- Lập thành thạo được bảng hành trình làm việc của động cơ nhiều xy lanh Nhận biết động cơ 4,6 xy lanh thẳng hàng, 6,8 xy lanh hình chữ V.
2. KHÁI NIỆM VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHI TIẾT
2.2.1 Kiểm tra bằng thước cặp
- Dùng để đo các chi tiết có độ chính xác cao và được sử dụng khá phổ biến trong ngành cơ khí. Thước cặp có thể đo được các kích thước bên trong, bên ngoài và độ sâu của chi tiết gia công.
a. Cấu tạo (hình 7.1) -Thân thước chính (Phần tĩnh) gồm có 2 mỏ tĩnh và thân thước thẳng trên có khắc các vạch chia chỉ kích thước cơ bản của thước (mm). - Thân thước phụ ( phần động) gồm có mỏ động và du tiêu. Trên du tiêu có khắc các vạch chia độ chính xác của thước khi đo (hay còn gọi là phần lẻ của kích thước khi đo).
b.Thao tác đo bằng thước cặp
Hình 7.1: Cấu tạo của thước cặp
- Kiểm tra thước : Dùng ngón tay cái đẩy phần động sao cho mỏ tĩnh áp sát vào mỏ động, sau đó kiểm tra khe hở ánh sáng giữa hai mỏ đo. Khe hở giữa hai mỏ phải đều và hẹp đồng thời vạch "0" trên du tiêu và vách "0" trên thân thước chính trùng nhau.
- Thao tác đo : Nới lỏng vít hãm, tay trái cầm chi tiết đo, tay phải cầm thước. Di chuyển du tiêu cho tới khi 2 mỏ tĩnh và mỏ động áp sát vào chi tiết đo. Xiết chặt vít hãm lại, lấy thước ra và đọc trị số.
c. Đọc trị số trên thước:
- Xét xem vạch 0 trên du tiêu trùng hoặc liền sau vạch thứ bao nhiêu trên thân thước chính . Kết quả đó chính là phần chẵn của kích thước đo được. Nhìn xem vạch nào trên du tiêu trùng với 1 vạch nào đó trên thân thước chính thì kết quả đọc được trên du tiêu chính là phần lẻ của kích thước đo được. Cộng kết quả của 2 lần đọc lại ta được kích thước của chi tiết cần đo ví dụ: (hình 7.2) trị số đo = 8 0,08 = 8,08.