6. Cấu trúc luận văn
3.4. Điểm nhìn trần thuật
“Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật” [24]. Khi xây dựng nhân vật hay tƣờng thuật lại diễn biến các sự kiện, ngƣời nghệ sỹ đều thông qua một điểm nhìn nhất định. Sự lựa chọn điểm nhìn (bên trong hay bên ngoài, của tác giả hay nhân vật…) sẽ quyết định đến giọng điệu, khuynh hƣớng câu chuyện. Vấn đề nữ quyền trong văn học
đƣợc biểu hiện trƣớc hết ở điểm nhìn trần thuật của các nhà văn nữ - ngƣời kể chuyện nữ gắn với thế giới quan và quan niệm về con ngƣời của các nhà văn nữ.
Nhìn nhận ngƣời phụ nữ là một chủ thể tích cực, chủ động, trong tác phẩm của mình, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu đã triệt để vận dụng hiệu quả của điểm nhìn trần thuật để thể hiện sắc thái nữ quyền. Phần lớn nhân vật nữ trong sáng của hai chị đều đóng vai trò là chủ thể trần thuật (vai tôi, em, nàng). Qua việc trần thuật từ ngôi thứ nhất (số ít) và lấy điểm nhìn từ nữ giới, các nhân vật có những thụ cảm về thế giới một cách độc đáo, mang dấu ấn chủ quan. Hay nói cách khác, các nhân vật nữ không đơn thuần là khách thể thẩm m mà quan trọng hơn, họ còn là chủ thể trải nghiệm, chủ thể tƣ duy. Thế giới nghệ thuật không còn đƣợc thể hiện qua con mắt “biết tuốt” của giới đàn ông nữa mà chính những ngƣời đàn bà đã tái hiện, tổ chức một thế giới riêng qua cái nhìn của riêng mình. Đó là thế giới của những chuyện “đàn bà”, “quẩn quanh”, “tẹp nhẹp”, nhƣng cũng “đa đoan”, “đa sự”. Thông qua cái nhìn của họ, số phận con ngƣời đƣợc đặt ra một cách gần gũi, cụ thể, chân thực hơn.
Nhiều truyện ngắn của Y Ban (Tự, Gà ấp bóng, Ai chọn giùm tôi, Cưới chợ…) và Đỗ Hoàng Diệu (Dòng sông hủi, Căn bệnh, Vu quy) đã trần thuật từ điểm nhìn bên trong. Điểm nhìn này giúp cho các nhân vật nữ tự bộc bạch nội tâm, suy ngh của mình một cách sinh động, giàu cảm xúc. Cách kể này nghiêng nhiều về giãi bày nội tâm hơn là phản ánh hiện thực khách quan. Thông qua cách kể này, những uẩn khúc khó nói dần đƣợc khai mở, giúp ta hiểu đƣợc “thế giới tâm hồn của ngƣời phụ nữ” một cách thấu đáo và nhân văn hơn.
Tập Bóng đè, thông qua điểm nhìn của ngƣời kể chuyện, đa số các nhân vật nữ chính trong tác phẩm tự kể về mình. Do đó, các điểm nhìn ở đây mang đậm sắc thái nữ. Trong truyện Dòng sông hủi, cô gái tự kể chuyện cuộc đời
mình, quá trình tự nhận thức về ý ngh a của cuộc sống. Nhân vật Thy trong truyện Căn bệnh cũng tự kể về những xúc cảm của mình khi biết mình bị nhiễm HIV. Trong Vu quy, cô dâu nhớ về những mối tình đẹp đẽ, mãnh liệt của mình trong quá khứ. Từ đó thể hiện sự tiếc nuối trƣớc thực tại. Trong truyện ngắn Bóng đè, cô con dâu tự kể về những cuộc hành trình cùng chồng về quê ăn 16 đám giỗ trong một năm ở nhà chồng. Ngƣời kể chuyện xƣng “tôi”. Lời kể chuyện nhƣ lời thủ thỉ tâm tình với ngƣời đọc: “Tôi thƣơng tôi và tôi ghét tôi. Tôi đã đồng lõa, đã kiễng chân lên rên rỉ”. Với điểm nhìn này, nhân vật có cơ hội đƣợc bộc lộ mình: “Bàn tay tôi thật kì diệu. Năm ngón ngắn dài với làn da mỏng tanh”. Ngƣời kể chuyện ở đây không phải là ngƣời biết hết mọi chuyện, họ hoài nghi chính mình, họ trở nên bí ẩn với chính họ: “Nhƣng bàn tay ấy, của tôi hay của ai, chẳng thể nào phá tan đƣợc sự hoài nghi bí mật”. Những câu hỏi: “Nhƣng sao tôi không chống cự? Phải chăng tôi đồng lõa, phải chăng tôi đã ƣỡn ngƣời lên chờ đón?”; “Tôi là ai? Tôi từ đâu đến?”. Những câu hỏi xuất hiện liên tiếp nhƣ muốn đối thoại với ngƣời đọc để tìm ra câu trả lời: “Tổ tiên đế vƣơng Trung Hoa tay dài chạm gối nhà Thụ muốn gì?”
Với tác phẩm Bóng đè, nhà văn cho ta thấy “một cái nhìn mới về ngƣời phụ nữ theo quan niệm phƣơng Đông”. Sáng tạo của nhà văn trong Bóng đè là đã “cấp” cho cốt truyện, một cái vỏ “sex” đầy ma mị. Những yếu tố kì ảo, ma quái, lối viết truyện miên man, lặp đi lặp lại những cảm xúc trong và sau những cuộc “truy hoan” ở truyện ngắn Bóng đè đã để lại ấn tƣợng về lối viết “không giống ai”. Thế giới nội tâm của nhân vật “tôi” trong tác phẩm đƣợc nhà văn khám phá từ điểm nhìn trần thuật giới nữ và ngƣời kể chuyện cũng đầy những khao khát cháy bỏng nữ tính. Đây là lần hiếm hoi ta bắt gặp một hình tƣợng ngƣời phụ nữ chủ động trong vấn đề chăn gối. Nữ nhà văn đã cho chúng ta thấy phụ nữ có những xúc cảm riêng. Tuy quyết liệt mạnh mẽ
“nhƣng hơi ấm nữ tính trong nhiều trƣờng hợp vẫn đƣợc bảo lƣu một cách vô thức”, điều này đã tạo ra hƣơng vị, màu sắc riêng cho tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu không thể trộn lẫn.
Có thể thấy rằng, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu thƣờng viết về những vấn đề gần gũi với những câu chuyện của bản thân họ, gắn với đời sống thƣờng nhật chan chứa cảm xúc. Từ đó, họ đã g i đi những thông điệp mang hơi thở cuộc đời. Hai nhà văn thƣờng chọn điểm nhìn trần thuật từ điểm nhìn của nữ giới. Đặc biệt, hai nhà văn nữ thƣờng s dụng điểm nhìn từ bên trong. Điểm nhìn này giúp cho nhà văn có thể đi sâu vào tâm lí nhân vật, tăng tính chất trữ tình cho câu chuyện, tạo điều kiện cho nhân vật nữ quyền tự bộc lộ quan điểm cũng nhƣ cá tính của mình.
Tiểu kết chƣơng 3
Tác phẩm văn học có giá trị bao giờ cũng có sự thống nhất hữu cơ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Để thể hiện ý thức nữ quyền trong các sáng tác văn chƣơng, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu đã có cách tiếp cận mới về hình tƣợng ngƣời phụ nữ. Hai nữ nhà văn đã s dụng thành công những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu nhƣ: Đặt nhân vật nữ trong mối tƣơng quan với nhân vật nam để “xét lại” rồi “hạ bệ” đàn ông từ điểm nhìn nữ giới; s dụng ngôn ngữ vừa tinh nhạy, sắc cạnh vừa táo bạo, quyết liệt;giọng điệu mang tính đối thoại vừa mỉa mai, cay đắng vừa chiêm nghiệm sâu xa; cách lựa chọn điểm nhìn trần thuật độc đáo...Thông qua đó, ta thấy đƣợc nỗ lực của hai nhà văn trong việc phản ánh những vấn đề gai góc, phức tạp của cuộc sống bằng những cách tân nghệ thuật độc đáo.
KẾT LUẬN
Phát triển trong xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới, văn học Việt Nam đƣơng đại đã “có cơ hội mở rộng các bình diện phản ánh, khám phá chiều sâu bản thể con ngƣời”. Cùng với sự ảnh hƣởng của chủ ngh a nữ quyền trên thế giới, đặc biệt là sự thức tỉnh của ngƣời phụ nữ Việt Nam về cái tôi của chính mình, vấn đề nữ quyền đã có những bƣớc chuyển mình táo bạo trên cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Trong lịch s văn học dân tộc, chƣa bao giờ các nhà văn nữ xuất hiện đông đảo và hùng hậu nhƣ lúc này. Sự trƣởng thành vƣợt bậc của đội ngũ nhà văn nữ đã đóng vai trò chủ đạo để tạo nên một nền văn học mang “gƣơng mặt nữ” với những sắc thái độc đáo, đa dạng, mới mẻ. Ý thức về bình đẳng giới một cách tự giác đã thấm nhuần vào trong tâm thức của các cây bút nữ tạo nên màu sắc nữ quyền trong sáng tác. Đội ngũ các nhà văn nữ đã thể hiện đƣợc khả năng sáng tạo của mình trên mọi phạm vi đề tài và ghi dấu ấn mạnh mẽ ở những đề tài mà họ có sở trƣờng (nhƣ đề tài tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình, tình dục...). Bằng sự nhạy cảm, tinh tế đặc biệt của giới mình, các nhà văn nữ đã có những phát hiện bất ngờ, thú vị, độc đáo về cuộc sống và con ngƣời thời hiện đại với tất cả sự bộn bề, ngổn ngang và phức tạp của nó. Bên cạnh đó, các nhà văn nữ luôn biết cách “không lặp lại mình” khi biến hóa đa dạng trong đề tài, cốt truyện, nhân vật, tình huống... Cũng vì thế, mà ngay ở những đề tài quen thuộc thƣờng ngày, trong trang viết của họ vẫn luôn là những khám phá mới mẻ, độc đáo về cuộc sống.
Nằm trong mạch vận động và phát triển ấy, sáng tác của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu mang sắc thái nữ quyền mới mẻ và hiện đại (mặc dù trong sáng tác cũng nhƣ trong thực tế, họ chƣa bao giờ tuyên bố một cách trực tiếp về mục đích sáng tác là để khẳng định sắc thái nữ quyền). Khảo sát một số truyện ngắn của hai nhà văn nữ, chúng ta nhận thấy sắc thái nữ quyền thể hiện rõ nhất chính là nhân vật ngƣời phụ nữ chiếm đa số với những số phận, những
cảnh đời khác nhau. Đa số họ là những ngƣời phụ nữ có ý thức cá nhân phát triển cao, sống nhiệt tình, mạnh mẽ, khao khát đƣợc yêu thƣơng, chủ động đi tìm hạnh phúc, quyết liệt đấu tranh để giành giữ tình yêu, phấn đấu để có sự bình quyền trong gia đình và ngoài xã hội, không ngừng khẳng định vị trí cũng nhƣ giá trị của giới mình. Hai nữ nhà văn đã đi sâu vào khám phá những ngõ ngách sâu kín trong tâm hồn ngƣời phụ nữ; phát hiện ra ở họ một thế giới huyền bí mà ở đó họ không chỉ có vẻ đẹp “thiên tính nữ” – báu vật của cuộc đời mà còn có những ẩn ức đau thƣơng giằng xé giữa hai bờ “truyền thống và hiện đại”, “nhục cảm và đạo đức”, “bản năng và lí trí”. Trên tinh thần “nhận thức lại” về giới, các nhà văn nữ đã tiến hành “giải thiêng” các hệ giá trị vốn đã trở thành “khuôn vàng thƣớc ngọc” xoay quanh ngƣời đàn ông và trật tự nam quyê n. Đấu tranh mạnh mẽ đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, bình đẳng cho ngƣời phụ nữ, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu luôn “đốt l a trong văn” để đi đến tận cùng bản thể, các chị đã “tấn công vào thành trì vững trãi của chế độ nam quyền” để bảo vệ, bênh vực và giải phóng cho ngƣời phụ nữ.
Thể hiện sắc thái nữ quyền, mỗi tác phẩm của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu đều là những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mới lạ từ cách xây dựng nhân vật, cách s dụng ngôn ngữ, giọng điệu, chọn điểm nhìn trần thuật...Lấy nhân vật trung tâm là những ngƣời phụ nữ, Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu luôn s dụng ngôn ngữ linh hoạt, sắc cạnh, giọng điệu đa thanh, bút pháp hƣớng nội, nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo. Tất cả đã góp phần tạo nên những chân dung “sống”, những trang văn thấm đẫm tình ngƣời và “những thông điệp nóng giẫy hơi thở cuộc đời”. Từ đó, ta có thể khẳng định: Sắc thái nữ quyền trong sáng tác của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu “không đồng ngh a với việc đòi hỏi thay đổi chức năng giới tính mà nhằm tạo một môi trƣờng thuận lợi nhất để các giới thực hiện tốt nhất thiên chức của giới mình theo tinh thần hiện đại” [20].
Nhƣ vậy, nhìn từ phƣơng diện nội dung tƣ tƣởng đến hình thức nghệ thuật, sắc thái nữ quyền trong một số truyện ngắn của Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu tuy có nét tƣơng đồng với các tác phẩm văn học nữ quyền thế giới nhƣng vẫn có những nét rất riêng, phù hợp với đời sống tâm hồn và tƣ duy của ngƣời phụ nữ Việt. Cùng thể hiện sắc thái nữ quyền trong sáng tác nhƣng Y Ban và Đỗ Hoàng Diệu lại có những cách cảm nhận và khám phá riêng. Điều đó không chỉ góp phần tạo nên sự phong phú, đặc sắc của văn học nữ quyền dân tộc mà còn khẳng định sự độc đáo của mỗi nhà văn trong hành trình sáng tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thục Anh (2009), “Nữ quyền không có ngh a là hạ thấp nam giới”, http://thethaovanhoa.vn, ngày 10/3/2009.
2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Lại Nguyên Ân (2017), Phan Khôi: Vấn đề phụ nữ ở nước ta, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
4. Y Ban (1993), Người đàn bà có ma lực, Nxb Hà Nội.
5.Y Ban (1995), Đàn bà sinh ra từ bóng đêm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 6.Y Ban (1996), Vùng sáng ký ức, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
7.Y Ban (1998), Truyện ngắn Y Ban, Nxb Văn ho c, Hà Nội. 8.Y Ban (2000), Miếu hoang, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 9.Y Ban (2001), Cẩm cù, Nxb Hà Nội.
10.Y Ban (2004), Đàn bà xấu thì không có quà, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 11. Y Ban (2007), I am đàn bà, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
12. Y Ban (2014), Người đàn bà và những giấc mơ, Nxb Thời đại, Hà Nội. 13.Y Ban (2015), Cuối cùng thì đàn bà muốn gì, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 14. Y Ban (2006), “Hãy lắng nghe tác phẩm của các nhà văn nữ”,
http://evan.vnexpress, ngày 04/3/2006.
15. Y Ban (2007), “Sex là giải trí và văn hóa”
16. Đặng Thị Vân Chi (2008), Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945, Luận án Tiến s , thƣ viện Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Nguyễn Huệ Chi (2013), Văn học cổ cận đại Việt Nam, từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Đỗ Hoàng Diệu (2005), Bóng đè, Nxb Đà Nẵng. 19. Đào Trung Đạo (2007), “Đọc sách I am đàn bà”,
www.gio-o.com/DaoTrungDao/DaoTrungDaoYBan.html.
20. Nguyễn Đăng Điệp (2006), “Vấn đề phái tính và âm hƣởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đƣơng đại”,
http://www.vienvanhoc.org.vn/reader/?=82&menu=107. 21. Lê Hà (2010), “Đối thoại Y Ban – Nguyễn Khắc Phục”, http://www.dep.com.vn, ngày 24/9/2010.
22. Lê Bá Hán, Trần Đi nh S , Nguyễn Khă c Phi (đô ng chủ biên, 2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo du c, Hà Nội.
23. Phạm Thị Ngọc Liên (2007), “Nhục cảm trong văn chƣơng”, https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/...
24. Phƣơng Lựu (1985), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Hoàng Tố Mai, “Nghệ thuật kể chuyện trong Bóng đè qua lăng kính triết lý về soạn tác”.
26. Hoàng Tố Mai,“Thông điệp văn hóa từ một số tác phẩm mang sắc thái nữ quyền”.
27. Dƣơng Bình Nguyên (2009), “Chữ ngh a đàn bà”, http://dep.com.vn.vn, ngày 11/3/2009.
28. Vƣơng Trí Nhàn (1996), “Phụ nữ và sáng tác văn chƣơng”, Tạp chí văn học, (06).
29. Những ý kiến bình luận về “I am đàn bà”, http://www.vietbao.com. 30. Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
tƣ tƣởng nữ quyền của Helene Cixous”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 3. 32. Nguyễn Hƣng Quốc – “Nữ quyền luận và đồng tính luận”. Tienve.org ngày 24/8/2005.
33. Nguyễn Thị Thắm (2010), Phái tính trong truyện ngắn Y Ban, khóa luận tốt nghiệp, thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.
34. Bùi Việt Thắng (1997) “Một giọng nữ trầm trong văn chƣơng”, tạp chí Văn hóa, (397).
35. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn – những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
36. Lê Viết Thọ (2006) “Sức bật mới của các cây bút nữ”
http://www.baobinhdinh.com.vn/vanhoa-nghethuat/2006/3/23414/.
37. Trần Đi nh S (1992), Dẫn luận Thi pháp học, Nxb Giáo du c, Hà Nội. 38. Trần Đi nh S (2003), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Giáo du c, Hà Nội. 39. Trần Đi nh S (chủ biên, 2004), Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử (phần 1), Nxb Đa i ho c Sƣ pha m, Hà Nội.
40. Lê Thị Thanh Thơ (2014), Diễn ngôn nữ giới trong sáng tác của Y Ban, Luận văn thạc s , Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.
41. Mai Thị Thu (2015), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu),
Luận án Tiê n s , Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.
42. Hƣơng Thy (2008), “Nhà văn Y Ban và cuốn tiểu thuyết không xuống dòng”, http://thethaovanhoa.vn, ngày 23/10/2008.
43. Trần Lê Hòa Tranh, “Vài nét về văn học nữ đƣơng đại Trung Quốc”,