Nhấn mạnh đời sống thân xác

Một phần của tài liệu Luận đề giới tính trong tranh luận tiểu thuyết trước 1945 – trường hợp đời mưa gió và làm đĩ (Trang 78)

CHƢƠNG 3 GIÁO DỤC TRONG LUẬN ĐỀ GIỚI TÍNH

3.2. Giáo dục thể chất và tinh thần

3.2.1. Nhấn mạnh đời sống thân xác

Có thể nói, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã rất quan tâm đến vấn đề giáo dục giới tính cho thiếu niên, cho nên ngay phần mở đầu tác phẩm trong phần

Thay lời tựa ông đã viết:

“Tìm một nền luân lý cho sự dâm, giáo hoá cho thiếu niên biết rõ tình dục là những gì, đó là những việc phải làm ngay vậy.

Vấn đề nam nữ giao hợp phải đem ra giảng giải cho tuổi trẻ.

Nam nữ thiếu niên vào lúc dậy thì, vào lúc xá thịt rạo rực lên vì những biến đổi âm thầm và sự phát triển của những cơ quan sinh dục, là rất dễ lầm lỗi, rất dễ hư hỏng, nếu không được bậc cha mẹ chỉ bảo những điều cần biết và đề phòng mọi hoàn cảnh xấu hộ cho.”[39, 8]

Như vậy, vấn đề giới tính phải được giáo dục cho thiếu niên từ ngay trong gia đình, đặc biệt là vai trò của cha mẹ. Trong tiểu thuyết Làm đĩ,

Huyền là một cô bé thông minh nhưng hay tò mò nhất là những chuyện liên quan đến giới tính. Khi em mới lên chín lên mười tuổi thấy mẹ đẻ từ đứa em này sang đứa em khác, Huyền đã lần lượt đi tìm giải đáp cho những thắc mắc về sự tò mò của mình vì người lớn, cha mẹ, trong gia đình không giúp.

Lần đầu tiên để ý đến hình dáng của mẹ qua cái bụng thì Huyền đã thấy nó to một cách ghê gớm mà sao từ trước em không để ý… Em liền hỏi me:

- Me ơi, sao bụng me lại to thế?

Me em gọi em lại gần, hiền từ xoa đầu em, khẽ đáp” - Vì chị Huyền sắp có em bé nữa đấy, chị Huyền ạ - Me có gãy tay đâu mà đi nhà thương?

- Vào nhà thương để đẻ em bé, chị Huyền à. - Em bé ở đâu?

Nhưng Huyền đã kinh ngạc và nhận ra một điều là người lớn đã nói dối em (vì bất cứ lúc nào, bất cứ việc gì, người nhớn cũng chỉ nói dối). Cả người cô của Huyền cũng hùa vào theo mẹ Huyền để nói dối Huyền.

Và Huyền cãi rồi thắc mắc và hỏi tiếp:

- Thế nó bú vào đâu? Sao không thấy nó khóc? - Đẻ xong nó mới bú chứ! – Me em đáp.

Em lại hỏi

- Thế đẻ bằng chỗ nào?

- Đến đây me em nín. Cô em cười và bảo: - Đẻ ra đằng nách.[39,39]

Nghe xong câu nói của cô, Huyền đã tin ngay (không hiểu sao em vẫn

nghĩngười nhớn hay nói dối mà nghe thế, em lại tin ngay).

Từ câu trả lời của me và cô đã không thành thực với Huyền – một cô bé chỉ mới tám, chín tuổi. Ở lứa tuổi của Huyền thì cần phải có câu trả lời chân thực và sự giảng giải cặn kẽ, dễ hiểu để tránh sự thắc mắc hay tò mò của bọn trẻ lại không có. Lẽ ra ngay từ người mẹ, cần phải có cách dạy con và giáo dục giới tính cho con cái ở lứa tuổi thiếu niên, mới lớn khi chúng có sự thay đổi về tâm lý thì chính mẹ của Huyền lại thiếu sót và lờ qua. Cho nên sự tò mò của Huyền vẫn chưa được giải quyết triệt để, thế là em tiếp tục có những thắc mắc trong đầu. Huyền lại hỏi tiếp:

- Làm thế nào để có con?

Đẻ em chưa kịp đáp, thầy em đã sa sầm nét mặt xuống mà rằng: - Thế mà cũng nói mãi được. Đi chơi! Đi ngay!

Hãi hùng em chạy vội đi chỗ khác. [39,39]

Sự việc tiếp theo Huyền chứng kiến cảnh một con gà đang đứng đẻ và nó đẻ ra một quả trứng thì Huyền lại hỏi người vú già ở trong gia đình. Và những câu trả lời qua loa của vú già chưa làm cho Huyền hiểu hết vỡ nghĩa

cái vấn đề làm trí em bấy nay. Từ đó Huyền bắt đầu không tin lời của mẹ nữa.

“Em cho rằng me em chỉ nói dối, thành thử dạy bảo em điều gì, em cũng nghi ngờ, em cũng chỉ vâng lời ngoài mặt.” [39,40]

Sự việc thứ ba, liên quan đến một cô giáo đã từng chửa hoang và con phải cho đi. Với câu nói ngô nghê không hiểu biết về sự sinh đẻ nhưng Huyền lại hay quan tâm vì chưa hiểu rõ làm thế nào mà con người “đẻ” và đẻ ở đâu, đẻ ra con hay trứng. Vì không hiểu biết lại tò mò nên Huyền đã vô tư nói với mọi người:

- Nay mai mẹ cháu cũng đẻ, mà chắc là đẻ ra trứng.

Với câu nói ấy làm cho cả nhà Huyền kinh ngạc và đồng loạt mắng nhiếc em:

Câm ngay! Rõ nhà vô phúc![39,41]

Cha Huyền cũng giống như mẹ của em, khi thấy con gái tò mò và không hiểu về chuyện của người lớn về vấn đề sinh em bé, ông cũng không dạy bảo cho con hiểu về sự tò mò đó mà chỉ đè quyền làm cha quát mắng, nạt nộ con. Trong khi ngay từ nhỏ Huyền đã có sở thích và trí tò mò khác với những đứa trẻ cùng lứa láng giềng. Vậy vai trò trách nhiệm và nghĩa vụ của cha mẹ lúc này rất lớn đối với giáo dục về giới tính cho con. Nhưng chính cha mẹ Huyền đã làm cho em mất niềm tin vào người lớn chỉ vì toàn nói dối, thậm chí thay bằng lời giải thích, phân tích chỉ bảo thì lại dùng roi vọt quát mắng, đánh đập. Thậm chí cho là nhà “vô phúc” vì mất hết thể diện tiếng tăm tốt đẹp khi có đứa con như Huyền.

Có lẽ cha mẹ Huyền cũng như cha mẹ trong những gia đình khác, họ chỉ biết dạy theo một chiều nghĩa là các con chỉ biết vâng lời cha mẹ và không được quan tâm đến chuyện của người lớn. Cha mẹ không có sự chia sẻ, tâm sự hay hỏi han quan tâm về vấn đề giới tính. Cho dù chúng rất cần được biết và cần được giáo dục đầy đủ, hoàn thiện để có kỹ năng giao tiếp và ứng xử

trong cuộc sống. Cho nên cứ thấy con cái nói những câu không vừa ý hoặc làm những việc trái với luân thường đạo lý thì cha mẹ hoặc người lớn cho rằng chúng “hư” hay “nhà vô phúc”. (Đó là con cái sống phải biết tuân thủ theo ngũ luân và ngũ thường đã định trong xã hội không được thay đổi. Nhất là trong gia đình cha mẹ, người lớn có quyền áp đặt cho con cái, trẻ nhỏ phải nghe theo, làm theo). Còn quan niệm về “hư” trong thời ấy cũng chưa thật sự

là đúng đắn. Bởi, nếu chỉ vì những câu hỏi do tò mò muốn hiểu biết của trẻ con như Huyền về giới tính đã cho là “hư” thì đấy là một nhận định phiến diện, quy chụp không có tính giáo dục mà chỉ làm cho trẻ con thêm tò mò hơn. Vì tuổi của Huyền đang cần có sự giảng giải và phân tích kỹ lưỡng của người lớn cho Huyền hiểu biết mỗi khi thắc mắc hoặc không biết về vấn đề giới tính. Đấy là sự cần thiết cho lứa tuổi thiếu niên như Huyền. Lẽ ra thấy Huyền như vậy cha Huyền phải dạy cho Huyền biết thì ngược lại, cha Huyền đã nọc Huyền ra đánh một trận nên thân lại còn cấm khóc. Với cách sống và đối xử với con cái như cha mẹ của Huyền, nhà văn hoàn toàn không đồng tình mà còn cảnh tỉnh, phê phán những bậc làm cha mẹ trong xã hội bấy giờ vì thiếu phương pháp tích cực thậm chí cổ hủ, né tránh trong giáo dục dạy bảo con cái. Trong khi đó, xã hội lại đầy rẫy những những cám dỗ, đen tối đang bủa vây con người.

Đến bọn học trò con trai thì nói chuyện vợ chồng sinh đẻ, với nhau, tranh nhau nói với bạn gái và tỏ ra mình cái gì cũng biết. Thằng Ngôn, bạn Huyền mới chục tuổi ranh đã chứng minh bố mẹ nó ăn nằm với nhau như thế nào với bạn gái của nó bằng cái “trò chơi vợ chồng”. Tại sao nó lại có hành động trò chơi người lớn như vậy? Vì trong gia đình, bố mẹ ngủ với nhau ngay cạnh chỗ con cái nằm, cũng không cần tắt đèn khi giao cấu. Thậm chí cha mẹ cũng không quan tâm đến tính nghịch ngợm hay bắt chước của trẻ con. Chính bởi bố mẹ rất hớ hênh nên không ngăn nổi thằng Ngôn “vỡ lòng học lấy” để rồi đẩy cô Huyền tham gia vào trò chơi bắt chước chuyện người lớn của nó.

Với những đứa trẻ biết suy nghĩ thì cứ phải nghe người lớn chửi nhau thì dùng toàn chữ gọi tên các bộ phận sinh dục và chỉ sự nam nữ giao hợp. Còn Huyền mỗi khi mẹ của Huyền là bà phán mà nựng con trai bé thì tay bà lại có động tác mó máy bộ phận sinh dục của nó, thích chí lại giơ ra trước mặt Huyền mà báo: “Ghét, ghét cái con bòi ông đây này!”[39,46 ]

Nhiều gia đình Việt Nam trong xã hội xưa lúc nào cũng nói đến chuẩn mực đạo đức về cách làm người trong khi nuôi dạy các con. Nhưng người lớn đã làm gì, nói gì và giáo dục được gì về đạo đức, chỉ bảo về giới tính cho con em để sống có đạo đức và am hiểu đầy đủ về giới tính thì lại không. Khi cha mẹ đề cập đến thì chỉ tạo thêm sự tò mò cho bọn trẻ mà thôi. Cho nên đó là cách dạy kiểu truyền thống máy móc không khoa học, theo một chiều. Nghĩa là cha mẹ bảo sao con nghe vậy dẫn tới con cái thường thụ động trong cuộc sống.

Khi đến tuổi dậy thì, Huyền mang trong mình bao nhiêu hoang mang, lo sợ. Một người con gái đến tuổi xuân tình phát động có bao nhiêu chỗ khổ tâm mà không thể đem ra nói được với ai. Dẫu với mẹ thì Huyền cũng không sao hở môi tâm sự được. Huyền hoảng hốt nhất là lúc thấy kinh lần đầu tiên, thử hỏi mẹ về vấn đề nam nữ ra sao thì mẹ chỉ đáp: “Bao giờ lấy chồng con sẽ biết rõ…” Theo lời cảm nhận của Huyền thì “cả sự giáo hóa về vấn đề ấy, gia đình em huấn luyện cho em từ trước đến sau chỉ có một câu ấy mà thôi!”

[39,50] Và trong khi đó thì chị em bạn gái, bạn trẻ con, đám tôi tớ hễ động đến vấn đề ấy là cứ như nói cho sướng mồm như để khiêu khích tình dục vậy.

Trong đời con gái, đến tuổi dậy thì cũng là lúc tâm lý thay đổi rất nhiều. Từ cách ăn mặc cho đến hành động, lời nói và các mối quan hệ cũng thay đổi. Chính Huyền đã kể lại: Lần đầu tiên, mặc cái quần trắng len lét qua mắt thầy em, trái tim em… trái tim em hồi hộp. Thầy em trừng mắt gọi lại hỏi: “Đồ đĩ! Tao đã cho phép mày ăn mặc như thế đấy à?”[39,69] Rồi mẹ

người ta dám rước đi nữa?” [39,69] Phải chăng đó là một cách giáo huấn tỏ

ra rất nghiêm ngặt của cha mẹ với Huyền? Nhưng cha Huyền đâu có thực hiện được để nêu gương cho con cái của mình. Cảnh gia đình Huyền đâu có được yên vui và hạnh phúc. Cha Huyền đâu có có sống theo chuẩn mực đạo đức vì dần dần ông cũng thay tính đổi nết.

“Xưa kia đạo đức bao nhiêu, bây giờ đâm ra chơi bời bấy nhiêu. Thường tối nào cũng đi đến ba giờ đêm mới về, không hiểu cờ bạc hay trai gái, dễ thường cả hai thứ ấy” [39,70,71]

Trước lối sống sa đoạ của cha, mẹ Huyền không biết làm gì ngoài sự tủi thân và khóc. Đây chính là sự bất công xảy gia ngay trong gia đình. Người chồng có quyền sống tự do, buông thả, ăn chơi, đa thê đa thiếp còn người vợ chính thất thường chỉ âm thầm, nhẫn nhịn và cam chịu. Và cũng không riêng gì cha Huyền sinh hư mà trong xã hội ấy đầy bất công như thế thì cha Huyền có rất nhiều “ông bạn già phá gia chi tử” [39,71]. Rồi một hôm thầy Huyền “oanh liệt rước cô vợ bé về nhà”[39,71] - một chị ả đào đã có mang, khiến mẹ Huyền tức giận không chịu nổi nữa đành bỏ về quê cùng mấy em nhỏ của Huyền sinh sống.

Huyền đã nhớ và kể rằng:

“Em còn nhớ buổi tối hôm ấy - Ôi, mỉa mai! - Bên ngoài trời rả rích mưa, me em ngồi ôm đứa em bé mà xì xụp khóc, chị em thì cãi nhau với đầy tớ dưới bếp, anh em vừa khoác áo, lấy mũ ra đi theo bọn con giai mất dạy mà bỏ cả sách đèn, thầy em cũng vừa lên xe với mấy ông bạn già phá gia chi tử, em ngồi cặm cụi viết một bài luận pháp văn tả một cảnh hạnh phúcgia đình trong đó có bố ngồi đọc báo, anh ngồi học, em bé chơi ngoan, mẹ đan áo, mình làm bài, vân vân…” [39,71]

Vì phải làm bài luận mà Huyền đã thấy rõ cảnh chìm đắm của gia đình mình trái hẳn với cảnh mà cô giáo yêu cầu tả. Và có lần Huyền đi tìm cái bút chì để vẽ nhưng do không có anh ở nhà, Huyền đã mở cặp sách của anh thì rơi

ra một tập ảnh khiêu dâm, nam nữ không mặc quần áo…đã làm cho Huyền mất kiểm soát vể thân thể.

Phải chăng là do người lớn luôn giáo dục con theo kiểu truyền thống, chỉ có né tránh mà không dạy cho những điều mà con em cần biết khi đến tuổi dậy thì thân thể thay đổi rất nhiều? Để rồi chúng không ý thức bảo vệ được chính cơ thể - thể chất quý giá của mình. Không kiểm soát được hành vi chuẩn mực của đạo đức nên mới có những đứa trẻ nghịch đùa cơ quan sinh dục, thủ dâm, rồi có thể dẫn đến hiếp dâm nữa. Cụ thể là thằng Ngôn và Huyền đã có những hành vi “hư với chính mình” trong thời gian dài làm cơ thể xanh xao yếu ớt. Cho nên vai trò của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục giới tính cho trẻ ngay từ tuổi thiếu niên là rất quan trọng. Thậm chí đến nay vẫn còn nhiều người chưa thấy được vấn đề giới tính trong giáo dục là cần thiết. Thế mà, từ năm 1936 Vũ Trọng Phụng đã nhìn nhận ra vấn đề này hết sức quan trọng. Hơn nữa, nhà văn thể hiện rất rõ quan điểm của mình thông qua nhân vật Huyền phải chịu sự phối rất lớn về sự mất cân bằng trong về vấn đề giới tính trong giáo dục. Đó là, do cha mẹ Huyền không dạy bảo cho Huyền hiểu biết cụ thể về những điều em quan tâm trong cuộc sống, về sự phát triển và thay đổi của cơ thể nên Huyền phải tự mình khám phá và tìm hiểu lấy. Vì vậy, Huyền luôn phải giấu diếm về những hành vi trái đạo đức của mình. Từ đó, dẫn đến việc Huyền đã mắc sai lầm từ nhỏ khi để cho bạn trai mới lên mười tuổi đụng chạm đến cái quý giá của cơ thểkhi dạy vỡ lòng cho em về chuyện làm vợ làm chồng. Đến khi mười lăm mười sáu tuổi, đang đi học nhưng Huyền luôn “hư với bản thân”cho dù không ai biết.

Như vậy ta thấy rằng, vấn đề giới tínhtrong giáo dục cho thế hệ thiếu niên không được đầy đủ là rất nguy hiểm. Dù những đứa trẻ sinh ra trong gia đình khá giả giàu có, cha mẹ có địa vị xã hội cho con đến trường học thì chúng cũng được quan tâm dạy bảo đầy đủ về mọi mặt. Thông thường chúng chỉ được quan tâm dạy học về kiến thức văn hóa mang tính lý thuyết mang

tính trìu tượng trong sách vở, trong khi đời sống thể chất lại không được quan tâm. Cho nên dù Huyền là cô bé thông minh, được đi học từ nhỏ nhưng Huyền vẫn không ý thức được phải biết coi trọng cơ thể và phải gìn giữ giá trị của cơ thể là vậy.

3.2.2. Ý thức về giáo dục đời sống tinh thần

Cha mẹ Huyền đã cho em đi học ở trường ngay từ nhỏ. Em cùng các bạn được thầy cô giáo dạy cho biết chữ và hiểu biết về kiến thức cơ bản theo từng bậc học. Ở lớp, ở trường Huyền được tiếp xúc và chơi với nhiều bạn cùng trang lứa. Huyền cũng như các các học sinh khác, càng lớn càng được

Một phần của tài liệu Luận đề giới tính trong tranh luận tiểu thuyết trước 1945 – trường hợp đời mưa gió và làm đĩ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)