Thực trạng chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 112)

VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3 2 1 Chất lượng công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền hiện nay

3 2 1 1 Thành tựu

Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa nghĩa lịch sử Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày

hôm nay” [72, tr 25] Có được nhận định đó trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động của công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền cũng đạt nhiều thành tựu to lớn Văn kiện đánh giá … “Các cơ quan lý luận của Đảng, Nhà nước được tổ chức, sắp xếp lại, hoạt động hiệu quả hơn; cơ chế hoạt động, quản lý công tác nghiên cứu lý luận từng bước đổi mới Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu lý luận được đẩy mạnh hơn” [72, tr 169]

Đạt được thành tựu trên, trước hết là do Đảng ta ngày càng nhận thức rõ hơn vai trò dẫn đường, định hướng của công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền đối với sự nghiệp đổi mới Đảng ta luôn quan tâm, chỉ đạo, coi công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động nghiên cứu lý luận của Đảng, là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, như: Cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, xây dựng, củng cố nội dung, phương thức, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, là cơ sở cho công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận, đấu tranh tư tưởng, lý luận…, góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về nền tảng tư tưởng của Đảng, về lý tưởng, đường lối cách mạng của Đảng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nhận thức tầm quan trọng đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa rất quan tâm đến lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền Đặc biệt, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) khởi đầu thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước đã đánh dấu một bước tiến có tính cách mạng trong tư duy lý luận của Đảng về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta Trên cơ sở tổng kết toàn diện thực tiễn đất nước, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đảng đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược cách mạng, những điểm nghẽn cản trở sự phát triển lý luận của Đảng Tổng kết nghiêm túc những sáng kiến, việc làm sáng tạo của các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến các địa phương, cơ sở về hoạt động của công tác nghiên cứu lý luận Phân tích và tiếp thu kinh nghiệm thành công, thất bại trong công tác nghiên cứu lý luận của các nước trong khu vực và trên thế giới để tổng hợp, đúc kết những kinh nghiệm nghiên cứu lý luận có giá trị phù hợp với điều kiện Việt Nam;

từ đó đưa ra những quyết định về quan điểm, đường lối đổi mới, lấy đổi mới tư duy lý luận, trước hết là tư duy kinh tế làm khâu đột phá Đại hội VI của Đảng là hình mẫu của sự kết hợp thành công giữa tổng kết thực tiễn và nghiên cứu, phát triển lý luận của Đảng ta

Kế thừa quan điểm đổi mới trong công tác nghiên cứu lý luận của Đảng từ Đại hội VI, Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư (các nhiệm kỳ đại hội) ngày càng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy của các cơ quan tham mưu, tư vấn, nghiên cứu, giảng dạy công tác nghiên cứu lý luận của Đảng Trong đó, các cơ quan đóng vai trò chuyên trách, nòng cốt là: Ban Tuyên giáo Trung ương; Hội đồng Lý luận Trung ương; các ban đảng Trung ương (Tổ chức, Kinh tế, Dân vận, Kiểm tra, Nội chính, Đối ngoại); Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trường; cơ quan nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị của Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các Học viện khu vực); Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; Bộ Giáo dục và Đào tạo (trong đó gồm các trường đại học; các trung tâm nghiên cứu ); cấp ủy đảng các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

Trải qua 8 nhiệm kỳ đại hội Đảng (từ Đại hội VI đến Đại hội XIII), công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động tham mưu, tư vấn, nghiên cứu, định hướng công tác nghiên cứu lý luận nói chung, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng đã có nhiều thay đổi Trong mỗi nhiệm kỳ đại hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có chỉ đạo, định hướng các cơ quan nghiên cứu, các bộ, ngành tổ chức tư vấn, tham mưu, định hướng hoạt động công tác này có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tiễn Đồng thời, đánh giá, tổng kết, khái quát những vấn đề lý luận mới bằng những chỉ thị, nghị quyết cụ thể góp phần xây dựng và thúc đẩy sự phát triển công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền

Kế thừa các kết quả, kinh nghiệm công tác nghiên cứu lý luận nói chung, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng từ những năm trước, năm 1991, tại Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã ban hành Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, trong bối cảnh mô hình CNXH ở Liên bang Xô-viết và các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng Sau khi mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông

Âu sụp đổ, ngày 28/3/1992, Bộ Chính trị khóa VII ban hành Nghị quyết số 01- NQ/TW “về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay”, đánh dấu một bước chuyển mới cả trong nhận thức về vai trò của công tác lý luận lẫn trong khâu tổ chức nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn phục vụ cho sự phát triển đất nước Nhiều nghị quyết chuyên đề về triển khai các hoạt động công tác nghiên cứu lý luận đã được ban hành: Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, “về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”; Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 01/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X, “về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”; Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI, “về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”; Quy định số 285-QĐ/TW, ngày 25/2/2015 của Bộ Chính trị khóa XI “về dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị trong các cơ quan đảng, nhà nước”; Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị “về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong thời kỳ mới”; Chỉ thị số 23-CT/TW, ngày 09/2/2018 của Ban Bí thư “về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”; Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư “về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”; Hướng dẫn số 02-HD/TW, ngày 8/2/2018 của Ban Bí thư “về tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận” Đặc biệt là những quan điểm chỉ đạo trực tiếp trong các bài viết, bài phát biểu của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các hội nghị về đổi mới công tác nghiên cứu lý luận của Đảng Cụ thể: Bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 17/4/2021 tại Hà Nội tại Hội nghị tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2016-2021, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác nhiệm kỳ 2021-2026 của Hội đồng Lý luận Trung ương; Cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt ngày 9/2/2022… Những chỉ thị, nghị quyết, kết luận và các quan điểm chỉ đạo của lãnh tụ Đảng có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần định hướng và tạo điều kiện cho hoạt động công tác nghiên cứu lý luận nói chung, công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng phát triển, từng bước đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới

Công cuộc đổi mới và sự phát triển vững vàng của đất nước trong 35 năm đổi mới đã gắn liền với sự phát triển lý luận về đảng cầm quyền và thể hiện sinh động sự quan tâm đặc biệt sự lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả hoạt động của công tác này Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI đã nhận định: “Công tác lý luận của Đảng đã đạt được những kết quả quan trọng Tư duy lý luận tiếp tục có bước phát triển; chú trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 2011) và Hiến pháp năm 2013; bước đầu hình thành hệ thống lý luận cơ bản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” [30]

Những cuộc tổng kết nghiêm túc, có quy mô lớn ở tầm lý luận đã cung cấp những luận cứ quan trọng để ĐCS Việt Nam tiếp tục phát triển tư duy lãnh đạo, hoàn thiện đường lối, quan điểm, chủ trương xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc

Đạt được kết quả đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng phân công, giao nhiệm vụ cho Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự Đảng Bộ Khoa học và công nghệ, Hội đồng Lý luận Trung ương, Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương, các cấp ủy đảng cơ quan bộ, ngành liên quan, cấp ủy các tỉnh, thành ủy trực thuộc trung ương chỉ đạo, định hướng xây dựng hệ thống chương trình, nhiệm vụ công tác nghiên cứu lý luận cho đơn vị mình theo những định hướng của nhiệm kỳ Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, cấp ủy đảng các cấp quan tâm chỉ đạo việc kiện toàn các cơ quan tham mưu có nhiệm vụ chuyên trách, trọng tâm trong tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, xây dựng kế hoạch tổng kết các nội dung theo chương trình làm việc cả nhiệm kỳ đại hội Các cơ quan tham mưu chiến lược ngày càng được tăng cường nguồn lực, định hướng phương pháp và tiến hành tổng kết thực tiễn ngày càng đi vào nền nếp Các hoạt động công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền từ hình thức hoạt động riêng lẻ, rời rạc, thiếu sự phối kết hợp với nhau, mạnh cơ quan nào cơ quan đó thực hiện, đến nay, công tác này đã cơ bản được quản lý, tổ chức thực ngày một thống nhất, khoa học hơn Việc định hướng nội dung trong các chương trình, đề tài nghiên

cứu lý luận về đảng cầm quyền ngày càng được xác định rõ Các chương trình, đề tài nghiên cứu lý luận cần tiếp tục cụ thể hóa những nguyên lý, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị lý luận có tính bền vững phù hợp với thực tiễn đổi mới của Việt Nam, chỉ rõ vấn đề cần bổ sung, phát triển Tiếp tục tham mưu, nghiên cứu làm rõ nguyên tắc tổ chức và hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, với các tổ chức chính trị xã hội; tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với Nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng và phát huy dân chủ xã hội; về nội dung, phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; về tự đổi mới, tự xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, phòng chống suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên

Các cơ quan tham mưu, tư vấn, các học viện nghiên cứu, giảng dạy đã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu lý luận; đã gửi đi nước ngoài đào tạo được một số lượng cán bộ có trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành lý luận, góp phần tăng thêm số lượng và chất lượng đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu lý luận của Đảng Hệ thống chương trình, đề tài triển khai thực hiện công tác nghiên cứu lý luận của Đảng ngày càng cụ thể và thiết thực Kinh phí cần thiết để tổ chức thực hiện các hoạt động công tác nghiên cứu lý luận ngày càng tăng lên Công tác quản lý việc thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoac học, đặc biệt khâu đánh giá, nghiệm thu đã ngày càng bảo đảm chất lượng và được cải tiến, hoàn thiện hơn Những kết quả nghiên cứu về nội dung các chương trình, đề tài nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ngày càng làm rõ bản chất, vai trò, nội dung, phương thức, các mối quan hệ của đảng cầm quyền Những lý luận đó dần dần được sáng tỏ trong các văn kiện của Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận nói chung, nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền nói riêng được các ngành, các cấp coi trọng và triển khai mạnh mẽ, đang trở thành công việc phổ biến của nhiều cơ quan tham mưu, định hướng, tư vấn Sự phối hợp giữa các cơ quan Trung ương, giữa các cơ quan Trung ương với

các địa phương trong tổng kết thực tiễn diễn ra thường xuyên, đa dạng hóa về phương thức Hoạt động công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy lý luận của các học viện, các trường ngày càng chú ý nhiều hơn trong tổng kết thực tiễn Sự tăng cường chỉ đạo trong công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền với các cơ quan, bộ, ngành, các cá nhân nhà khoa học nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền đã nâng cao khả năng tự đề kháng trước những quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch; coi trọng đấu tranh tư tưởng làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch Chủ động trong phòng ngừa, đấu tranh phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ

Bên cạnh đó, trong chỉ đạo, quản lý công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền, Đảng ta luôn coi trọng công tác hợp tác quốc tế trong nghiên cứu lý luận; luôn đẩy mạnh việc tiếp thu, trao đổi, tham vấn, có chọn lọc kinh nghiệm lãnh đạo, nghiên cứu trong lĩnh vực lý luận về đảng cầm quyền của các nước trên thế giới ĐCS Việt Nam đã có nhiều cuộc hội thảo, trao đổi nghiên cứu lý luận với một số đảng bạn như: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Đảng Cộng sản Trung Quốc; Đảng Cộng sản Cu Ba; Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Nhật Bản và một số đảng cầm quyền trên thế giới

Theo điều tra xã hội học của nghiên cứu sinh trong biểu đồ 3 1 về đánh giá chất lượng công tác lãnh đạo, quản lý công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở nước ta hiện nay, kết quả cho thấy rằng, đã có 62% ý kiến của cán bộ, đảng viên cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã ngày càng bài bản, tổ chức phối hợp giữa các

Một phần của tài liệu Chất lượng công tác nghiên cứu lý luận về đảng cầm quyền ở việt nam hiện nay (Trang 70 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(191 trang)
w