CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÊ BÌNH SINH THÁI
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu của phê bình sinh thái
1.3.3. Phƣơng pháp phân tích văn bản
Đối tƣợng của Phê bình sinh thái là các văn bản có chứa đựng các yếu tố và tƣ tƣởng sinh thái nên phân tích văn bản là phƣơng pháp quan trọng của phê bình sinh thái, bên cạnh đó cịn sử dụng thêm nhiều phƣơng pháp phê bình khác nhƣ phân tích tự sự, chính diện khám phá, thẩm vấn sự vắng mặt … Đối tƣợng văn bản chủ yếu của phê bình sinh thái chính là các văn bản văn học nghệ thuật sinh thái và các văn bản văn học nghệ thuật phản sinh thái. Trong đó văn bản văn học nghệ thuật sinh thái chủ yếu bao gồm những tác phẩm văn học nghệ thuật đi từ việc khảo sát mối quan hệ giữa con ngƣời và tự nhiên từ đó tìm ra ngun nhân dẫn đến các nguy cơ sinh thái góp phần thức tỉnh ý thức sinh thái và cảnh báo con ngƣời phải điều chỉnh cách ứng xử với tự nhiên nhằm hƣớng tới những giá trị sinh thái nhân văn. Còn các văn bản văn học nghệ thuật phản sinh thái lại chỉ bao gồm những tác phẩm văn học nghệ thuật mang tƣ tƣởng nhân loại trung tâm hẹp hịi ích kỉ, ca ngợi hành động chinh phục tự nhiên, coi con ngƣời là chủ thể cao nhất, đối lập lợi ích của con ngƣời và tự nhiên. Bởi vậy phê bình sinh thái nghiên cứu theo hai hƣớng rõ rệt. Ở các văn bản sinh thái tìm kiếm sự tồn tại và phƣơng thức sinh tồn của tự
nhiên là hình thức chủ yếu của hƣớng nghiên cứu phê bình sinh thái. Thơng qua các văn bản này để thể hiện vẻ đẹp và vai trị của tự nhiên từ đó nâng cao ý thức đạo đức ln lí sinh thái của con ngƣời đồng thời phê phán hành vi hủy hoại môi trƣờng tự nhiên của nhân loại thực chất đây là hành động tự đào mồ chơn mình của con ngƣời. Bên cạnh việc phát hiện và đề cao ý thức sinh thái trong văn bản, khi nghiên cứu sinh thái còn cần phải chú ý xem trong tác phẩm văn học nội hàm sinh thái đó đã đƣợc biểu hiện một cách nghệ thuật nhƣ thế nào. Vì thế cho nên, phƣơng pháp phân tích tự sự sinh thái trở thành vấn đề quan trọng của hƣớng nghiên cứu phê bình sinh thái. Trong quá trình tiến hành phƣơng pháp phân tích tự sự, ta cần xác định đƣợc các biểu tƣợng sinh thái trong văn bản, tài liệu bối cảnh và nguyên tố đối thoại đồng thời cần nhìn nhận lại cả diễn ngơn phi tự sự và nhìn nhận lại điểm nhìn tự sự. Phê bình sinh thái trƣờng chú trọng khai thác và ngợi ca cái đẹp của quan hệ hài hòa giữa con ngƣời và tự nhiên để từ đó hƣớng con ngƣời vào cảnh giới tƣơi đẹp, thơ mộng nhằm nâng cao đạo đức luân lí mơi trƣờng và thức tỉnh khiến con ngƣời có ý thức tự giác giữ gìn sự hài hịa sinh thái. Q trình phân tích văn bản khơng chỉ giúp ta tìm ra chủ đề sinh thái và sự cân bằng hài hịa sinh thái mà cịn phát hiện ra hình thức biểu đạt thi ý của nó. Trong văn học sinh thái nhiều khi thi ý và sự hài hòa lại đến từ sự biểu đạt các thi ý của chính tác phẩm đó. Phê bình sinh thái cịn tập trung phân tích tự sự và làm nổi bật hiệu quả nghệ thuật trong các tác phẩm văn học. Cùng với mục tiêu tìm ra ý thức sinh thái, nội hàm sinh thái ẩn chứa trong tác phẩm văn học, Phê bình sinh thái cần phải quan tâm đến các biện pháp nghệ thuật mà tác phẩm đã sử dụng để thể hiện điều đó và đánh giá những mặt tích cực, đóng góp cũng nhƣ những tiêu cực, nhƣợc điểm của tác phẩm. Tác phẩm văn học vẫn phải thông qua phƣơng thức nghệ thuật hóa để truyền đạt thơng tin, tăng sức hấp dẫn. Trong q trình phân tích tác phẩm, cần chú ý tìm ra những biểu tƣợng sinh thái bởi dựa vào đó có thể lí giải ý nghĩa sinh thái ẩn tàng trong tác phẩm một cách chính xác và sâu hơn. Có thể khẳng định việc nắm đƣợc các biểu tƣợng sinh thái chính là một cách rất quan trọng của hƣớng nghiên cứu Phê bình sinh thái. Một tác phẩm xây dựng đƣợc biểu tƣợng sinh thái sẽ mang lại cho nghệ thuật biểu hiện những nội
hàm sinh thái một khơng gian lí tƣởng. Điều đó có nhiều ích lợi trong việc nâng cao ý thức sinh thái cho ngƣời đọc. Ví dụ trong Đất rừng phƣơng Nam, các biểu tƣợng sông, biểu tƣợng rừng, biểu tƣợng là các con vật… Ở một khía cạnh nào đó, những biểu tƣợng sinh thái đã trở thành linh hồn của văn học sinh thái và là cơ sở quan trọng của tự sự sinh thái. Khơng những thế, Phê bình sinh thái cịn quan tâm đến việc thống kê các tài liệu về lịch sử về mơi trƣờng có liên quan đến các sự kiện đƣợc trần thuật. Phê bình sinh thái cịn vận dụng quan điểm đối thoại đa thanh nhằm lí giải tác phẩm sinh thái, thậm chí cịn chú ý đến các nhân tố phi tự sự, nhƣ thanh âm và quan điểm của ngƣời trần thuật. Đồng thời còn chú ý đến cả vấn đề về điểm nhìn trần thuật. Ví dụ nhƣ điểm nhìn trẻ thơ, điểm nhìn động vật, điểm nhìn tƣơng lai đều là những điểm nhìn thƣờng đƣợc sử dụng trong văn học sinh thái.
Tiểu kết chƣơng 1
Phê bình sinh thái là một khuynh hƣớng nghiên cứu tuy xuất hiện muộn hơn so với các khuynh hƣớng phê bình truyền thống nhƣng đây là hƣớng nghiên cứu có tiềm năng phát triển khơng chỉ trên thế giới mà ngay cả ở Việt Nam nhất là trong tình hình hiện nay. Mặc dù, hệ thống lí thuyết phê bình sinh thái cịn khá mới mẻ, chƣa thống nhất và đạt đến sự hoàn thiện thực sự nhƣng với sự năng động và tính ƣu việt, thiết thực của một phƣơng pháp nghiên cứu phê bình mới chắc chắn hƣớng nghiên cứu này sẽ đƣợc khai thác và ứng dụng ngày càng nhiều để góp phần giải trừ các nguy cơ sinh thái và nâng cao ý thức sinh thái cho cộng đồng, vì vậy việc xác định đối tƣợng của phê bình sinh thái cũng cần có sự linh hoạt nhất là ở nƣớc ta vẫn chƣa có dịng văn học sinh thái thực sự. Phê bình sinh thái khơng chỉ bó hẹp trong những tác phẩm văn học sinh thái của phƣơng Tây mà còn mở rộng phạm vi nghiên cứu là những tác phẩm có biểu hiện của ý thức sinh thái.
Tiểu thuyết Đất rừng phƣơng Nam của nhà văn Đồn Giỏi mặc dù khơng phải là tác phẩm sinh thái thực sự nhƣng nó chứa đựng nhiều yếu tố sinh thái đặc biệt là sự ngợi ca mối quan hệ hài hòa giữa con ngƣời và thiên nhiên, vẻ đẹp, sự trù phú của tự nhiên…Cho nên việc nghiên cứu tác phẩm từ góc độ phê bình sinh thái sẽ là một minh chứng cho thấy khả năng ứng dụng lí thuyết phê bình sinh thái vào để nghiên cứu những tác phẩm văn học ẩn tàng ý thức sinh thái là việc làm có nhiều ý nghĩa thiết thực.