Chẩn đoán phân biệt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt tại huyện phù ninh, phú thọ và biện pháp điều trị (Trang 26 - 34)

Tên bệnh Triệu chứng Bệnh tích Thương hàn Gà bé : phân trắng,dính bết hậu môn và bụng, gà lớn: mào tái nhạt, giảm sản lượng

trứng,khô chân,lông xơ xác.

-Gan xuát hiện các điểm hoại tử trắng lấm chấm đinh ghim,

- Lách sưng to,xuất hiện những nốt trắng nhỏ,ruột xuyết huyết đỏ

E.coli Phân màu vàng có lẫn

trắng và có nhiều bọt khí. Gà chậm chạp, ủ rũ, khô chân, lông xơ xác

- Viêm màng bao tim và màng bụng.

- Thành ruột xuất huyết đỏ thành đám.

-Niêm mạc ruột dày lên,tăng sinh.

Cầu trùng gà Thường xảy ra với gà từ

2-8 tuần tuổi. Gà xã cánh,lông xù,phân có máu tươi hoặc phân sáp,ít nước và không có bọt khí

Hai manh tràng sưng to,chứa đầy máu tươi, ruột sưng và viêm cục bộ. gan và lách không sưng nhưng nhạt màu.

Đầu đen Gà sốt, bỏ ăn, lông gáy

dựng, đi lại chậm chạp. Phân sáp vàng hoặc sáp đen. Gà rúc đầu vào cánh,đứng tụm lại thành đống,

- Gan: xuất hiện những nốt hoại tử hình hoa cúc hoặc hình vân đá trên bề mặt

- Manh tràng: đóng kén,cứng chắc,có màu trắng.

Viêm ruột hoại tử Gà chậm chạp,đứng

tụm lại thành đống,giảm ăn đáng kể. Phân có lẫn máu tươi hoặc phân sáp vàng,phân có lẫn nhiều nước và bọt khí

Toàn bộ ruột non sưng to, thành ruột mỏng,ruột sinh nhiều khí.Bên trong ruột chứa nhiều máu tươi và cục máu đông, gan sưng sẫm màu.

2.4. Cơ chế tác động của một số loại kháng sinh dùng trong điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở gà viêm ruột hoại tử ở gà

2.4.1. Amoxicillin

- Là kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam, có tác dụng diệt khuẩn.

- Bền trong môi trường acid, có phổ tác dụng rộng, đặc biệt chống trực khuẩn gram âm(-) và vi khuẩn gram dương(+).

-Amoxicillin có tác dụng diệt khuẩn nhờ ức chế việc tổng hợp thành của tế bào vi khuẩn.

-Amoxicillin được hấp thu bền vững trong môi trường dịch vị , ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn, có khả năng hấp thu tốt qua thành ruột.

2.4.2. Colistin

-Là kháng sinh thuộc nhóm polypeptit,có tác dụng diệt khuẩn bằng cách làm tổn thương, ngăn sự tổng hợp của màng nguyên sinh chất, tác dụng diệt khuẩn tốt đặc biệt với các vi khuẩn thuộc nhóm gram âm (-)

-Trong thú y được dùng để điều chỉ các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa , tiêu chảy ở gia súc, gia cầm.

2.4.3. B.M.D(Bacitracin Methylene Disalicylate)

Là kháng sinh thuộc nhóm polypeptid được tạo ra bởi Baccilus Subtilis.

- Có tác dụng diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn tùy thuốc vào nồng độ thuốc đưa vào cơ thể.

- Tác dụng tốt trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gram âm (-) hoặc gram dương(+), tác dụng diệt khuẩn bằng cách phá hủy màng nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn.

- Thuốc có thể hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, thường sử dụng trong phòng bệnh và điều trị những bệnh liên quan đến tiêu chảy gia súc và gia cầm.

2.5.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới,chăn nuôi bệnh viêm ruột hoại tử trên gà diễn biến rất phức tạp và đang gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi.

Richardson và cs (1985) nghiên cứu về tác động của việc bổ sung acid hữu cơ trong việc phòng bệnh viêm ruột hoại tử trên gà đã nhận thấy: Việc thường xuyên bổ sung các acid hữu cơ giúp cân bằng pH ruột tốt, ức chế vi khuẩn

Cl.perfringen phát triển,nhờ vậy gà ít mắc viêm ruột hoại tử hơn.

Quinn và cs (1999) khi nghiên cứu về các type gây bệnh của vi khuẩn

Cl.perfringens đã nhận xét rằng: trong các typ gây bệnh ,thì type C gây ra bệnh viêm ruột hoại tử trên gà,các bệnh tích điển hình do type này gây ra tập trung chủ yếu ở ruột non với các bệnh tích chủ yếu là ruột sưng to chứa đầy máu,thành ruột mỏng và sinh nhiều khí.

Năm 1990, Hatheway đã nghiên cứu về dịch tễ bệnh viêm ruột hoại tử đã cho biết: Khi gà mắc các bệnh như :Giun sán, Histomonas, Eimeria hay stress thì tỉ lệ mắc bệnh viêm ruột hoại tử thường rất cao.Đặc biệt, khi gà mắc cầu trùng

ruột non thì Cl.perfringens sẽ có cơ hội xâm nhập và phát triển rất nhanh và cả 2

bệnh này thường diễn ra đồng thời.

Steles và cs (1986) khi nghiên cứu về bệnh viêm ruột hoại tử trên gia súc và gia cầm đã nhận thấy rằng: khi điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ngoài việc sử dụng kháng sinh điều trị bệnh thì việc bổ sung một số lợi khuẩn cho đường tiêu

hóa như: Lactobacilus,Saccharomyces, Bacilus subtilis… góp phần ức chế

Cl.perfringens và làm tăng hiệu quả điều trị.

2.5.2.Tình hình nghiên cứu trong nước

Nhìn chung chăn nuôi gia cầm nước ta đang phát triển khá nhanh và dần nâng cao quy mô, áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật trong sản xuất. Khi chăn nuôi phát triển mạnh, đặc biệt là chăn nuôi theo hướng tập trung thì vấn đề dịch bệnh ngày càng diễn biến theo hướng phức tạp và khó khăn trong công tác phòng và điều trị.Ở Việt Nam, các tài liệu nghiên cứu về bệnh viêm ruột hoại tử ở

gà gây ra bởi Cl. perfringens còn hạn chế.

Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Mỹ Lệ và cs (2008) [10] cho thấy, các chủng Cl. perfringens phân lập từ gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử đề thuộc typ C, sản sinh độc tố α và β. Độc tố của vi khuẩn được cho là nguyên nhân gây nên

hoại tử niêm mạc ruột - bệnh tích chính của bệnh viêm ruột hoại tử.Các nghiên cứu

khác chỉ ra rằng, Cl. perfringens phân lập từ gà bị bệnh viêm ruột hoại tử có bệnh

tích đặc trưng sẽ sản sinh lượng độc tố α nhiều hơn so với gà không có bệnh tích.

Độc tố α thu nhận được từ canh trùng nuôi cấy vi khuẩn Cl. perfringens typ A và

C có thể gây bệnh trên gà broiler và gà con giống [10].

Theo Nguyễn Bá Hiên, và cs (2012) [5], ở gà tây, bệnh viêm ruột hoại tử có liên quan chặt chẽ với bệnh cầu trùng, giun đũa, viêm ruột xuất huyết.

Theo Bùi Xuân Mến (2007) [6] cho biết, bệnh viêm ruột hoại tử thường xảy ra đồng thời với bệnh cầu trùng hoặc sau khi gà bị cầu trùng. Chính vì vậy, tỉ lệ chết của bệnh rất cao, khi phát hiện thì bệnh thường đã tiến triển mạnh. Nếu không sử dụng kháng sinh phòng cầu trùng thường xuyên sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho Clostridium nhân lên và phát triển nhanh chóng, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột hoại tử cho gà. Bệnh sẽ tái lại rất nhanh nếu không có biện pháp phòng trừ thích hợp.

Theo Th.s Hoàng Văn Lân Thanh và Cs (2012)[7] đã phân lập và xác định

được các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Cl.perfrigens và các biện pháp phòng và

điều trị bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt tại Vĩnh Phúc đã xác định:trong các phương thức chăn nuôi thì hình thức nuôi chuồng công nghiệp có tỉ lệ gà nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử cao nhất(7,8%),chăn thả tự nhiên có tỉ lệ gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử thấp nhất.Nguyên nhân: do chuồng nuôi công nghiệp có mật độ nuôi cao, sử dụng hệ thống ăn uống tự động,lâu ngày sẽ tạo ra môi trường yếm

khí,thuận lợi cho vi khuẩn Clostridium perfringene phát triển.

Theo Th.s Nguyễn Duy Trang(2017)[9] đã nghiên cứu về bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt tại Phổ Yên cho biết: Gà thường mắc bệnh viêm ruột hoại tử từ 14 đến 45 ngày tuổi (52%) do thường kế phát sau bệnh cầu trùng gà,cũng chính vì vậy mà tỉ lệ chết do bệnh viêm ruột hoại tử trong giai đoạn này cũng thường cao hơn các giai đoạn khác. Bên cạnh đó, tỉ lệ mắc bệnh này ở gà cao nhất vào những tháng mùa đông và mùa xuân,nhưng lại có xu hướng giảm vào mùa hè và thu do

mùa xuân và mùa đông do thời tiết khắc nghiệt hơn, ảnh hưởng đến sức đề kháng của gà

Theo Hoàng Văn Lân Thanh(2012) và cs cho biết,bệnh tích chính của gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử tập trung chủ yếu ở ruột và gan.Gà mắc bệnh viêm ruột hoại tử có triệu chứng điển hình là giảm ăn mạnh, ủ rũ,tiêu chảy phân đen có lẫn máu và bọt khí,tỉ lệ này chiếm trên 60%.Khi mổ khám,tác giả cũng đã nhận thấy bệnh tích điển hình là ruột sưng to,thành ruột rất mỏng,bên trong có chứa rất nhiều máu, gan không sưng nhưng sẫm màu hơn bình thường, đây là bệnh tích điển hình nhất để phân biệt bệnh viêm ruột hoại tử với các bệnh đường ruột khác.

CHƯƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Gà thịt nuôi bán chăn thả trên địa bàn xã Liên Hoa huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ.

- Bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt.

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: tháng 12/2019 đến tháng 5/2020

- Địa điểm: 4 trại nuôi gà thịt tại xã Liên Hoa,huyện Phù Ninh ,tỉnh Phú Thọ

3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi.

3.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Xác định tỉ lệ nhiễm bệnh viêm ruột hoại tử trên gà tại 4 trại ở xã Liên Hoa - Xác định được triệu chứng lâm sàng,bệnh tích của bệnh viêm ruột hoại tử trên gà

- Đề xuất biện pháp phòng và điều trị bệnh viêm ruột hoại tử trên gà.

3.2.2,Các chỉ tiêu theo dõi

-Tỉ lệ mắc và tỉ lệ chết của gà bị bệnh viêm ruột hoại tử theo lứa tuổi . -Tỉ lệ mắc bệnh theo tình trạng vệ sinh thú y

-Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh

- Bệnh tích đại thể bệnh viêm ruột hoại tử trên gà -Phác đồ và hiệu quả điều trị bệnh

3.4.Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp xác định tỉ lệ nhiễm

Theo dõi tình trạng chung của đàn gà, phát hiện những biểu hiện khác thường. Đặc biệt là những triệu chứng điển hình.

Quan sát trạng thái bên ngoài của gà như: ăn, uống (nhiều hay ít hoặc bỏ ăn). Dáng đi đứng, hoạt động của đàn gà. Biểu hiện trạng thái của lông, màu sắc của mào, tích. Sau đó mổ khám và kiểm tra bệnh tích.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng vệ sinh thú y. Đánh giá điều kiện VSTY như sau:

VSTY tốt: chuồng trại cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, thường xuyênquét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, thu gom phân và chất độn chuồng để ủ, định kỳ khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phát quang cây cỏ, khơi thông cống rãnh.

VSTY trung bình: không thường xuyên quét dọn chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, chuồng nuôi không được làm khô ráo, còn có những vũng nước đọng; không thường xuyên tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và phát quang cây cỏ; không thường xuyên khơi thông cống rãnh ở gần khu vực chăn nuôi.

VSTY kém: chuồng gà làm ở chỗ đất trũng, trong chuồng và khu vực xung quanh chuồng rất ẩm thấp, có nhiều vũng nước đọng, có nhiều cỏ cây um tùm, không tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, không khơi thông cống rãnh.

Các công thức tính

Tỉ lệ nhiễm theo tuổi gà % = Số mẫu nhiễm theo tuổi x 100

Tổng số mẫu kiểm tra theo tuổi

Tỉ lệ chết của gà nghi mắc bệnh

Tỉ lệ chết = Số con chết x100 Tổng số con nghi mắc

Tỉ lệ nhiễm theo điều kiện VSTY(%) =

Số mẫu nhiễm theo điều kiện VSTY

x 100 Tổng số mẫu kiểm tra theo điều

3.4.2. Phương pháp xác định đặc điểm lâm sàng và bệnh tích bệnh viêm ruột hoại tử ở gà

* Quan sát triệu chứng lâm sàng

Để xác định triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh vêm ruột hoại tử,chúng tôi tiến hành quan sát,ghi chép,thống kê các biểu hiện của gà khi xuất hiện các biểu hiện lâm sàng của bệnh.

Trước khi mổ khám, sử dụng các phương pháp chẩn đoán bệnh cơ bản như: quan sát, sờ nắn, đo thân nhiệt để xác định biến đổi lâm sàng của bệnh: thân nhiệt, màu sắc mào, tích, thể trạng, ăn uống, vận động; màu sắc, trạng thái phân, hô hấp.

* Mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể

Phương pháp mổ khám gà: theo phương pháp mổ khám toàn diện của SKrjabin K. I (1928), quan sát bằng mắt thường và kính lúp của các nội quan như thận, lách, tim, phổi, ruột…, đặc biệt là ruột non để xác định những biến đổi đại thể, chụp ảnh vùng có bệnh tích điển hình. Ghi nhật kí kết quả biến đổi của mổ khám.

3.4.3.Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh viêm ruột hoại tử cho gà

3.4.3.1.Biện pháp trị bệnh viêm ruột hoại tử cho gà

- Xây dựng 2 phác đồ điều trị bệnh viêm ruột hoại tử cho gà

Tỉ lệ gà có triệu chứng % = Số gà có triệu chứng x 100

Tổng số gà theo dõi

Tỉ lệ gà có bệnh tích % = Số gà có bệnh tích x 100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh viêm ruột hoại tử trên gà thịt tại huyện phù ninh, phú thọ và biện pháp điều trị (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)