.Quy mô chăn nuôi

Một phần của tài liệu Đặc điểm bệnh cầu trùng gà theo quy mô chăn nuôi tại xã Liên Hoa huyện Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 31 - 35)

Quy mô chăn nuôi trang trại gà thịt ở nƣớc ta trong những năm gần đây: phổ biến là từ 2.000-5.000 con/trang trại với số lƣợng 1.342 trang trại, chiếm 68,8%; từ 5.000-8.000con/TT là 401TT, chiếm 20,6%, từ 8.000- 11.000con/TT là 82TT, chiếm 4,2%, từ 11.000-15.000con/TT là 67TT chiếm 3,4% và trên 15.000con/TT là 61 TT chiếm 3,4%. Vùng có quy mơ chăn ni gà thịt lớn nhất là ĐNB có 33TT với quy mơ từ 11.000-15.000con/TT và 47 TT quy mô trên 15.000con/TT. Tiếp đến là ĐBSH có 9 TT có quy mơ từ 11.000-15.000con/TT và 7 TT có quy mơ trên 15.000con/TT. Quy mô chăn nuôi trong các TT gia cầm vẫn chủ yếu là quy mô nhỏ từ 2.000-5.000con/TT, là hình thức TT hộ gia đình và chăn ni gia cơng cho các cơng ty nƣớc ngồi (quy mô 4.000- 5.000con/TT gia cơng). Quy mơ 5.000-10.000con/TT cịn rất ít. ĐBSH và ĐNB khơng những là vùng có số lƣợng trang trại lớn mà quy mô chăn nuôi gà trên một trại cũng lớn nhất cả nƣớc. Mơ hình chăn ni gà cơng nghiệp và gà lông màu thả vƣờn với quy mô từ 8.000 đến 15.000 con xuất hiện ngày càng nhiều. Chăn nuôi trang trại tập trung đã mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho chủ trang trại mà cịn có sự đóng góp to lớn vào sự phát triển chăn nuôi và kinh tế nơng nghiệp, tăng GDP, xố đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm từng vùng nơng thôn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày một tăng của thị trƣờng, có điều kiện thực hiện an tồn sinh học, khống chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nông thôn.

2.3.4. Vệ sinh thú y

Công tác vệ sinh thú y là một yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh cầu trùng gia cầm. Vệ sinh thú y bao gồm vệ sinh môi trƣờng và vệ sinh chuồng trại. Vệ sinh thú y tốt đƣợc đánh giá bởi các yếu tố:

Vệ sinh môi trƣờng: dọn dẹp bãi chăn thả cho gà, phun thuốc sát trùng, tiêu độc định kỳ…

Vệ sinh chuồng trại bao gồm: Vệ sinh sạch sẽ trƣớc khi đón gà về và sau khi xuất bán gà. Rửa máng ăn, máng uống, dọn dẹp chất độn chuồng đã hôi thối ẩm ƣớt, phun sát trùng định kỳ…

Bệnh có tính chất lây lan nhanh trong đàn gà chủ yếu qua đƣờng tiêu hóa thức ăn nƣớc uống nhiễm mầm bệnh. Nỗn nang cầu trùng trong ruột gà theo phân ra ngồi, nhanh chóng hình thành bào tử để tồn tại lâu dài. Lớp độn chuồng ẩm, chuồng kém thơng thống, thời tiết khí hậu ẩm, lạnh, sức đề kháng của gà yếu, mật độ nuôi cao, thúc đẩy bệnh hay xảy ra hơn

2.4.Tình hình bệnh cầu trùng gia cầm trên thế giới và tại Việt Nam

2.4.1. Tình hình bệnh cầu trùng gia cầm trên thế giới

Cầu trùng là động vật đơn bào có hình thái đa dạng phụ thuộc vào từng lồi cầu trùng nhƣ hình hơi trịn, hình trứng, hình bầu dục…, chúng ký sinh chủ yếu ở tế bào biểu bì ruột của nhiều lồi gia súc, gia cầm và cả con ngƣời.

Cầu trùng và bệnh cầu trùng đã đƣợc phát hiện từ năm 1963- Rivolta là ngƣời phát hiện ra một loại ký sinh trùng có trong phân gà.

Theo tác giả Kolapxki, Paskin (1980) [27], gà con từ 10-80 ngày tuổi nhạy cảm và nhiễm bệnh cầu trùng nặng nhất với tỷ lệ chết cao. Gà nuôi với mật độ cao, độ ẩm khơng khí và độ ẩm chất độn chuồng cao, thức ăn không đầy đủ dinh dƣỡng đều làm cho bệnh lan tràn. Sự nhiễm bệnh còn xảy ra qua đƣờng tiêu hóa, dịch phát ra vào mùa xuân hoặc mùa hè.

Theo Morlow (1975) [31] cho rằng bệnh cầu trùng xảy ra chủ yếu xảy ra ở gia cầm non, E.tenella là loại cầu trùng gây bệnh mạnh nhất ở gà 1 tháng tuổi,

Theo Mantrinsky và Orkop (1996) [29] thì gà bị bệnh cầu trùng có thể làm rối loạn quá trình trao đổi sắt của huyết thanh và mức độ transfernin giảm, thành phần Hb cũng thay đổi.

Trên thế giới những nƣớc chăn nuôi phát triển, bệnh cầu trùng đƣợc đặc biệt coi trọng và là một trong những bệnh gây tác hại lớn, chỉ riêng năm 1989 chi phí cho việc phịng bệnh cầu trùng ở Mỹ lên tới 90 triệu USA và hơn 300 triệu USA trên toàn thế giới.

Theo tác giả Chapman HD, Chery. T. E. (2002) bệnh cầu trùng gây thiệt hại khoảng 50 – 70% số gà bị bệnh, những con sống sót chậm phát triển, tăng trọng chậm hơn gà khỏe 10 – 20%, gà chậm đẻ trứng hơn gà khỏe 1 – 2 tháng.

2.4.2. Tình hình bệnh cầu trùng gà tại việt Nam

Ở nƣớc ta bệnh cầu trùng mới đƣợc các nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu từ những năm 1970, khi mà chăn nuôi gà theo hƣớng cơng nghiệp phát triển mạnh.

Hồng Thạch (1999), đã nghiên cứu bệnh cầu trùng gà tại một số khu vực của thành phố Hồ Chí Minh cho biết gà nhiễm cầu trùng rất cao 77,8%, trong đó gà 16 – 30 ngày tuổi nhiễm cao nhất 95%.

Bạch Mạnh Điều (2004) điều tra ở các tỉnh phía Bắc thấy có 5 loại cầu trùng kí sinh là: Eimeria tenella, Eimeria necatrix, Eimeria hagani, Eimeria acervulina. Eimeria mivita.

Theo tác giả Lê Văn Năm (2006) cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng chung là 19,89%. Trong đó: E. Tenella nhiễm 69,29%, E. Acervulina nhiễm 29,05%, E. Maixima nhiễm 6,22%.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (1999) [8] cùng nhiều tác giả khẳng định: bệnh cầu trùng thƣờng gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thƣờng mang căn bệnh và là nguồn gieo truyền căn bệnh làm ơ nhiễm mơi trƣờng. Vì vậy, biện pháp quan trọng là phịng bệnh cho gà con khơng bị nhiễm cầu trùng.

Theo Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lƣu (2000) [24], cho biết bệnh lây truyền chủ yếu qua phân và bệnh phân tán nỗn nang ra mơi trƣờng bên ngồi và

gà cảm nhiễm ăn phải. Noãn nang của cầu trùng rất bền vững ở môi trƣờng bên ngồi, các chất sát trùng thơng thƣờng rất ít có tác dụng hoặc tác dụng rất hạn chế

Nhƣ vậy, ở nƣớc ta các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra hầu hết các loại cầu trùng gây bệnh ở gà mà các tác giả nƣớc ngồi đã mơ tả.

Một phần của tài liệu Đặc điểm bệnh cầu trùng gà theo quy mô chăn nuôi tại xã Liên Hoa huyện Phù Ninh, Phú Thọ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)