QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Mẫu bài tập lớn môn quản lý doanh nghiệp (Trang 77)

6.1 Nội dung của hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của tài chính doanh nghiệp có vị trí quan trọng đặc biệt, chi phối tất cả các khâu của quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp.

Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà có những nội dung hoạt động tài chính khác nhau, trọng tâm và mức độ quản lý trong từng khâu cũng khác nhau.

Tài chính doanh nghiệp thực hiện các chức năng chủ yếu sau: - Chức năng phân phối.

- Chức năng giám đốc

- Chức năng tạo vốn kinh doanh - Chức năng sinh lời

- Nội dung các hoạt động tài chính chủ yếu của doanh nghiệp gắn liền với việc thực hiện các chức năng của nó và đảm bảo các quan hệ tài chính của doanh nghiệp. Bao gồm:

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và thị trường tài chính. - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường khác - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với hộ dân cư và gia đình - Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp.

6.2 Xác định doanh thu

Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu phản ánh sự tiêu thụ và giá bán sản phẩm, là chỉ tiêu giá trị phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh thu trong kinh doanh vận tải là tiền thu được từ sản phẩm vận tải và các dịch vụ khác.

Do doanh nghiệp chỉ kinh doanh vận tải tức là cung ứng sản phẩm vận tải chứ không kinh doanh các dịch vụ khác, dịch vụ BDSC chỉ nhằm phục vụ nhu cầu trong doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp chỉ có doanh thu từ vận tải.

Để định giá bán sản phẩm vận tải doanh nghiệp căn cứ vào giá thành cho 1 đơn vị sản phẩm và giá của thị trường, thuế đầu ra do nhà nước quy định (thuế GTGT).

Đối với doanh nghiệp xác định doanh thu theo phương pháp trực tiếp.

6.2.1 Xác định giá bán

- Giá bán chưa tính thuế GTGT: GB Gchưa thuế = SSPVT + LĐM - Trong đó:

SSPVT : Giá thành của sản phẩm vận tải.

LĐM : Lãi định mức của doanh nghiệp (LĐM = 15 % SSPVT) Có: Giá bán chưa thuế của doanh nghiệp: Gchưa thuế = 1,1 × SSPVT Giá bán có thuế GTGT: Gcó thuế

Theo quy định của nhà nước thuế VAT cho mỗi doanh nghiệp là 10%

Vậy: Gcó thuế = giá bán không thuế + thuế = Gchưa thuế + 0,1 . Gchưa thuế = 1,1 .GB = 1,15×1,1× SSPVT = 1,15 ×1,1 × 1.517= 1,919 (103 đ/T.Km)

Vậy : Giá bán thực tế là : GB-TT = 1,919 (103 đ/T.Km)

6.2.2 Xác định doanh thu

- Doanh thu:

DT = ∑P × Gcó thuế =113.909.200 × 1,919 = 218.591.755(103 đ)

6.3 Xác định lợi nhuận và phân phối lợi nhuận

6.3.1 Xác định lợi nhuận

Lợi nhuận là kết quả cuối cùng quả quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng, đánh giá tổng hợp hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập từ các hoạt động của doanh nghiệp đem lại.

L = ∑ DT - ∑ C

Trong đó: L : Lợi nhuận của doanh nghiệp. ∑DT : Tổng doanh thu.

∑C : Tổng chi phí.

Sau khi kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước (thuế TNDN). Vì vậy lợi nhuận được chia làm 2 loại:

- Lợi nhuận trước thuế (LTT):

LTT = ∑DT - ∑C = 218.591.755 - 172.842.767,2 = 45.748.987,8 (103 đ) - Thuế thu nhập doanh nghiệp là khoản thuế mà doanh nghiệp nộp cho nhà nước

CthuếTNDN = 20% × LTT = 20%×45.748.987,8 = 9.149.798 (103đ) - Lợi nhuận sau thuế (LST): LST = LTT - CthuếTNDN = 36.599.198(103đ)

Bảng 44. Bảng tổng hợp doanh thu và lợi nhuận

TT Chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị Thành tiền

1 Doanh thu ∑DT 103đ 218.591.755

2 Tổng chi phí sản xuất ∑ C 103đ 172.842.767,2

3 Lợi nhuận trước thuế LTT 103đ 45.748.988

4 Thuế thu nhập doanh nghiệp CthuếTNDN 103đ 9.149.798

5 Lợi nhuận sau thuế LST 103đ 36.599.198

Vậy lợi nhuận của doanh nghiệp là : 36.599.198 (103đ)

6.3.2 Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp

a, Phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp

Trên cơ sở lợi nhuận thu được doanh nghiệp tiến hành phân phối lợi nhuận. Yêu cầu của phân phối lợi nhuận là : Giải quyết hài hòa mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với từng người lao động trong doanh nghiệp.

Việc phân phối lợi nhuận thường được tiến hành theo trình tự sau: - Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước.

- Bù đắp thiếu hụt vốn nhằm bảo toàn vốn kinh doanh. Trích lập các quỹ của doanh nghiệp như sau:

• Quỹ đầu tư và phát triển ( trích tối thiểu 30% LNST ): được sử dụng vào mục đích:

- Đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh.

- Đổi mới thay thế, hoàn chỉnh thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ thiết bị; đổi mới trang thiết bị, điều kiện làm việc.

- Bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp.

- Tham gia liên doanh, mua cổ phiếu, góp cổ phần theo quy định của DN. - Đầu tư nghiên cứu khoa họ, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

cho cán bộ, công nhân viên.

• Quỹ dự phòng tài chính (10% và số dư của quỹ này không quá 25% vốn điều lệ của DN). Dùng để bù đắp khoản chênh lệch từ những tổn thất thiệt hại về tài sản do thiên tai, địch hoạn và những rủi ro trong kinh doanh không tính được tính vào giá thành và đền bù của cơ quan bảo hiểm.

• Quỹ khen thưởng và phúc lợi:

Trong đó quỹ khen thưởng để thưởng thường xuyên, thường kỳ, đột xuất cho các cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp.

Quỹ phúc lợi: Chi cho những hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp ( đầu tư, xây dựng, sửa chữa công trình phúc lợi của doanh nghiệp, chi cho các hoạt động văn hoá thể thao...). Việc trích lập quỹ này phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận trên vốn của năm sau so với năm trước.

Căn cứ kết quả lợi nhuận sau thuế của bảng 44 là 36.599.198 nghìn đồng ta có: a/Trích quỹ đầu tư phát triển: tỷ lệ 50% lợi nhuận sau thuế, tương đương 18.299.599

nghìn đồng

b/ Trích Quỹ khen thưởng, phúc lợi: tỷ lệ 10% lợi nhuận sau thuế, tương đương

3.659.919,8 nghìn đồng, trong đó:

+ Quỹ khen thưởng: 2.195.951,88 nghìn đồng (tương đương 60% x3.659.919,8) + Quỹ phúc lợi: 1.463.967,92 nghìn đồng (tương đương 40% x3.659.919,8) c/Lợi nhuận sau thuế còn lại chưa phân phối: 14.639.679,2 nghìn đồng

(sau khi trích Quỹ đầu tư phát triển và Quỹ khen thưởng, phúc lợi). d/ Cổ tức: 3%

e/ Qũy dự phòng tài chính: tỉ lệ 20% lợi nhuận sau thuế, tương đương

KẾT LUẬN

Thiết kế môn học đã trang bị cho sinh viên phương pháp luận cũng như các bước tiến hành tổ chức quản lý một doanh nghiệp nói chung và một doanh nghiệp vận tải nói riêng. Và cũng giúp cho sinh viên nắm bắt có hệ thống môn học.

Qua thiết kế môn học này giúp cho sinh viên hiểu sâu sắc kiến thức đã học của môn học hơn khi sinh viên ứng dụng chính những kiến thức đó để xây dựng một chiến lược cho một doanh nghiệp. Từ đó sinh viên có thêm những kiến thức thực tế vì trong quá trình làm thiết kế phải tìm hiểu rất nhiều. Và qua đó rút ra nhiều bài học kinh nghiệm trong làm bài, trong trình bày....giúp cho việc làm đồ án sau này.

Bài thiết kế được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ hết sức nhiệt tình của Th.S Vũ Thị Hường bộ môn KTVT & Du lịch – Khoa VTKT – Trường ĐH

GTVT. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hà Thanh Tùng cũng như các thầy cô khác đã giúp đỡ em hoàn thành bài thiết kế này. Do thời gian có hạn và còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức, cũng như kinh nghiệm nên bài làm của em còn nhiều khiếm khuyết về cả nội dung và hình thức. Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô để bài làm của em được hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Mẫu bài tập lớn môn quản lý doanh nghiệp (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)