Điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu Phần i: mở đầu (Trang 83 - 85)

CHƢƠNG 3 TỰ SỰ SINH THÁI TRONG ĐẤT RỪNG PHƢƠNG NAM

3.1. Ngƣời kể chuyện sinh thái

3.1.2. Điểm nhìn trần thuật

Theo Pospelov: “Điểm nhìn là sự lựa chọn cự li trần thuật nào đó loại trừ đƣợc sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện đƣợc miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn”. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong

cuốn Giáo trình dẫn luận thi pháp học (NXB Giáo dục - 1998) cho rằng: “Điểm

nhìn văn bản là phƣơng thức phát ngơn trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm

mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới.” Tiểu thuyết Đất

rừng phƣơng Nam là một cuốn sách viết cho thiếu nhi, chuyện kể về cuộc sống lƣu

lạc của cậu bé An trên các vùng đất khác nhau của mảnh đất Nam Bộ. Đó là hành trình trải nghiệm khám phá để mở ra những hiểu biết vô cùng thú vị về thế giới tự nhiên từ bầu trời, dịng sơng mênh mang tơm cá đến những cánh rừng bạt ngàn vô tận chứa đầy bí ẩn của thiên nhiên. Tác phẩm ra đời lúc đầu là theo đơn đặt hàng của nhà xuất bản nhƣng bằng tình u tha thiết, sự gắn bó máu thịt của một ngƣời

con của mảnh đất phƣơng Nam, nhà văn Đoàn Giỏi đã say sƣa viết bằng tất cả tình yêu và tâm huyết của mình để tạo ra một tác phẩm xóa tan giới hạn thơng thƣờng của một cuốn sách đặt hàng. Tác phẩm đem đến cho bạn đọc về một bức tranh thiên nhiên sông nƣớc Đất rừng phƣơng Nam đầy kì thú, lơi cuốn và điểm nhìn trần thuật chủ yếu của tác phẩm đƣợc đặt vào nhân vật An, một cậu bé thông minh, ham học hỏi thích phiêu lƣu khám phá. Câu chuyện trong tác phẩm bắt đầu từ cuộc sống lƣu lạc của cậu bé trên vùng đất xa lạ đan xen những hồi tƣởng về tuổi thơ khi còn bên gia đình. Hấp dẫn nhất là dƣới con mắt ngây thơ hồn nhiên của một đứa trẻ thành phố, An đã đƣa ngƣời đọc khám phá hết sự phong phú, bí ẩn, kì thú của đời sống con ngƣời trên những vùng đất mà cậu đi qua. Đặc biệt là sự thích thú ngạc nhiên và cả chút sợ sệt của một cậu bé lần đầu tiên đƣợc trải nghiệm thực tế cuộc sống tự nhiên hoang sơ hoàn toàn khác xa so với những kiến thức lí thuyết trên sách vở. Nhà văn Đoàn Giỏi đã thể hiện vốn sống vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc của mình về mảnh đất quê hƣơng một cách chân thực tự nhiên dƣới cái nhìn của một cậu bé nên tất cả diễn ra vô cùng chân thực, thú vị đầy ngỡ ngàng của một hành trình khám phá. Câu chuyện tiếp diễn tự nhiên sinh động theo bƣớc chân lƣu lạc của nhân vật An với tất cả sự ngỡ ngàng, thích thú và khao khát khám phá trải nghiệm cuộc sống mới. Tác dụng của việc sáng tạo ngƣời kể chuyện và điểm nhìn trần thuật khiến cho câu chuyện có tính chân thực, nhân vật tự kể lại những điều mắt thấy tai nghe, bằng chính cảm nhận của mình. Ngƣời đọc đƣợc khám phá hết không gian này đến không gian khác cùng với những nhận thức sâu sắc về những vùng đất mớí, những bí ẩn của tự nhiên. Từ đó góp phần lan tỏa tình u và sự ngƣỡng mộ và cả sự biết ơn của con ngƣời đối với thiên nhiên. Ngƣời đọc ý thức sâu sắc hơn về sức mạnh và vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con ngƣời. Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật để cung cấp những tri thức hiểu biết của một nhà sinh thái lại đặt vào con mắt và cảm nhận của một cậu bé ƣa phiêu lƣu khám phá nên câu chuyện nhƣ một hành trình phiêu lƣu kì thú.

Một phần của tài liệu Phần i: mở đầu (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)