Trong thời điểm mùa hè hay là trong khu vực khí hậu nóng ẩm, sự nhân giống và sinh sản của ruồi là vấn đề quan trọng cần quan tâm tại nơi lưu trữ chất thải rắn. Ruồi có thể phát triển trong thời gian 2 tuần sau khi trứng được sinh ra. Đời sống của ruồi nhặn từ khi còn trong trứng cho đến khi trưởng thành có thể được mô tả như sau:
9 Trứng phát triển 8-12 giờ
9 Giai đoạn I của ấu trùng (giòi) 20 giờ 9 Giai đoạn II của ấu trùng 24 giờ 9 Giai đoạn III của ấu trùng 3 ngày
9 Giai đoạn nhộng 4-5 ngày
9 Tổng cộng 9-11 ngày
Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò rất quan trọng và chiếm khoảng 5 ngày trong sự phát triển của ruồi. Để hạn chế sự phát triển của ruồi thì các thùng lưu trữ rác nên đổ bỏ để thùnng rỗng trong thời gian này để hạn chế sự di chuyển của các loại ấu trùng.
2.4.4Sự biến đổi đặc tính lý, hoá, và sinh học của chất thải rắn
Chất thải rắn có thể biến đổi bằng các phương pháp lý, hoá, và sinh
phải có hiệu quả bởi vì sự biến đổi các đặc tính của chất thải rắn có ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch phát triển chương trình quản lý chất thải rắn tổng hợp.
a. Biến đổi vật lý: Bao gồm các phương pháp: tách loại các thành
phần; giảm thể tích bằng cơ khí; giảm kích thước bằng cơ khí. Biến đổi vật lý không ảnh hưởng đến sự thay đổi giữa các pha (ví dụ từ rắn sang lỏng).
b. Biến đổi hoá học: Biến đổi hoá học ảnh hưởng đến sự biến đổi
giữa các pha (ví dụ: rắn sang lỏng hoặc rắn sang khí). Mục đích là làm giảm thể tích và thu hồi các sản phẩm biến đổi. Bao gồm các phương pháp: Đốy (oxy hoá hoá học); và sự nhiệt phân. Các phương pháp này xem như là quá trình nhiệt.
c. Biến đổi sinh học: Biến đổi sinh học các thành phần hợp chất
hữu cơ trong chất thải mục đích là làm giảm thể tích và trọng lượng của các vật chất, sản xuất phân compost, các chất mùn làm ổn định đất, khí metan. Các loại vi khhuẩn, nấm, và men đóng vai trò rất quan trọng trong việc biến đổi các hợp chất hữu cơ. Quá trình biến đổi này xảy ra trong điều kiện hiếu khí và yếm khí tùy thuộc vào sự hiện diện của oxy. Bao gồm 2 phương pháp: Phân huỷ hiếu khí và phân huỷ kị khí.
Bảng 2.6 Các quá trình biến đổi áp dụng trong quản lý chất thải rắn
Quá trình biến đổi
Phương pháp biến đổi Biến đổi hoặc thay đổi cơ bản sản phẩm Lý học − Tách loại theo thành phần − Giảm thể tích − Giảm kích thước Hoá học Đốt
Tách loại bằng tay hoặc máy Sử dụng lực hoặc áp suất Sử dụng lực cắt, nghiền hoặc xay nhỏ Các thành phần trong hỗn hợp chất thải đô thị
Giảm thề tích ban đầu Biến đổi hình dáng ban đầu
Khí hoá Sinh học Hiếu khí compost Kỵ khí phâ huỷ Kỵ khí compost
Sự chưng cất, phân huỷ Đốt thiếu khí
Biến đổi sinh học hiếu khí
Biến đổi sinh học kỵ khí
Biến đổi sinh học kỵ khí
Khí gồm hỗn hợp khí, cặn dầu và than
Phân compost
CH4, CO, SP phân huỷ còn lại
mùn hoặc bùn