Giải pháp về tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch xanh tại điểm du lịch đầm vân hội huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 53)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH XANH

3.3. Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch xan hở đầm Vân Hội

3.3.1. Giải pháp về tổ chức quản lý

Tại mỗi điểm du lịch công tác quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển khu du lịch, điểm du lịch. Nếu có những chính sách hợp lý, đồng bộ trong việc đưa ra những quy định chung cho khách du lịch, cho các cơ quan quản lý từng bộ phận, và giới hạn phát triển điểm du lịch thì sẽ tạo điều kiện tốt cho điểm du lịch phát triển, tạo ấn tượng tốt đối với du khách, góp phần bảo vệ, tôn tạo điểm du lịch, thu hút du khách, phát triển kinh tế đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Nhìn chung để khu du lịch, điểm du lịch phát triển một cách toàn diện thì không thể thiếu sự quản lý của các cấp các ngành. Đó là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của điểm du lịch.

3.3.1.1. Cơ chế chính sách

Đối với khách du lịch: Phải có những chính sách đồng bộ trong việc thu vé vào điểm du lịch từ vé gửi xe đến vé tham quan. Giá vé phải được quy định

45

rõ ràng, miễn giảm tiền vé thuyền cho trẻ em, số lượng người tham quan trên một thuyền cũng phải được quy định hợp lý, tránh tình trạng vào những ngày lễ đông khách các thuyền chở quá số lượng khách quy định của một thuyền gây mất an toàn cho khách khi tham quan và gây khó chịu cho khách. Đảm bảo quyền lợi chính đáng của khách du lịch khi đến điểm du lịch. Quản lý tốt các bộ phận tham gia các dịch vụ phục vụ khách du lịch như: gửi đồ, chụp ảnh, bán đồ lưu niệm… tránh tình trạng chèo kéo, chặt chém khách du lịch.

Phải đưa ra những nội quy của điểm du lịch để du khách thực hiện, giáo dục thuyết minh môi trường đối với du khách thông qua đội ngũ những người phục vụ du lịch, qua đội ngũ hướng dẫn viên. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại điểm du lịch cho du khách.

Đối với ban tổ chức: Cần ban hành những cơ chế chính sách cụ thể về những quy định chung trong quá trình làm việc.Thường xuyên mở những lớp bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên ngành về phương thức quản lý, nâng cao trình độ ngoại ngữ, phát huy tính sáng tạo trong công việc, giải quyết tốt những vấn đề phát sinh.

Đối với cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch: Vì điểm du lịch đầm Vân Hội đưa vào khai thác phục vụ du lịch chưa lâu nên trình độ cũng như nghiệp vụ của những người dân địa phương còn hạn chế, thiếu sự chuyên nghiệp. Hầu hết trước khi điểm du lịch được mở thì chủ yếu họ sống bằng nghề trồng lúa nên khi chuyển sang làm du lịch ban quản lý dự án cần có những hỗ trợ cần thiết cho cộng đồng địa phương như: vốn, phương tiện làm việc, mở lớp đào tạo miễn phí nghiệp vụ cơ bản về du lịch và tuyên truyền giáo dục về những nguyên tắc của du lịch xanh, bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường, tài nguyên du lịch nhân văn vì chính họ sẽ là những người phục vụ khách du lịch và nhắc nhở khách giữ vệ sinh môi trường của khu du lịch. Quy hoạch những khu bán hàng có trật tự, có quy mô, xây dựng nhà chờ nho khách, cho những người đợi chèo thuyền, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia hoạt động du lịch. Chia sẻ lợi ích thu đƣợc từ hoạt động du lịch với cộng đồng địa phương, khuyến

46

khích người dân tham gia du lịch một cách nhiệt tình, có trách nhiệm, ứng xử với khach du lịch theo phong cách của người làm du lịch.

Cần có những cơ chế chính sách tuyển dụng và sử dụng lao động nhất là lao động địa phương để giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp họ nhận thức được lợi ích của việc phát triển du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái. Tạo điều kiện cho những người dân địa phương có khả năng trình độ tham gia vào những hoạt động quản lý, ra quyết định, nâng cao vai trò làm chủ cho người dân.

Đối với các nhà đầu tư cho phát triển du lịch xanh: Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân khi tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch. Phát huy sức mạnh tổng hợp giữa các thành phần kinh tế, thông qua cơ chế chính sách ưu đãi, thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính trong khâu thu hút vốn đầu tư, giảm các thủ tục hành chính phiền toái, ưu tiên giảm thuế có thời hạn khi kinh doanh chưa có lãi. Khuyến khích hơn nữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các khu vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng, các dịch vụ cao cấp. Đặc biệt cần có những chính sách để ưu tiên những dự án có quy mô lớn, kinh doanh các sản phẩm cao cấp, những loại hình du lịch mới hấp dẫn, làm phong phú sản phẩm du lịch.

Đối với điểm du lịch: Cần có những cơ chế chính sách sử dụng đất đai hợp lý vào mục đích quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch. Không quy hoạch, cấp phát đất bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan tự nhiên.Về vật liệu xây dựng, khuyến khích sử dụng những vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, tạo nét hài hòa với cảnh quan môi trường, tránh gây ô nhiễm và phá vỡ cảnh quan.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, kết hợp tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tạo thành những sản phẩm hấp dẫn và độc đáo mang tính đặc trưng của điểm. Lợi ích thu được từ hoạt động du lịch phải được sử dụng trở lại để hỗ trợ cho công tác bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch. Có như vậy thì du lịch mới có thể phát triển bền vững và phục vụ lợi ích lâu dài.

47

Về công tác quản lý điểm du lịch quan trọng nhất là phải đồng bộ giữa các cấp, các ngành như du lịch, công an, kinh tế để tạo ra sự thuận lợi cho cả du khách và nhà quản lý trong hoạt động du lịch, nhất là Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ về cả nội dung quy hoạch và chính sách đề ra. Tránh sự chồng chéo trong quản lý gây khó khăn cho du khách khi đến khu, điểm du lịch.

Đối với từng bộ phận được giao trách nhiệm quản lý tại khu, điểm du lịch, ban quản lý toàn khu phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng quy định và đảm bảo các bộ phận làm đúng trách nhiệm và quyền hạn của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch xanh tại điểm du lịch đầm vân hội huyện hạ hòa, tỉnh phú thọ (Trang 50 - 53)