CỨU LÝ LUẬN VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu lý luận, trong đó có công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền Trải qua các nhiệm kỳ đại hội, đặc biệt là từ Đại hội VI đến Đại hội XIII của Đảng công tác nghiên cứu lý luận nói chung, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng đã đánh dấu một bước tiến có tính cách mạng trong tư duy lý luận của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay Đạt được thành quả đó là do Đảng luôn giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt quá trình hoạt động công tác nghiên cứu lý luận của Đảng từ trung ương đến cơ sở, bằng việc xác định quan điểm, phương hướng nghiên cứu; định hướng việc xây dựng các cơ quan nghiên cứu, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận, xây dựng chính sách khuyến khích tài năng và lao động sáng tạo; giao thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu; tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động nghiên cứu lý luận Tổ chức, thu hút cán bộ khoa học và các cơ quan tham mưu, tư vấn, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy khoa học tham gia tích cực vào quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Trong đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư là cơ quan cao nhất chỉ đạo, định hướng Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ trực tiếp triển khai
nhiệm vụ cụ thể tới các cơ quan, ban, bộ, ngành liên quan Các tỉnh, thành ủy, ban đảng Trung ương và đảng ủy trực thuộc Trung ương phụ trách các ngành, các cơ quan lý luận có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện mọi hoạt động của công tác này
Với vai trò ngày quan trọng, các văn kiện đại hội Đảng thời kỳ đổi mới đều đề cập đến các lĩnh vực hoạt động của công tác nghiên cứu lý luận nói chung, công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng Đảng ta đã ban hành một số chỉ thị, nghị quyết chuyên đề thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận, như: Nghị quyết số 01-NQ/TW, ngày 28/3/1992 của Bộ Chính trị khóa VII “về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”; Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX “về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”; Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 01/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X “về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”; Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI “về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”; Quy định số 285-QĐ/TW, ngày 25/2/2015 của Bộ Chính trị khóa XI “về dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng, nhà
nước” Những nghị quyết nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng trong chỉ đạo, định hướng các hoạt động công tác nghiên cứu lý luận nói chung, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng ở Việt Nam phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới
Dựa trên những văn bản chỉ đạo trên, cùng việc xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan liên quan, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dần từng bước hoàn thiện các cơ quan nghiên cứu, tham mưu, tư vấn, quản lý, định hướng chỉ đạo hoạt động công tác lý luận nói chung, công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng Trong đó, các cơ quan là lực lượng quan trọng, nòng cốt thực hiện các hoạt động của công tác này, gồm:
- Ban Tuyên giáo Trung ương: Theo Quyết định số 144 - QĐ/TW, ngày 08/8/2018 của Bộ Chính trị quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương, có chức năng: “là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị,
Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức; về chủ trương, quan điểm và chính sách của Đảng trong lĩnh vực tuyên truyền, lý luận chính trị, lịch sử Đảng, báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thông tin, đối ngoại, khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục, thể thao, dân số, gia đình, trẻ em; đồng thời, là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên giáo của Đảng” [36]
- Hội đồng Lý luận Trung ương: Theo Quyết định số 26-QĐ/TW, ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ Chính trị về việc thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương, có chức năng: “là cơ quan tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các vấn đề lý luận chính trị, làm cơ sở cho việc hoạch định, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, về những chương trình, đề tài khoa học cấp nhà nước về lý luận chính trị, phục vụ trực tiếp công tác lãnh đạo của Đảng” [39]
Hội đồng Lý luận Trung ương trách nhiệm làm đầu mối quản lý, triển khai chương trình nghiên cứu lý luận chính trị trọng điểm và phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trao đổi lý luận với một số đảng cộng sản, đảng cầm quyền, đảng tham chính của một số nước
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (gồm hệ thống các học viện khu vực): Theo Quyết định số 14 5- QĐ/TW, ngày 08/8/2018 của Bộ Chính trị quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh , có chức năng: “là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lã nh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý phục vụ giảng dạy, học tập, góp phần cung cấp luận cứ khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước” [37]
- Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương: Theo Quyết định số 2677-QĐ/BTGTW, ngày 17/2/2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, có
chức năng: “ là cơ quan tư vấn, có chức năng định hướng, thẩm định, quản lý, đánh giá, hướng dẫn hoạt động nghiên cứu khoa học của các hội đồng khoa học thuộc các ban, cơ quan Đảng Trung ương để góp phần giúp các ban, cơ quan Đảng làm tốt công tác tham mưu, tư vấn cho Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư” [21]
- Bộ Khoa học và Công nghệ: Theo Nghị định số 95/2017/NĐ-CP, ngày 16/8/2017 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng: “là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật” [45]
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Theo Nghị định 99/2017/NĐ-CP, ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, là: “thực hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tư vấn về chính sách phát triển trong lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo nhân lực có trình độ cao về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật” [46]
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (gồm hệ thống các trường đại học): Theo Nghị định 69/2017/NĐ-CP, ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ giáo dục và đào tạo, có chức năng: “là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục khác về: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm c/hất lượng, kiểm định chất
lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ” [44]
- Một số tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; cấp ủy đảng các bộ, ban, ngành đoàn thể Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình, luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học, phục vụ yêu cầu xây dựng, thực hiện các chủ trương, quyết sách của địa phương
Với việc xây dựng, sắp xếp hệ thống tổ chức bộ máy của các cơ quan chỉ đạo, tham mưu, tư vấn, quản lý, nghiên cứu, giảng dạy lý luận từ trung ương đến các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương về công tác lý luận nói chung, công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng đã ngày càng đi vào nền nếp Theo Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 10/9/2014 của Bộ Chính trị: “giao Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ, Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan chỉ đạo, định hướng xây dựng hệ thống chương trình, nhiệm vụ nghiên cứu lý luận giai đoạn 2016 - 2021 và tiếp theo” [30]
Tuy nhiên, do còn nhiều nguyên nhân khách quan, việc chủ trì, phối hợp giữa các cơ quan tham mưu, tư vấn, nghiên cứu, quản lý, giảng dạy công tác nghiên cứu lý luận nói chung của Đảng trong thời gian vừa qua chưa thật sự đạt được kết quả như mong muốn Mặc dù vậy, công cuộc đổi mới và sự phát triển bền vững của đất nước như ngày nay, gắn liền với sự phát triển lý luận cách mạng và thể hiện sinh động sự quan tâm đặc biệt, sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả hoạt động công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ hoàn thiện đường lối, quan điểm, chủ trương xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc