chất thải rắn
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách đốt cháy chất thải rắn ở nhiệt độ 550oC, thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong chất thải rắn. Tuy nhiên sử dụng giá trị VS để mô tả khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong chất thải rắn thì không đúng bởi vì một vài thành phần hữu cơ của chất thải rắn rất dễ bay hơi nhưng lại kém khả năng phân huỷ sinh học như là giấy in. Thay vào đó hàm lượng lignin của chất thải rắn có thể đựơc sử dụng để ước lượng tỉ lệ phần dễ phân hủy sinh học của chất thải rắn, và được tính toán bằng công thức sau:
BF = 0,83 – 0,028LC
Trong đó: BF : tỉ lệ phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở VS 0,83 và 0,028 là hằng số thực nghiệm
LC: hàm lượng lignin của VS biểu diễn bằng % khối lượng khô
Các chất thải rắn với hàm lượng lignin cao như: giấy in có khả năng phân hủy sinh học kém hơn đáng kể so với các chất thải hữu cơ khác trong chất thải rắn đô thị. Trong thực tế các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn thường được phân loại theo thành phần phân hủy chậm và phân huỷ nhanh.
Các chất thải rắn với hàm lượng lignin cao như: giấy in có khả năng phân hủy sinh học kém hơn đáng kể so với các chất thải hữu cơ khác trong chất thải rắn đô thị. Trong thực tế các thành phần hữu cơ trong chất thải rắn thường được phân loại theo thành phần phân hủy chậm và phân huỷ nhanh. thời gian dài ở một nơi giữa thu gom, trạm trung chuyển, và nơi chôn lấp. Sự phát sinh mùi tại nơi lưu trữ có ý nghĩa rất lớn, khi tại nơi đó có khí hậu nóng ẩm. Nói một cách cơ bản là sự hình thành của mùi hôi là kết quả của quá trình phân huỷ yếm khí với sự phân huỷ các thành phần hợp chất hữu cơ tìm thấy trong rác đô thị. Ví dụ, trong điều kiện yếm khí (khử), sunphat SO42- có thể phân huỷ thành sunfur S2-, và kết quả là S2- sẽ kết hợp với H2 tạo thành hợp chất có mùi