Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chuyên đề dạy học liên môn trong chương trình lịch sử lớp 9 THCS theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 85 - 86)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Tổ chức thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Để tiến hành thực nghiệm sư phạm thuận lợi, trong quá trình thực tập sư phạm lần 2 tôi được phân công vào trường THCS Lý Tự Trọng, phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: Tôi chọn lớp 9A là lớp thực nghiệm và lớp 9B làm lớp đối chứng. Số lượng và trình độ nhận thức của HS hai lớp này ngang nhau, lớp 9A có 38 HS, lớp 9B có 35 HS.

3.2.2. Thời gian thực nghiệm

- Thời gian tiến hành thực nghiệm tháng 3 năm 2018.

3.2.3. Nội dung thực nghiệm

Để bài thực nghiệm đạt kết quả cao, khẳng định thực chất, trung thực tính khả thi của đề tài, tôi tiến hành thực nghiệm ở trường THCS qua Chuyên đề: “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1953 – 1954)” (SGK Lịch sử lớp 9). Nội dung thực nghiệm gồm một số công việc cơ bản sau:

Chuẩn bị giáo án theo hai kiểu:

- Kiểu 1: Giáo án thực nghiệm như dự kiến của đề tài, sử dụng giáo án chuyên đề liên môn theo hướng phát triển năng lực người học trong dạy học.

- Kiểu 2: Giáo án đối chứng do GV của trường chuẩn bị được soạn và giảng dạy theo phương pháp bình thường.

3.2.4. Phương pháp thực nghiệm

Chọn một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng.

Lớp thực nghiệm: Sử dụng giáo án kiểu 1, bài giảng được soạn thành một chuyên đề dạy học liên môn theo hướng phát triển năng lực người học.

Lớp đối chứng: Sử dụng giáo án kiểu 2, bài giảng được tiến hành theo phương pháp truyền thống, không xây dựng thành chuyên đề và ít chú ý đến ngun tắc liên mơn trong dạy học Lịch sử.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số chuyên đề dạy học liên môn trong chương trình lịch sử lớp 9 THCS theo hướng phát triển năng lực người học (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)