Phản ánh những “góc khuất đàn bà”

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 52 - 54)

6. Cấu trúc luận văn

2.4. Phản ánh những “góc khuất đàn bà”

Trong một số năm trở lại đây, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời đã có nhiều thay đổi. Con ngƣời trong văn học hiện lên với tất cả dáng vẻ đời thƣờng nhất. Đặc biệt, ngƣời phụ nữ luôn muốn đƣợc là “chính họ” bất luận cái nhìn phán xét của xã hội. Lúc này, ngƣời phụ nữ có đủ các mặt tốt - xấu, hiền - dữ, lý tính - bản năng, ... Bằng sự trải nghiệm, suy ngẫm và “mổ xẻ” về chính bản thân mình, hai nhà văn nữ đã nhìn nhận ngƣời phụ nữ ở những “góc khuất đàn bà” – điều mà vốn d rất khó nói trƣớc đây. Những “góc khuất” đàn bà ấy khi trỗi dậy sẽ lấn át lý trí, bổn phận, trách nhiệm để họ đƣợc sống những phút giây là chính mình. Dƣờng nhƣ nhà văn nữ, bằng sự tinh tế và từng trải đã nhìn thấy đƣợc ẩn sau dáng điệu nhu mì, cam chịu của ngƣời phụ nữ là những góc khuất chực chờ nổi loạn.

Một trong những “góc khuất” của ngƣời phụ nữ đƣợc Y Ban tập trung khám phá chính là những thói tật đời thƣờng. Đó là thói tham lam, phù phiếm. Sự phù phiếm ấy biểu hiện từ trong những nhu cầu vật chất (Cuộc chiến giữa các nền văn hoá) đến đời sống tinh thần. Bên cạnh những ngƣời đàn bà rất dịu dàng cũng xuất hiện nhiều nhân vật đanh đá, chua ngoa. Ngƣời mẹ trong Con mang cuộc đời của mẹ là một ngƣời đàn bà đanh đá, khắc nghiệt ngay cả với con đẻ của mình. Trong truyện Hành trình của tờ tiền giả dù đƣợc xây dựng là nhân vật chính diện, đấu tranh chống lại cái xấu xa, giả dối thì ngƣời đàn bà vẫn có hạn chế nổi bật là tính đáo để, chanh chua.

Bên cạnh đó, Y Ban cũng tỏ ra khoan thứ cho những ngƣời đàn bà ngoại tình. Thay vì phán xét chuyện đạo đức, trách nhiệm, chị xem “ngoại tình” là một hiện tƣợng tâm lí phức tạp hơn là một hiện tƣợng đạo đức. Nó cho thấy tâm hồn ngƣời phụ nữ luôn khao khát đƣợc yêu thƣơng, chiều chuộng. Họ không thỏa hiệp với sự đơn điệu, nhàm chán, và “xơ hóa” cảm

xúc trong đời sống vợ chồng. Ta có thể bắt gặp điều này trong các tác phẩm

Tự, Gà ấp bóng, Sau chớp là giông bão, Hai bảy bước chân là lên thiên đường của Y Ban... Tuy mềm yếu, dễ tổn thƣơng trong tình yêu nhƣng hơn ai hết, họ là những ngƣời luôn mạnh mẽ đòi hỏi quyền đƣợc yêu và thể hiện tình yêu của mình một cách thành thật nhất.

Nếu Y Ban thích khám phá “góc khuất phụ nữ” ở những thói tật “đàn bà” thì Đỗ Hoàng Diệu lại chọn tiếp cận ngƣời phụ nữ ở những “góc khuất” bản năng. Truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu quan tâm đến mối quan hệ giữa phụ nữ và dục tính. Các nhân vật nữ của chị đều khao khát tự do, hạnh phúc, đều ẩn chứa sức mạnh bản năng tiềm tàng ghê gớm. Nó xui khiến nhân vật nữ phục tùng và nổi loạn, sợ hãi và khao khát, chạy trốn và đi tìm, kìm nén và nổ tung cốt để thỏa mãn khao khát dục tính mãnh liệt bên trong (Dòng sông hủi, Bóng đè, Tình chuột). Bên cạnh bản năng tình dục, Đỗ Hoàng Diệu còn khám phá bản năng tự vệ, phản kháng trƣớc văn hóa nam quyền (Dòng sông hủi, Bóng đè), bản năng nổi loạn, mong muốn phá vỡ mọi trật tự trói buộc ngƣời phụ nữ để sống thật với bản thân mình (Cô gái điếm và năm người đàn ông). Bên trong vẻ ngoài rất nữ tính đáng yêu, ngƣời phụ nữ trong truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu luôn có góc khuất giống nhƣ một chú “mèo hoang” dữ dội, khó bảo, khó lƣờng. Họ khác xa những ngƣời phụ nữ chuẩn mực “tam tòng, tứ đức” trong văn chƣơng từ trƣớc tới nay.

Những hạn chế trong tính cách đã góp phần làm nên sự phong phú, phức tạp trong bản tính của ngƣời đàn bà. Khiến cho hình tƣợng này trong sáng tác Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu trở nên “trần thế”, chân thực và sống động hơn. Các chị viết về những thói tật ấy không nhằm “hạ bệ” những ngƣời phụ nữ mà dƣờng nhƣ nhà văn ngầm khẳng định: Những thói tật ấy là điều có thực, tồn tại trong tính cách, thiên tính nữ. Tôn trọng ngƣời phụ nữ chính là phải thừa nhận sự tồn tại của những tính cách này chứ không phải là tìm cách

lý tƣởng hóa, “thần thánh hóa”, để tạo nên những hình mẫu phụ nữ hoàn hảo không có thực.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)