Kiểm tra bằng pan me

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Tổng cục Dạy nghề (Trang 90 - 92)

- Lập thành thạo được bảng hành trình làm việc của động cơ nhiều xy lanh Nhận biết động cơ 4,6 xy lanh thẳng hàng, 6,8 xy lanh hình chữ V.

2. KHÁI NIỆM VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CHI TIẾT

2.2.2 Kiểm tra bằng pan me

Đây là loại dụng cụ được dùng khá phổ biến trong ngành chế tạo cơ khí. Panme là loại dụng cụ đo có độ chính xác cao.

a. Cấu tạo (hình 7.3):

Panme có cấu tạo gồm hai phần: Phần cố định và phần di động.

Phần cố định (Hay còn gọi là phần thân thước chính) trên có hai dãy vạch chia xen kẽ nhau tạo thành thân thước thẳng chỉ phần nguyên hoặc 1/2 của mm khi đo. Phần cố định gồm có mỏ cố định và phần thân thước.

Phần động bao gồm mỏ động và vòng du tiêu. Trên vòng du tiêu có 50 vạch chia chỉ phần lẻ

của kích thước đo được. Khi du tiêu quay được 1 vòng thì mỏ động tịnh tiến được 0,5 mm .

b. Phương pháp đo

-Tay trái cầm vào thân thước cong để đỡ lấy thước, tay phải điều chỉnh mỏ động nhờ vít điều chỉnh. Khi quay vít điều chỉnh theo ngược chiều kim đồng hồ thì

mỏ động di chuyển xa dần mỏ tĩnh. Khi quay vít cùng chiều kim đồng hồ thì mỏ động tiến sát vào mỏ tĩnh. Đưa chi tiết vào giữa hai mỏ của thước, ta xoay

núm vặn theo cùng chiều kim đồng hồ cho tới khi mỏ động áp sát vào chi tiết đo. Khi nghe có tiếng kêu phát từ cơ cấu cóc thì dừng lại và lấy thước ra để đọc trị số.

Cách đọc trị số : (Hình.7.4)

- Phần nguyên của kích thước đo được đọc trên du xích thân thước chính. Giá trị đọc được là mm và 1/2 của mm. Ví dụ trường hợp là 7 mm.

- Số % của mm được đọc trên thân thước vòng (du tiêu vòng) và được tính như sau: Xét vạch nào trên du tiêu vòng trùng vạch trên thân thước thẳng thì giá trị đọc được chính là phần lẻ của kích thước đo. Ví dụ trường hợp là 0,38 mm Cộng kết quả 2 lần đọc lại ta được kích thước thực của chi tiết cần đo. Ví dụ trường hợp là: 7 + 0,38 = 7,38 mm. 2.2.3 Kiểm tra bằng đồng hồ so - Là dụng cụ chỉ thị thông dụng được dùng trong các gá lắp đo lường kiểm tra để chỉ ra các sai lệch khi đo. Dùng để đo đường kính, xác định độ côn, ô van của lỗ, đo độ dơ, cong của các cổ trục.

Cấu tạo:

- Đồng hồ so thông thường có hai loại là một vòng số và loại hai vòng số.

Loại hai vòng số: Vòng ngoài thông thường được chia làm 100 vạch mỗi vạch 0,01 mm. Vòng trong mỗi vạch là 1mm. Nghĩa là

Hình 7.4: Cách đọc trị số trên pan me

Hình 7.6: Cách đọc trị số và kích thước thực

kim quay được 1 vòng ngoài thì kim của vòng trong quay 1 vạch.

Loại một vòng số (hình 7.5): Có kết cấu tương tự như loại hai vòng số chỉ khác là không có mặt hiển thị trong chỉ số mm.

Cách sử dụng:

Cả hai loại đồng hồ trên mặt hiển thị đều có kim chỉ thị nếu dịch chuyền 1 vạch là 0,01mm.

Lắp đồng hồ với tay đo và chọn đoạn thước phù hợp với kích thước của lỗ đo lắp vào đồng hồ.

Nghiêng thước đút vào vị trí cần đo của lỗ, điều chỉnh cho kim đồng hồ chỉ về 0 rồi lắc ngang đồng hồ. Quan sát kim hiển thị nếu ở vị trí cao nhất đó là đường kính của lỗ đo.

Muốn biết kích thước thực của lỗ thì đưa đồng hồ so vào thước pan me, xoay thước pan me để kim của đồng hồ so quay đúng số vòng và chỉ số đo trong lỗ rồi đọc trị số trên pan me (hình 7.6).

Trường hợp đo độ ôvan hoặc độ côn của lỗ ta có thể đo ở hai vị trí cần đo quan sát kim chạy lệch bao nhiêu vạch chính là độ ôvan hoặc độ côn của lỗ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ thuật chung về ô tô và công nghệ sửa chữa (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Tổng cục Dạy nghề (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)