CHƢƠNG 2 PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH
2.1. Giới tínhtrong gia đình Đời mưa gió
2.1.1. Tuân phục phong tục truyền thống
Tuyết vốn được sinh ra trong một gia đình giàu có, cha cô cũng có địa vị xã hội và Tuyết cũng được cha mẹ nuôi ăn, nuôi học đầy đủ. Qua bức thư Tuyết viết đã kể cho Chương biết: “Em là con một nhà ... quý phái, - anh tin
hay không cũng mặc anh, - thuở nhỏ, em học chữ Pháp. Năm mười bốn tuổi, em đậu tốt nghiệp, nhà cho ra Hà Nội theo học trường nữ Cao đẳng tiểu học.
“Tuy ở tỉnh nhỏ mới ra Hà Nội lần đầu, nhưng cũng chẳng bao lâu em theo được ngay các cách lịch sự nơi thị thành. Nhà em lại giàu có và em lại được cha mẹ nuông chiều, nên tuy năm ấy em mới mười sáu, nghĩa là hai năm sau, em đã đua ăn đua mặc chẳng kém một ai ... Trong óc em chứa bao nhiêu hy vọng về tương lai, về một đời rực rỡ mà em sẽ cùng người bạn trăm năm
cùng sống sau này. Biết bao công tử tuấn tú trẻ trai ngày ngày ngắm em, cặp mắt cảm động, đầy những sự thèm thuồng, ước ao.” [28,72]
Khi còn ở với cha mẹ, Tuyết có tình cảm và quan hệ với cha mẹ rất tốt. Tuyết được cha mẹ rất mực yêu thương và luôn chiều chuộng. Dù là con gái nhưng được nuôi ăn học rất chu toàn và đầy đủ. Như vậy, khi còn nhỏ Tuyết không bị cha mẹ phân biệt đối xử giữa con trai và con gái về chuyện học hành. Điều này khác hẳn với Thu và Loan. Thu và Loan không được tác giả nói về việc được cha mẹ nuôi học từ nhỏ như Tuyết. Cho nên Thu và Loan từ nhỏ tới lớn dường như không được tiếp xúc với nhiều người và có nhiều bạn như Tuyết.
Thế nhưng, gia đình Tuyết cũng không ngoại lệ, vẫn theo tư tưởng truyền thống là ép gả con gái lấy chồng theo lựa chọn của cha mẹ, nghĩa là “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Đây là một hệ tư tưởng đã thành định kiến của xã hội ngày xưa “trọng nam khinh nữ” – nói cách khác là phân biệt giới tính – con gái không có quyền lựa chọn hôn nhân, hạnh phúc cho mình.
Theo như Tuyết đã kể lại cho Chương:
“Thế rồi, năm em mười bảy, mẹ em báo cho em biết rằng có người hỏi em.
Rồi cuối năm ấy em thôi học để theo về nhà chồng ... Nào em có hiểu ra sao?
Mà nào em có rõ mặt chồng em ra sao? Chỉ biết người ta hỏi, người ta cưới linh đình rồi mình trở nên vợ người ta, trở nên con dâu người ta. Thế thôi.” [28, 72,73]
Như vậy, Tuyết không hề biết chồng mình là người như thế nào cả về diện mạo lẫn tính cách. Nhưng Tuyết bắt buộc phải nghe lời, tuân theo ý lòng cha mẹ cũng chỉ vì quan niệm từ xưa “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Người xưa quan niệm mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi
vậy, định vợ gả chồng là cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ tiên, dòng họ là phải truyền giống về sau để “vĩnh truyền tông tộc”, do đó luân lý cho người “vô hậu” là phạm vào điều bất hiếu rất lớn. Việc hôn nhân không những chỉ có nguyên nhân huyết thống mà còn có nguyên nhân kinh tế. Vì vậy, cha mẹ thường tìm một gia đình khác “môn đăng hậu đối” rồi gả con của mình vào mà không cần biết ý kiến của con như thế nào.
Việc chọn mối và ép gả con gái lấy chồng, cha mẹ Tuyết cũng giống như gia đình Loan và Thu. Cha mẹ Loan khi thấy Chương hỏng thi thì tỏ luôn thái độ khinh miệt và phân biệt đối xử mất công minh ngay về giới tính:“Người lấy con tôi phải là người có nghề nghiệp, căn bản.” [28,8] Do cha mẹ đã khinh bỉ không chấp thuận gả con gái cho Chương thì Loan cũng nghe theo lời cha mẹ rồi Loan đã từ hôn với Chương để chấp nhận sự sắp đặt của cha mẹ.
Còn cô Thu, mẹ của cô là bà phủ Thanh – một gia đình cũng rất khá giả vì cha Thu từng làm quan, khi mất để lại một khối tài sản khá lớn. Bà phủ rất yêu quý Thu và luôn nghĩ về Thu: “Bà chắc rằng là con nhà giàu sang mà lại
có nhan sắc thì chẳng cần vội vàng. Làm gì rồi không chọn được một nơi thật xứng đáng.” [28,34] Mẹ của Thu không tin vào bà mối nhưng bà lại muốn tự
kén chọn chồng cho con. Dù bà có nuông chiều Thu, bà cho phép Thu tùy ý kén chọn chồng nhưng nhiều lần bà vẫn khuyên con nên lấy người này người nọ. Và khi gặp ông huyện Khiết, mẹ Thu rất ưng ý và bằng lòng muốn Thu đồng ý lấy làm chồng dù chỉ gặp vài lần.
Như vậy cả Tuyết, Thu và Loan đều là những người con luôn chịu sự sắp đặt của cha mẹ khi đến tuổi xây dựng gia đình. Các cô đều là những người không được lựa chọn người yêu và hạnh phúc cho mình. Không thể vượt qua sự rào cản của truyền thống trong xã hội. Các cô đều là những người con gái phải nghe lời, phải tuân theo luân lý đã định sẵn từ lâu trong xã hội ấy.
Tuyết bị cha mẹ buộc thôi học để ép gả chồng khi cô mới 17 tuổi. Cái tuổi mộng mơ với bao hy vọng, hoài bão, mong ước hướng về tương lai. Cha mẹ đã dập tắt vì đã lựa chọn và gả Tuyết cho con trai của một gia đình giàu có. Nhưng cô đâu có biết chồng mình là ai, là người như thế nào.Theo lời của Tuyết tự thuật lại rằng:
“Chồng em. Khốn nạn! Giá hắn lấy độ một vài phần hay phần tốt của các trang công tử mà em thường gặp hay em thường tưởng tượng, thì em cũng đủ tự an ủi gượng một đời. Nhưng trời ơi, cậu ta chỉ được mỗi một nết: là con cưng một nhà quan. Anh tính, ai lại đã mười bảy, mười tám tuổi đầu mà còn ngây ngốc như một thằng bé con lên mười, chẳng biết một tí gì.’’[28,73]
Vì bị gả ép, ngay từ đầu Tuyết sống với chồng, cô đã coi thường chồng không ra gì, chỉ như một đứa trẻ lên mười. Chồng cô không được học hành tử tế, đến nơi đến chốn và cũng không có nghề nghiệp. Vì anh ta mới chỉ học đến lớp nhất trường Pháp – Việt, trong khi Tuyết đã học đến bậc Cao đẳng tiểu học. Do vậy nhận thức, hiểu biết về xã hội, cuộc sống của hai người đã có sự chênh lệch và khác nhau rất nhiều.“Nhưng cậu ta cũng biết làm chồng, và
một năm sau vợ chồng đã sinh được một thằng con trai.’’[ 24,73]Trước hết
đó là bản năng của người đàn ông bên cạnh người vợ. Đồng thời, chồng của Tuyết đã tuân phục làm tròn trách nhiệm, bổn phận duy trì nòi giống nối dõi tông đường cho gia đình.
Do hai vợ chồng cùng không nghề nghiệp nên phải ở chung và hàng ngày chỉ biết ăn bám cha mẹ chồng. Vì vậy, quan hệ giữa Tuyết với mẹ chồng khó có thể yên vui, tốt đẹp được. Đặc biệt trong xã hội đương thời, vốn quan hệ mẹ chồng nàng dâu thì không bao giờ có được sự hòa thuận. Mối quan hệ ấy đã có những câu nói đi vào đời sống trở thành định kiến ăn sâu vào tiềm thức của con người khó có thể hóa giải trong xã hội ấy:
Thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng”
Vì thế, quan hệ mẹ chồng nàng dâu như là câu chuyện của muôn nhà, muôn đời, muôn kiếp không có hồi kết. Trong khi đó, Tuyết vốn là một cô gái được đi học và có“một khối óc tốt tươi và một trái tim dễ cảm” lại phải nghỉ học lấy chồng sớm. Đã vậy, Tuyết phải ở với người chồng mà nàng chưa hề quen biết. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, nàng cũng phải hầu hạ mẹ chồng. Nhà chồng đối xử với Tuyết đâu có được tốt như cha mẹ nàng mong muốn nhưng cô luôn phải tuân phục. Cho nên cô phải “hầu hạ mẹ chồng như một
con ở”. Và “Lại thêm cha mẹ chồng cổ lỗ, bắt khoan bắt nhặt con dâu từng li từng tí.” [28,73] Ngày xưa là vậy, những gia đình quan lại, địa chủ, giàu có,
thường hay đối xử bất công với con dâu. Vì họ quan niệm, bỏ tiền cưới về thì có quyền bắt khoan bắt nhặt. Tuyết làm phận dâu con chỉ biết vâng lời tuân phục không được làm trái sẽ xấu lòng mẹ cha, họ tộc hai bên.
Như vậy, trong mối quan hệ của Tuyết với gia đình nhà chồng có sự phân biệt đối xử giới tính không công bằng. Tuyết là con dâu mà như một người ở, trong khi con trai họ “vô học vô nghệ” thì được cưng chiều hết mức. Con dâu cưới xin đàng hoàng về làm chính thất mà đối xử thậm tệ như người hầu trong nhà. Từ sự đối xử bất công bằng cùng với việc Tuyết phải sống chung với người chồng không ra dáng của một người đàn ông nên Tuyết đã đau khổ, chán nản và cảm thấy ê chề dù luôn sống có ý thức đúng mực, tuân phục theo phong tục truyền thống phận làm con dâu trong gia đình nhà chồng.