Bảng bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của một số dòng lợn nái nuôi tại trại công ty cổ phần chăn nuôi CP việt nam (Trang 34)

Chỉ tiêu Lô 1 CP41 Lô 2 CP51 Lô 3 CP909 Số lƣợng lợn nái (con) 10 10 10 Số ổ đẻ (ổ) 10 10 10 Thức ăn Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 567F Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 567F Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 567F Số lần lặp 3 3 3

28

- Dòng lợn nái: CP41, CP51 và CP909 đƣợc chọn lọc theo quy định của công ty CP:

+ Dòng lợn nái CP41 có công thức lai:

♂ Landrace 01 x ♀ Yorkshire 21

CP41

(50% Landrace 01 + 50% Yorkshire 21) + Dòng lợn nái CP51 có công thức lai:

♂ Landrace 11 x ♀Yorksire 22

CP51

( 50%Landrace 11+ 50%Yorkshire 22) + Dòng lợn nái CP909 có công thức lai:

♂Landrace (01,11) x ♀Yorkshire (21,22) ♀ F1 x ♂ Yorkshire (21,22) (50% Landrace 01, 11 + 50% Yorkshire 21, 22) CP909 (75% Yorkshire 21,22 + 25% Landrace 01,11)

- Phƣơng thức phối giống: Sử dụng phƣơng thức thụ tinh nhân tạo, tinh dịch đảm bảo phẩm chất, đạt các chỉ tiêu kỹ thuật của công ty CP.

- Lợn đƣợc nuôi theo cùng một quy trình kỹ thuật, quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng và vệ sinh phòng bệnh nhƣ nhau.

29

Bảng3.2: Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái chửa và nái nuôi con iai đoạn

Thành phần

Nái chửa (Cám 566F)

Nái nuôi con (Cám 567F)

Đạm thô tối thiểu (%) min 13 17

Năng lƣợng trao đổi (kcalo/kg) min 2900 3100

Xơ thô (%) max 10 7

Photpho tổng số (%) min – max 0,5 - 1 0,5 - 1

Canxi (%) min – max 0,6 - 1,4 0,6 - 1,2

Lysine tổng số (%) min 0,6 0,8

Methyonine + Cystine tổng số (%) min 0,4 0,5

Độ ẩm (%) max 14 14

3.4.2. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng

Lợn thí nghiệm nuôi theo phƣơng thức công nghiệp, trong hệ thống chuồng trại khép kín, hiện đại:

Giai đoạn mang thai lợn đƣợc nuôi trong các ô chuồng của nái mang thai, có kích thƣớc (0,6x2,2)m2

. Trƣớc khi đẻ 1 tuần chuyển sang chuồng sàn của nái đẻ. Chuồng đẻ là chuồng 3 ngăn kích thƣớc khác nhau lợn mẹ ở giữa hai bên là sân chơi và chỗ sinh hoạt của lợn con. Ô lợn mẹ có chiều dài 2,2m chiều rộng 0,6m; ô lợn con ở 2 bên ô lợn mẹ và có kích thƣớc khác nhau, ô nhỏ có chiều rộng 0,4m, ô lớn có chiều rộng 0,8m. Trong chuồng đẻ bố trí 1 lồng úm lợn con, bên trong lồng úm có bóng điện (công suất 150W) để sƣởi ấm cho lợn con. Lợn mẹ và lợn con đƣợc nuôi ở đây cho đến khi cai sữa lợn con, thời gian cai sữa cho lợn con là 21 ngày tuổi. Lợn nái cai sữa đƣợc đƣa trở lại chuồng chờ phối để nuôi chờ lứa đẻ tiếp theo. Trong các ô chuồng đƣợc bố trí máng ăn, vòi uống riêng biệt, cung cấp đầy đủ nƣớc uống sạch và tự do.

Nuôi dƣỡng theo quy trình, cụ thể tiêu chuẩn và khẩu phần cho các loại lợn theo hƣớng dẫn của công ty CP. Lợn nái đẻ đƣợc ăn thức ăn có giá trị dinh dƣỡng cao, dễ tiêu hóa, có hệ số choán thấp. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của

30

lợn nái mà có kế hoạch cắt giảm lƣợng thức ăn: trƣớc 1 tuần giảm 1/3 lƣợng thức ăn, trƣớc 2 - 3 ngày giảm 1/2 lƣợng thức ăn, với những lợn nái gầy yếu không nên giảm lƣợng thức ăn mà chỉ giảm dung tích thức ăn. Sau khi đẻ cho lợn nái ăn tăng dần lƣợng thức ăn, sau 4 - 5 ngày cho ăn đủ tiêu chuẩn.

3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định

3.4.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái * Các chỉ tiêu sinh lý sinh sản

- Tuổi động dục lần đầu (ngày): là khoảng thời gian từ sơ sinh đến lúc lợn hậu bị có biểu hiện động dục lần đầu tiên và đƣợc tính theo công thức:

TĐDLĐ = Ngày lợn nái đọng dục lần đầu – Ngày sinh của lợn nái

- Tuổi phối giống lần đầu (ngày): là khoảng thời gian từ ngày sinh lợn nái đến khi lợn nái đƣợc phối giống lần đầu tiên và đƣợc tính theo công thức:

TPGLĐ = Ngày phối giống lần đầu – Ngày sinh của lợn nái

- Thời gian mang thai (ngày): là khoảng thời gian từ khi lợn nái đƣợc phối giống thành công đến khi sinh con, đƣợc tính theo công thức:

TGMT = Ngày lợn nái sinh con – Ngày lợn nái đƣợc phối giống

- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): là khoảng thời gian từ ngày sinh lợn nái đến ngày lợn nái sinh con lứa đầu tiên, đƣợc tính bằng công thức:

TĐLĐ = Ngày lợn nái đẻ lứa đầu – Ngày sinh của lợn nái.

- Thời gian phối lại sau cai sữa (ngày): là thời gian từ khi cai sữa lứa trƣớc đến khi phối giống có kết quả lứa tiếp theo.

TGPLSCS = Ngày phối giống có kết quả - Ngày cai sữa lứa trƣớc

- Khoảng cách lứa đẻ (ngày): là thời gian từ lứa đẻ trƣớc đến lứa đẻ sau, bao gồm: thời gian mang thai, thời gian nuôi con và thời gian chờ phối.

KCLĐ = Thời gian mang thai + Thời gian nuôi con + Thời gian chờ phối - Hệ số lứa đẻ: là số lứa đẻ của nái tính trong một năm và đƣợc tính theo công thức:

365 HSLĐ =

31

* Năng suất sinh sản dựa trên bản thân con nái và đàn con

- Số con sơ sinh/ổ (con): là số con đƣợc sinh ra của lợn nái, đƣợc tính khi lợn mẹ đẻ xong.

- Số con sơ sinh sống đến 24 giờ (con): số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ - Số con cai sữa/ổ: là số lợn con còn sống của cả ổ tính đến thời điểm cai sữa - Khối lƣợng sơ sinh/con: là khối lƣợng của lợn con sau khi đỡ đẻ xong chƣa cho bú sữa đầu.

- Khối lƣợng sơ sinh/ổ: là tổng khối lƣợng đàn con sau khi đỡ đẻ xong chƣa cho bú sữa đầu.

- Khối lƣợng cai sữa/con: là khối lƣợng của lợn con sau khi cai sữa. - Khối lƣợng cai sữa/ổ: là tổng khối lƣợng của ổ lợn con sau khi cai sữa. - Tỷ lệ sơ sinh sống (%): là tỷ lệ lợn con còn sống đến 24 giờ so với số con sơ sinh, đƣợc tính bằng công thức

Số con còn sống đến 24h

TLSSS = x 100

Số con đẻ ra

- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%): là tỷ lệ lợn con còn sống đến khi cai sữa so với số con còn sống đến 24 giờ, đƣợc tính theo công thức:

Số con cai sữa

TLNSCS = x 100

Số con sống đến 24 giờ

3.4.4. Phương pháp thu thập số liệu

Để xác định các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của các dòng lợn nái, tôi tiến hành phƣơng pháp theo dõi, thu thập số liệu về năng suất sinh sản theo từng đàn lợn hiện có và có số liệu ghi chép theo dõi.

- Đối với các chỉ tiêu số lƣợng: đếm số lợn con sơ sinh/ ổ, số con sơ sinh còn sống/ổ, số con cai sữa/ổ.

32

- Đối với các chỉ tiêu khối lƣợng: cân xác định khối lƣợng lợn con ở các thời điểm theo dõi bằng một loại cân ở tất cả các lần cân, vào đầu buổi sáng và khi chƣa cho lợn ăn.

- Đối với các chỉ tiêu về tỷ lệ tính theo tỷ lệ %: + Tỷ lệ sơ sinh sống đƣợc tính theo công thức:

Số con còn sống đến 24h

TLSSS = x 100

Số con đẻ ra

+ Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đƣợc tính bằng công thức: Số con cai sữa

TLNSCS = x 100

Số con sống đến 24 giờ

3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu đƣợc xử lý bằng thống kê sinh vật học theo phƣơng pháp phân tích phƣơng sai ANOVA qua mô hình tuyến tính GML trên phần mềm MINITAB 16.0 và xử lý trên EXCEL 2007.

33

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khả năng sinh sản của dòng nái CP41

Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái chúng tôi dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu chính là chỉ tiêu về đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái và các chỉ tiêu về năng suất sinh sản.

4.1.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của dòng lợn nái

Các chỉ tiêu sinh lý sinh dục của dòng lợn nái CP41 đƣợc thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của dòng lợn nái CP41

Chỉ tiêu n ̅ SE

Tuổi động dục lần đầu (ngày) 30 212,73 4,28

Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 30 235,33 2,35

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 30 350,33 2,44

Thời gian mang thai (ngày) 30 115,00 0,31

Thời gian phối lại sau khi cai sữa

(ngày) 30

5,63 0,39

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 30 141,63 0,49

Hệ số lứa đẻ/nái/năm 30 2,57 0,009

Kết quả nghiên cứu về sinh lý sinh sản trên dòng nái CP41 là tƣơng đối tốt. Qua bảng 4.1 cho thấy tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của dòng nái có giá trị trung bình tƣơng ứng là: 212,73; 235,33; 350,33 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) [28] trên lợn nái lai F1 (Landrace x Yorkshire) là 345 ngày và so với nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) [5] là 356,7 ngày trên cùng đối tƣợng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sự sai khác so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, điều này là do sự khác nhau về điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng đàn lợn nái.

Khoảng cách lứa đẻ của dòng nái CP41 là 141,63 ngày, điều này có nghĩa là mỗi năm trung bình một lợn nái đẻ đƣợc 2,57 lứa. Kết quả nghiên cứu này cao

34

hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) [5] trên lợn nái F1(L x Y) là 2,41 lứa/năm. Hệ số lứa đẻ phụ thuộc vào số ngày nuôi con, số ngày động dục và phối lại sau khi cai sữa lợn con. Tính trạng thời gian phối giống lại sau cai sữa là tính trạng có hệ số di truyền thấp và phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng và quy trình phối giống (Lê Đình Phùng và Mai Đức Trung, 2008) [16]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, thời gian phối giống lại sau cai sữa ngắn là 5,63 ngày và thời gian nuôi con trung bình là 21,0 ngày. Điều này cho thấy kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng và kích thích lên giống tại trại rất tốt. Do đó đã rút ngắn đƣợc khoảng cách lứa đẻ và nâng cao hệ số lứa đẻ/nái/năm.

4.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của dòng nái CP41

Để đánh giá năng suất sinh sản của dòng nái CP41 chúng tôi dựa trên một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của bản thân con nái và một số chỉ tiêu trên chất lƣợng đàn con. Kết quả đánh giá năng suất sinh sản của dòng nái CP41 đƣợc thể hiện rõ qua bảng 4.2

Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của dòng nái CP41

Chỉ tiêu n ̅ SE

Số con sơ sinh/ổ (con) 30 12,40 0,23

Khối lƣợng sơ sinh/con (kg) 30 1,62 0,03

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 30 11,87 0,15

Khối lƣợng sơ sinh/ổ (kg) 30 19,27 0,33

Số con cai sữa/ổ (con) 30 11,10 0,14

Khối lƣợng cai sữa/con (kg) 30 5,59 0,05

Khối lƣợng cai sữa/ổ (kg) 30 61,90 0,73

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 356 96,08 0,93

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 333 93,71 1,02

Kết quả bảng 4.2 cho thấy dòng nái CP41 cho số con sơ sinh là 12,40 con/ổ, số con sơ sinh sống là 11,87 con/ổ, số con cai sữa là 11,10 con. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc

35

Phục (2009) trên nái F1(LY) về số con sơ sinh sống/ổ là 10,54 con, số con cai sữa trên ổ là 9,46 con.

Tỷ lệ sơ sinh sống là 96,08% và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa là 93,71% đều đạt ở mức cao. Tỷ lệ nuôi sống cao là do điều kiện chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con sơ sinh tốt.

Theo dõi chỉ tiêu trên đàn con của dòng nái CP41 cho biết khối lƣợng sơ sinh/con trung bình đạt 1,62 kg/con. Khối lƣợng sơ sinh trên ổ trung bình là 19,26 kg/ổ. Tại trang trại chúng tôi thực hiện nghiên cứu thì thời gian cai sữa cho lợn con là 21 ngày tuổi nên khối lƣợng 21 ngày tuổi bằng với khối lƣợng cai sữa là 5,59 kg/con, và trung bình là 61,90 kg/ổ. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục (2009) trên nái F1(LY) về trung bình khối lƣợng cai sữa (ở 28 ngày) là 6,34 kg/con và khối lƣợng cai sữa/ổ là 60,66 kg/ổ. Có sự khác nhau này là do điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng, quản lý lợn nái và lợn con của từng trang trại.

4.2. Khả năng sinh sản của dòng lợn nái CP51

4.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của dòng lợn nái

Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của dòng lợn nái CP51 đƣợc thể hiện rõ qua bảng 4.3.

Bảng 4.3: Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái CP51

Chỉ tiêu n ̅ SE

Tuổi động dục lần đầu (ngày) 30 214,17 6,67

Tuổi phối giống lần đầu (ngày) 30 242,10 6,63

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 30 357,57 6,64

Thời gian mang thai (ngày) 30 115,47 0,34

Thời gian phối lại sau khi cai sữa (ngày)

30 6,07 0,37

Khoảng cách lứa đẻ (ngày) 30 142,53 0,51

36

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản trên dòng nái CP51 đƣợc thể hiện ở bảng 4.3. Tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, thời gian mang thai tƣơng ứng là: 214,17; 242,10; 357,57; 115,47 ngày.

Tuổi đẻ lứa đầu trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006) [15] trên lợn F1(LY) là 362,1 ngày. Sự sai khác này cho thấy kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng đàn lợn nái hậu bị của trại tốt.

Thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng sinh sản của lợn nái. Ở nghiên cứu này trung bình số ngày phối lại sau cai sữa là 6,07 ngày so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) [28] là 7,54 ngày. Nhƣ vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn 1,47 ngày. Thời gian phối giống lại thành công sau cai sữa là yếu tố quan trọng quyết định tới khoảng cách lứa đẻ. Trong chăn nuôi lợn nái thì việc rút ngắn thời gian phối giống lại sau cai sữa càng ngắn càng tốt. Đây là yếu tố góp phần nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái.

4.2.2. Năng suất sinh sản của dòng lợn nái CP51

Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản củadòng nái CP51

Chỉ tiêu n ̅ SE

Số con sơ sinh/ổ (con) 30 12,33 0,18

Khối lƣợng sơ sinh/con (kg) 30 1,65 0,02

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 30 11,93 0,14

Khối lƣợng sơ sinh/ổ (kg) 30 19,63 0,26

Số con cai sữa/ổ (con) 30 11,47 0,12

Khối lƣợng cai sữa/con (kg) 30 5,60 0,06

Khối lƣợng cai sữa/ổ (kg) 30 64,13 0,71

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 358 96,95 0,69

37

Giá trị trung bình về số con sơ sinh 12,33 con/ổ, số con sơ sinh sống 11,93 con/ổ, số con cai sữa/ổ 11,47 con/ổ là tƣơng đối cao so với một số nghiên cứu trƣớc đây.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn khi so sánh với nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) [5] trên đàn lợn giống nuôi tại trại chăn nuôi Bình Nam, Thăng Bình, Quảng Nam trên lợn nái F1(L x Y) về số con sơ sinh là 9,67 con/ổ và số con cai sữa là 9 con/ổ. Nhƣng theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs tại xí nghiệp chăn nuôi Phú Sơn (2001 - 2004) trên nái F1(L x Y) có số con sơ sinh/ổ 10,12 con/ổ và số con cai sữa/ổ (28 ngày) 8,91 con/ổ. Số con cai sữa phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ và khả năng kiểm soát, hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con. Điều này cho thấy khâu chăm sóc lợn nái và kiểm soát đối với lợn con đƣợc thực hiện rất chặt chẽ.

Tỷ lệ sơ sinh sống của dòng nái CP51 đạt 96,95% và tỷ lệ nuôi sống cai sữa đạt 96,28%. Tỷ lệ sống sơ sinh sống và tỷ lệ nuôi sống cai sữa của dòng nái CP51 cao hơn dòng nái CP41. Qua đó thấy đƣợc năng suất sinh sản của 2 dòng

Một phần của tài liệu Đánh giá năng suất sinh sản của một số dòng lợn nái nuôi tại trại công ty cổ phần chăn nuôi CP việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)