Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH XANH
3.3. Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch xan hở đầm Vân Hội
3.3.8. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Để điểm du lịch ngày càng phát triển và trở thành điểm đến của du khách cũng như khẳng định được thương hiệu của mình trong lĩnh vực du lịch thì mỗi khu du lịch cần phải đặt ra những mục tiêu phát triển bên cạnh mục tiêu chung là phát triển du lịch bền vững. Điểm du lịch cần thường xuyên nghiên cứu, tận dụng thế mạnh của mình tạo ra những sản phẩm du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn đối với du khách và mang tính đặc trưng của khu. Nếu không đổi mới sản phẩm du lịch thì sẽ tạo ra sự nhàm chán đối với du khách và họ sẽ không muốn quay trở lại trong những chuyến du lịch sau. Vì vậy mỗi điểm du lịch cần xây dựng những chiến lược sản phẩm phù hợp với điều kiện của điểm và có thể cạnh tranh trên thị trường du lịch.
Đầm Vân Hội là một điểm du lịch xanh có lợi thế về tự nhiên nên đa dạng hóa sản phẩm du lịch, dịch vụ vẫn phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững, bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử, bảo vệ môi trường. Ngoài các sản phẩm chính mang tính đặc trưng của điểm thì cần bổ sung thêm một số sản phẩm du lịch dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Vì đang trong giai đoạn thi công xây dựng chưa hoàn thành nên hầu như điểm du lịch đầm Vân Hội còn rất yếu kém về các dịch vụ và cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Tổ chức các tour du lịch cuối tuần cho thị trường khách Phú Thọ-Hà Nội- Quảng Ninh. Tại điểm du lịch nên xây dựng một số cơ sở lưu trú cho khách nghỉ cuối tuần như mô hình nhà sàn. Xây dựng bằng những vật liệu thiên nhiên như tre, nứa, mái lá, mái rạ.... Phía dưới nhà có thể thiết kế thành chỗ để xe cho khách. Như vậy khách vừa có điều kiện nghỉ cuối tuần tại nơi có phong cảnh đẹp, môi trường trong lành lại có cảm giác được hòa mình vào thiên nhiên.
64
Bổ sung một số dịch vụ cho khách du lịch.
Dịch vụ phục vụ khách du lịch: điểm du lịch đầm Vân Hội có quy mô khá rộng nên có thể quy hoạch thành các phân khu riêng như khu vực chuyên phục vụ ăn uống từ những món ăn bình dân đến những món ăn đặc sản của địa phương, những hàng quà vặt…Khu thể thao như :bể bơi, sân tenis, sân đá bóng…Khu dịch vụ như:Quán cafe Internet, Khu trưng bày giới thiệu khu du lịch, quầy hàng lưu niệm
Dịch vụ cho thuê phương tiện tham quan: Tại điểm du lịch đầm Vân Hội có thể sử dung lợi thế tự nhiên của mình để kinh doanh một số dịch vụ như: Cho khách thuê xe đạp, xe đạp đôi để du khách có thể tự mình tham quan và đến những điểm cung cấp dịch vụ một cách thoải mái. Ngoài ra còn có thể cho khách thuê thuyền, áo phao an toàn cho khách để du khách vừa tham quan cảnh quan khu du lịch vừa có thể câu cá trên thuyền.
Bên cạnh đa dạng hóa sản phẩm du lịch cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
Tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái, các loài động vật quý hiếm là thế mạnh của khu du lịch, vì vậy khai thác du lịch phải tính đến bảo tồn giá trị ban đầu của tài nguyên, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhưng không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, không xây dựng bừa bãi thiếu quy hoạch làm ảnh hưởng đến môi trường.
Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình có tính quyết định đối với việc khách có quay trở lại khu du lịch hay không vì vậy trước hết phải thường xuyên kiểm ra bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người làm du lịch tại điểm du lịch. Thái độ của những người l phục vụ phải nhiệt tình, chu đáo, hiếu khách làm cho khách luôn có cảm giác thoải mái khi đến khu du lịch.
Dịch vụ ăn uống của điểm du lịch phải đảm bảo đa dạng về món ăn đặc trưng nhất là thịt cá, ốc. Các món ăn phải được chế biến đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng phải đảm bảo tính an toàn và có thể đáp ứng được nhu cầu của du khách như bến thuyền phải rộng, thuyền phải được thường
65
xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn cho khách. Trên thuyền phải sạch sẽ. Quy định số khách tham quan trên một thuyền để tránh chìm thuyền gây nguy hiểm và thiệt hại cho khách.
Xây dựng các điểm nhà chờ cho khách dừng chân nghỉ ngơi, nghe giới thiệu trước khi tham quan điểm tiếp theo và tại mỗi điểm dừng chân của khách phải có hệ thống các nhà vệ sinh công cộng để tiện cho du khách khi tham quan. Các mặt hàng lưu niệm cũng phải đảm bảo mẫu mã đẹp, bắt mắt, sản phẩm độc đáo, mang đậm nét đặc trưng của vùng, các sản phẩm phải do chính người dân địa phương sản xuất để du khách dễ dàng lựa chọn làm quà cho bạn bè, người thân
Giá cả tại điểm du lịch cũng phải đảm bảo đúng với giá trị của sản phẩm, tránh tình trạng chèo kéo và chặt chém khách.
66
Tiểu kết chương 3
Từ những thực trạng mà tác giả đã phân tích ở chương 2, tác giả đã đưa ra những định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch xanh ở đầm Vân Hội:
Quan điểm phát triển du lịch xanh ở đầm Vân Hội
Các mục tiêu và định hướng phát triển du lịch ở đầm Vân Hội Một số giải pháp phát triển du lịch xanh ở đầm Vân Hội
Như vậy có thể thấy, đầm Vân Hội có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch xanh trong tương lai gần và điểm du lịch đầm Vân Hội sẽ một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Phú Thọ nếu được đưa vào khai thác du lịch xanh một cách hợp lý. Lãnh đạo tỉnh và huyện cần đẩy mạnh các công tác quảng bá xúc tiến và đưa đầm Vân Hội vào khai thác du lịch xanh một cách hợp lí để Vân Hội có thể phát triển một cách lâu dài, bền vững.
67
KẾT LUẬN
Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa gắn với giáo dục môi trường và bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn, đóng góp cho việc phát triển bền vững và có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Để du lịch xanh phát triển tốt cần có những giải pháp tích cực cụ thể đưa du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng của khu. Du lịch xanh phải hoạt động tuân theo 4 nguyên tắc cơ bản:
Giáo dục và nâng cao hiểu biết về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Để du lịch xanh phát huy tối ưu hiệu quả về kinh tế và bảo tồn cần thực hiện đúng các nguyên tắc đã được các nhà nghiên cứu đã đưa ra. Sự chuyển đổi của du lịch theo hướng bền vững và xanh đòi hỏi một cách tiếp cận liên ngành để thực hiện, chẳng hạn như các chính sách tích hợp (quốc tế, quốc gia và địa phương), đầu tư vào đổi mới công nghệ, thiết lập mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ giữa các công ty du lịch, cùng với việc quản lý, giám sát nghiêm của các cơ quan chức năng để thúc đẩy các hoạt động du lịch xanh. Đồng thời, kết hợp với giáo dục và nâng cao nhận thức về du lịch xanh cũng sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển đổi du lịch theo hướng bền vững. Nghiên cứu này đưa ra gợi ý về hướng nghiên cứu tương lai về du lịch xanh, đó là có thể tập trung vào đánh giá chính sách, các biện pháp đầu tư của ngành và hệ thống phản hồi nhằm kiểm soát các hành vi của doanh nghiệp, của khách du lịch về các hoạt động xanh. Cuối cùng, tác giả hy vọng, từ nghiên cứu này sẽ không chỉ kích thích các nghiên cứu trong tương lai, mà còn cung cấp một tài liệu tham khảo cho những nhà quản lý, học giả và sinh viên quan tâm đến các chủ đề về bền vững môi trường, phát triển sản phẩm mới và du lịch xanh.
Điểm du lịch đầm Vân Hồi dù mới được đưa vào khai thác tuy nhiên có lợi thế về môi trường tự nhiên còn tương đối trong lành chưa bị ô nhiễm, cảnh
68
quan tự nhiên hoang sơ, khí hậu không khắc nghiệt nên rất thuận lợi cho hoạt động du lịch nơi đây. Tài nguyên du lịch đầm Vân Hội khá phong phú và đa dạng, có thể kết hợp được nhiều loại hình du lịch trong một chuyến đi tạo nên sản phẩm du lịch phong phú, đáp ứng được yêu cầu của một điểm du lịch xanh trong tương lai gần. Hiện nay trong quá trình khai thác, đầm Vân Hội cũng đã rất trú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị tự nhiên cũng như nhân văn và cũng đã đạt được một số kết quả đáng kể. Mặc dù chưa được khai thác nhiều nhưng đầm Vân Hội vẫn không bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, ban quản lý điểm du lịch cũng như những người tham gia làm du lịch vẫn đang cố gắng cho nỗ lực bảo tồn, giữ vững môi trường, đảm bảo những yêu cầu của phát triển bền vững. Tuy nhiên cho đến nay, đầm Vân Hội vẫn chưa được đưa vào khai nhiều về cơ sở hạ tầng nên chỉ đáp ứng được nhu cầu tham quan của du khách chứ chưa đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của du khách. Chính vì thế mà đầm Vân Hội chưa thu hút được du khách ở lại dài ngày. Cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch cũng chưa có nhiều kinh nghiệm kỹ năng làm du lịch nên chưa đạt được hiệu quả cao trong du lịch. Dựa vào cơ sở lý luận của du lịch sinh xanh để tiến hành nghiên cứu điểm du lịch đầm Vân Hội, nghiên cứu những vấn đề còn hạn chế và những mặt đã đạt được để từ đó xác định được mục tiêu phát triển của du lịch đầm Vân Hội. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch xanh của điểm du lịch. Kết hợp khai thác với bảo tồn để đảm bảo phát triển bền vững. Đưa trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài tỉnh.
69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thế Bình, (2020), Non nước Việt Nam, Nxb Thanh Niên 2. Cẩm nang hướng dẫn du lịch Việt Nam, (2017), Nxb Thế giới
3. Nguyễn Phạm Hùng, (2017), Văn hóa du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
4. Luật Du lịch Việt Nam, (2017), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. TS. Trần Thị Mai, ThS. Vũ Hoài Phương, ThS. La Anh Hương, ThS. Nguyễn Khắc Toàn, (2018), Giáo trình Tổng quan du lịch, Nxb Lao Động. 6. Phan Ngọc, (2019), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học
7. Non nước Việt Nam 63 tỉnh thành, (2018), Nxb Hồng Đức
8. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
9. Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 Thủ tướng chính phủ: Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”
10. Quyết định số 147-QĐ/TTg ngày 22/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030”.
11.Trang thông tin của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch.
12. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ -TS. Vũ Đình Hòa, (2020), Địa lý du lịch Việt
Nam -Cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo Dục Việt
Nam
13. Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1, (1995), Nxb Từ điển Bách khoa
14. Phan Huy Xu, Võ Văn Thành, (2018), Du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến
thực tiễn, Nxb Tổng hợp
15. Phan Huy Xu, Võ Văn Thành, (2019), Những mảng màu du lịch Việt Nam, Nxb Tổng hợp
16. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, (2007), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
70
17. Bùi Thị Hải Yến, (2017), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội.
PHỤ LỤC
Nguồn: Xuân Mai/ VietNam+
Nguồn: travel.com