Tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 47 - 49)

6. Cấu trúc khóa luận

2.1. Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Trung Quốc giai đoạn 1924-1927

2.1.3. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức

Sự hợp tác giữa Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng Trung Quốc đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của cách mạng Trung Quốc. Thành công trong việc xây dựng một mặt trận thống nhất giữa hai chính đảng lớn nhất ở Trung Quốc làm thức tỉnh các lực lượng cách mạng và dấy lên cao trào cách mạng rầm rộ trong những năm 1925-1927. Từ đó Quảng Châu trở thành trung tâm cách mạng của nước Trung Hoa rộng lớn.

Tình hình Trung Quốc thay đổi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia châu Á, đặc biệt là các lực lượng cách mạng ở các nước láng giềng. Trong tình hình đó, nhiều nhà cách mạng ở các nước thuộc địa như Việt Nam, Ấn Độ, Triều Tiên, Miến Điện, Mã Lai, Inđônêxia, đã tìm đến Quảng Châu – “Mátxcơva của phương Đông” để học tập kinh nghiệm của cách mạng Trung Quốc.

Nhằm mục đích tăng cường mối liên hệ cách mạng giữa các nước bị áp bức ở phương Đông, hình thành một mặt trận rộng lớn thức đẩy cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc. Người đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã cùng với các đồng chí Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, ... tích cực vận động thành lập một tổ chức cách mạng có tính chất quốc tế.

Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 9-7-1925 Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ra đời, nhằm đoàn kết với các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức trong một tổ chức cách mạng vì mục tiêu cao cả là giải phóng đất nước khỏi ách thực dân, đưa các dân tộc bị nô lệ đi lên con đường ấm no hạnh phúc. Đại hội thành lập đã thông qua tôn chỉ, tuyên ngôn, cơ cấu tổ chức và bầu ban lãnh đạo đại hội.

Sự ra đời của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức đánh dấu sự thức tỉnh của các dân tộc châu Á. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức là một đoàn thể có tính chất quốc tế giống như Hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp năm 1922 mà Nguyễn Ái Quốc là thành viên sáng lập. Được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, của những lực lượng cánh tả trong Quốc dân đảng, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức nhanh chóng trở thành đoàn thể cách mạng được mọi người chú ý.

Cùng với sự phát triển của tình hình, đầu năm 1926, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức quyết định cải tổ bộ máy lãnh đạo và mở rộng các tổ chức lãnh đạo của hội. Trong ban lãnh đạo mới, Nguyễn Ái Quốc được bầu làm Bí thư kiêm ủy viên phụ trách của hội. Ngoài nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo chi hội Việt Nam, hoàn thành nhiều công tác phụ trách trong ban lãnh đạo hội, vì là người thông thạo nhiều ngoại ngữ, Nguyễn Ái Quốc còn được giao thảo các điện văn, thư thăm hỏi tới các tổ chức và các nước trên thế giới.

Ngày 14-5-1926, Người đã thay mặt hội thảo bản Tuyên ngôn của hội ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Anh, các bức điện động viên và ủng hộ phong trào cách mạng ở các nước Xiry, Triều Tiên, Việt Nam.

Những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc đã góp phần làm cho Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ngày càng có uy tín và ảnh hưởng của nó vượt qua biên giới của Trung Quốc tới nhiều nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Hồ chí minh với cách mạng trung quốc giai đoạn 1920 1945 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)