CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Kết quả thực nghiệm
3.3.1. Tiêu chí xếp loại, đánh giá kết quả thực nghiệm
Sau khi giảng xong, để đánh giá được kết qảu cuối cùng của bài học. Tôi tiến hành kiểm tra việc nắm kiến thức của HS hai lớp bằng bài kiểm tra 10 phút ngay cuối tiết dạy đó. Câu hỏi kiểm tra hoạt động nhận thức các lớp có nội dung hồn tồn giống nhau theo bài học.
Tiêu chí xếp loại, đánh giá: HS tìm được những ý trả lời đúng và trả lời câu hỏi đúng – sai, hoặc lựa chọn câu trả lời đúng, trình bày đầy đủ ý trong câu hỏi tự luận cuối bài. Điểm tối đa của bài là 10 điểm. Những bài trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm và đủ ý, trọng tâm là câu hỏi tự luận, bài kiểm tra sạch sẽ, đúng thời giian quy định, đạt điểm 9 – 10 (loại giỏi). Bài làm tương đối đúng, chưa đầy đủ ý trong câu tự luận, có chỉ số sai ít trong câu trắc nghiệm (1 – 2 điểm), đạt 7 – 8 điểm (loại khá). Bài làm điền chưa chính xác 40 – 50 % câu trắc nghiệm, hoặc đúng những câu trắc nghiệm, nhưng sai trong câu tự luận đạt điểm 5 – 6 loại trung bình. Trả lời khơng đúng, điền khơng chính xác nhiều câu trắc nghiệm (70 – 80 %), không đủ ý trong câu tự luận từ điểm 4 trở xuống (loại yếu – kém).
Các câu hỏi đó là:
Câu 1 (3 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng:
1. Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Na-va?
a. Lực lượng của Pháp suy yếu sau 8 năm tiến hành chiến tranh, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị.
b. Tranh thủ sự viện trợ của Mĩ cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. c. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc.
d. Tất cả các ý trên.
2. Tháng 9/1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đơng Xn 1953-1954 với quyết tâm gì?
a. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch.
c. Phân tán lực lượng địch đến những nơi rừng núi hiểm trở.
d. Giam chân địch ở Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông-pha-bang. 3. Phương châm chiến lược của ta trong Đơng Xn 1953-1954 là gì? a. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
b. “Đánh chắc, thắng chắc”.
c. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
d. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “Đánh ăn chắc Đánh chắc thắng”. 4. Vì sao Pháp, Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”? a. Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
b. Đây là một hệ thống phong ngự kiên cố.
c. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đơng, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại. d. a, b và c đúng.
5. Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc xây dựng tập đồn cứ điểm Điện Biên Phủ là gì?
a. Chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với ta.
b. Điện Biên Phủ là một đầu mối giao thông quan trọng, địch sử dụng lực lượng không quân để đánh ta.
c. Với địa thế hiểm trở, khó khăn, sẽ bất lợi cho sự tấn công của ta. d. a, b và c đúng.
6. Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là gì?
a. Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
b. Được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, một Đống Đa của thế kỉ XX.
c. Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. d. Cỗ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự đấu tranh giải phóng mình.
Câu 2 (7 điểm): Trả lời câu hỏi sau:
1. Vì sao Pháp – Mĩ lại chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đồn cứ điểm mạnh nhất Đơng Dương? Âm mưu đó được chúng thực hiện như thế nào?
2. Tại sao nói chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đơng Dương?
3.3.2. Phân tích, đánh giá kết qủa thực nghiệm
Bảng 3.1: Kết quả điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Lớp Sĩ số Điểm
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thực nghiệm 9A 38 0 0 0 0 0 2 2 7 15 0 2
Đối chứng 9B 35 0 0 0 0 0 2 4 15 9 4 1
Bảng 3.2: Xếp loại điểm kiểm tra của HS (%)
Xếp loại Lớp thực nghiệm (9A) Lớp đối chứng (9B) Tổng % Tổng %
Loại giỏi (9 – 10 điểm) 12 31,6 5 14,3
Loại khá (7 – 8 điểm) 22 58 24 63,2
Loại trung bình (5 – 6 điểm) 4 10,4 6 17,1
Loại yếu (dưới 5 điểm) 0 0 0 0
Bảng 3.3. Kết quả các phiếu điều tra về thái độ học tập của HS
Lớp Sĩ số Mức độ Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Khơng hứng thú Thực nghiệm 9A 38 11 17 10 0 Đối chứng 9B 35 4 10 16 5
Thông qua bảng thống kê ta thấy ở các lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn nhiều so với lớp đối chứng, đặc biệt là HS có tỉ lệ điểm khá giỏi, đây là dấu hiệu tích cực thể hiện hiệu quả trong việc xây dựng các chuyên đề dạy học liên mơn trong chương trình Lịch sử lớp 9 – THCS theo hướng phát triển năng lực người học.
Bên cạnh đó, quan sát thái độ học tập của HS cho thấy lớp thực nghiệm có sự hứng thú, tích cực trong học tập cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Đặc biệt, thông qua dạy học các chuyên đề liên môn, HS thể hiện rõ sự say mê, nhiệt tình và chủ động, phát huy những năng lực tư duy, sáng tạo trong học tập.
3.3.3. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm
Những kết quả thực nghiệm ở trên chứng tỏ việc xây dựng các chuyên đề dạy học liên mơn trong chương trình Lịch sử lớp 9 – THCS theo hướng phát triển năng lực người học có hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy của GV và chất lượng học của HS. Việc xây dựng các chuyên đề dạy học liên mơn đã góp phần đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
Mặt khác, thơng qua trao đổi, thăm dị ý kiến GV và HS bằng phiếu đánh giá về tình hình dạy học các chuyên đề liên môn trong dạy – học Lịch sử nói chung, dạy học các chuyên đề lên mơn trong chương trình Lịch sử 9 nói riêng, cho thấy hầu hết GV và HS đánh giá cao việc xây dựng các chun đề liên mơn trong chương trình Lịch sử 9. Hầu hết GV đều cho rằng việc xây dựng các chuyên đề dạy học liên mơn trong chương trình Lịch sử 9 là cần thiết và có tính khả thi.
Tiểu kết chương 3
Chương 3, đề tài đã phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm dựa trên mục đích, nhiệm vụ và cơng tác tổ chức thực nghiệm thu được. Từ đó có thể thấy việc xây dựng các chuyên đề dạy học liên mơn trong chương trình Lịch sử 9 – THCS theo hướng phát triển năng lực người học có hiệu quả tích cực và mang tính khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ