ, nhân dân và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh chưa đúng, chưa ngang tầm: ý thức từ vươn lên của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Tỷ lệ đầu tư của Trung ương, của tỉnh cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng này còn thấp. Trong cơ cấu, giữa trồng trọt và chăn nuôi phát triển chưa cân đối, chăn nuôi cũng là ngành quan trọng của tỉnh nhưng phát triển chậm chỉ tăng bình quân hàng năm 4.8% chiếm tỷ trọng thấp, chăn nuôi chưa trở thành ngành sản xuất hàng hóa, trong trồng trọt cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày chưa được quy hoạch thành vùng chuyên canh và hướng tới sản xuất hàng hoá.

Ba là, nông nghiệp tiềm năng còn lớn, chưa khai thác hết và cũng chưa phát huy hiệu quả trong đó bao gồm cả đất đai có hệ số sử dụng thấp, đất phèn mặn và hàng hóa còn nhiều, tập quán sản xuất mét số nơi còn lạc hậu, năng suất lao động nói chung còn thấp, lao động chủ yếu vẫn sử dụng công cụ thủ công thô sơ.

Bốn là, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp kém, đời sống một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, Hệ thống giao thông đi lại trong tỉnh còn nhiều bất cập, một số nơi chỉ đảm bảo đi lại một mùa. Hệ thống thủy lợi còn nhiều yếu kém, chưa đảm bảo cho tưới tiêu và vận chuyển hàng hóa của nhân dân, số hở dụng điện lưới quốc gia còn thấp, đạt 44,6% phát triển văn hóa, y tế, giáo dục có nhiều cố gắng nhưng kết quả còn thấp, trường tạm bợ còn nhiều, mạng lưới y tế cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu khám và điều trí bệnh

của nhân dân, một số trạm y tế xuống cấp trầm trọng nhưng chưa được đầu tư nâng cấp. Đội ngũ bác sĩ và giáo viên thiếu nghiêm trọng (nhất là bác sĩ giỏi, giáo viên cấp III)… Các tệ nạn xã hội còn nhiều, tỷ lệ tăng dân số còn cao, tỷ lệ nghèo ( năm 2005 còn 8,089 hộ nghèo ) chiếm 20,71% đến hiện nay tỉnh Xiêng Khoảng vẫn còn 3.817 hộ nghèo (2010) chiếm 9,78% dân số trong tỉnh, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân còn thấp.

Năm là, năng lực quản lý của đổi ngũ cán bộ nói chung, của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nói riêng còn nhiều hạn chế. Vừa thiếu và số lượng, vừa mất cân đối về cơ cấu. Đặc biệt đội ngũ cán bộ khoa học- kỹ thuật nông nghiệp vừa thiếu, vừa yếu. Các cấp các ngành chậm tổng kết và rút kinh nghiệm nhân rộng những mô hình làm ăn có hiệu quả.

- Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế:

Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh nhưng tập trung vào một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như:

+ Về mặt thuận lợi:

Có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị với nội dung khoán hộ, hộ nông dân có quyền sử dụng đất lâu dài, đất đai ra đời và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hộ sản xuất kinh doanh, người nông dân được quyền làm chủ sản xuất kinh doanh trên mảnh đất của mình…. đó là những vẫn đề rất cơ bản, tạo thuận lợi lớn cho sản xuất và đời sống của đại bộ phận nhân dân ở tỉnh kết quả là nông nghiệp nói riêng và kinh tế toàn tỉnh nói chung liên tục phát triển khá, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, bước đầu có tích luỹ để tái khá xuất mở rộng. Có thể nói tiềm năng kinh tế còn lớn và nếu tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa nông nghiệp với công nghiệp, tiếu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ từng bước càng được phát huy, thì nhất định sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn, ở tỉnh phát triển vững chắc hơn, mạnh mẽ hơn.

Những năm gần đây, nhiều chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước ban hành, cũng là nhân tố tích cực tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. Kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện…đã được trên quan tâm đầu tư, sẽ phát huy được tác dụng trong những năm tới, đây là đồng lực đặc biệt quan trọng cho việc phát triển toàn diện, kinh tế nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Xiêng Khoảng. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo điều hành của tình đến cơ sở cũng đã được nâng lên từng bước cả về lượng và chất; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được quan tâm, đi vào trung tâm hơn đó là nhân tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Về mặt khó khăn.

Một là, thời tiết, điều kiện cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn nhiều diễn biến phức tạp, xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh thấp, chủ yếu là kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp chiếm thời gian rất dài trong cơ chế tập trung, kinh tế thị trường còn mới mẻ và chỉ thời gian ngắn.

Trình độ kiến thức của nhân dân lao động nói chung còn thấp và vẫn nặng về tập quán sản xuất kiểu cũ, chậm tiếp thu ứng dụng kiến thức khoa học- kỹ thuật mới vào sản xuất, đời sống chưa tự lực vươn lên, thiếu tính năng động, sáng tạo.

Hai là, như trên đã trình bày tỉnh cách xa trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, đi lại gặp nhiều khó khăn, vùng căn cứ cách mạng: hậu quả chiến tranh đề lại rất nặng nề đến nay được khắc phục nhưng còn chậm… Từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng sản xuất, vận chuyển hàng hóa, tiếp cận thị trường chưa thu hút được vốn đầu tư, sản phẩm hàng hóa làm ra chỉ tiêu thụ trong vùng, không vươn ra xa được. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ hẹp, thiếu ổn định, sức mua của nhân dân còn yếu (do chất lượng sản phẩm thấp và vận chuyển khó khăn). Không kích thích được sản xuất phát triển dẫn đến thu nhập của nhân dân đạt thấp…đấy là một trong những nguyên nhân cơ

bản làm cho đời sống kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng của tỉnh chưa phát triển mạnh.

Ba là, vốn đầu tư cho phát triển vùng này chưa thật sự được chủ ý vốn cho hộ nông dân vay để sản xuất loại dài hạn không đáp ứng được yêu cầu… lại phân tán vơai tỷ lệ nhỏ như: điện, giao thông, thủy lợi vì thế xuống cấp nghiêm trọng là điều dễ hiểu. Vốn ngân hàng mặc dù có đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng vốn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, thủ tục, thiếu vốn dài hạn. Cho vay nhỏ lẻ thiếu sự tập trung. Mặt khác do trình độ dân trí thấp nên trong sử dụng bố trí vốn làm ăn đạt hiệu quả thấp, trả vốn chậm.

Bốn là, tuy các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh để phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và nói riêng đã có những việc cụ thể hóa còn quá chậm đã hạn chế, thậm chí làm trì trệ các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư phát triển vùng này. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý tuy đã được cải thiện nhưng nói chung vẫn yếu và thiếu, chưa ngang tầm nhiệm vụ; lãnh đạo vẫn thiếu sâu sát kiểm tra, uốn nắn, xử lý những vấn đề nảy sinh trong vùng kịp thời, kinh tế hợp tác hình thành chậm; chậm đổi mới phương thức, nội dung hoạt động; chưa chú trọng xây dựng và nhân rộng mô hình mới có hiệu quả kinh tế cao.

Năm là, nông nghiệp có phát triển nhưng chưa chắc, chưa đồng bộ, chuyển dịch cơ cấu còn chậm, chủ yếu vẫn là thuần nông độc canh cây lúa. Đất đai của tỉnh nhiễm phèn mặn nhiều, chưa được quan tâm cải tạo tấp quán sản xuất còn lạc hậu, lực lượng cán bộ trực tiếp làm nông nghiệp yếu, thiếu, mạng lưới khuyến nông, ngư chưa đáp ứng yêu cầu.

Tóm lại, qua hơn hai mươi năm đổi mới kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn nhiều khó khăn, yếu kém đã vươn lên bước đầu phát triển khá ổn định, thu được nhiều kết quả quan trọng, sản phẩm hàng hóa ngày càng phong phú, chủng loại chất lượng, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, đa số dân

Song qua thực trạng nêu trên cho thấy sự phát triển đó chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, kinh tế phát triển chậm và với quy mô sản xuất còn nhỏ hẹp. Đời sống của một bộ phận nhân dân gặp không ít khó khăn. Để kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Xiêng Khoảng phát triển mạnh mẽ, vững chắc hơn nữa thì vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng khắc phục những yếu kém tồn tại, đòi hỏi các cấp các ngành và nhân dân nhiều vấn đề cần tập trung nghiên cứu có phương hướng, giải pháp bước đi thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

CHƯƠNG 3:

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

TỈNH XIÊNG KHOẢNG.

3.1. Quan điểm chung về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Xuất phát từ các đặc điểm, điều kiện nông nghiệp, nông thôn nước Lào, từ mục tiêu xây dựng đất nước đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước Lào đã chủ trương tiếp tục đổi mới phát triển nông nghiệp, nông thôn theo các điểm sau:

Một là, đặt sự phát triển nông nghiệp, và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, coi là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một bộ phận trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Theo đó đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền và phù hợp với chuyển đổi cơ cấu kinh tế quốc dân. Đặt kinh tế vùng nông thôn trong mối quan hệ nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của nền kinh tế thị trường thống nhất. Đều đó trong chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp phải chủ ý đến vấn đề khoa học, kỹ thuật, công nghệ và các chính sách khuyến khích nông nghiệp phát triển.

Hai là, thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó chủ trọng đổi mới kinh tế Nhà nước và hợp tác xã làm cho hai thành phần kinh tế này phát triển có hiệu quả, từng bước vượn lên làm nền tảng cho nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện để củng cố vững chắc khối liên minh công - nông - trí thức.

Thực chất của quan điểm này là Đảng khẳng định trước sau như một,

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở tỉnh xiêng khoảng ( nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào ) giai đoạn 2011 2015 (Trang 40 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w