Cải cách cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Vấn đề cải cách cán bộ (Trang 28 - 42)

a. Khái niệm cải cách cán bộ, công chức

Cải cách hành chính được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của xã hội của mình. Như vậy, cải cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.

Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước…nhằm xây dựng nền hành chính công vụ đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiệu lực, hiệu qủa va hiện đại.

Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của khoa học hành chính, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao. Mọi hoạt động cải cách hành chính nhà nước đều hướng tới việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển.

Cải cách hành chính là một quá trình cải biến liên tục cách thức thực hiện theo định hướng nhất định nhằm làm cho hoạt động thực thi quyền hành pháp thích ứng với đòi hỏi của sự vận động phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia một cách có hiệu quả, hiệu lực. Trong đó, cải cách chế độ công vụ, công chức được hiểu là trong lĩnh vực nhân sự, các cơ quan nhà nước đưa các yếu tố của mô hình “quản lý nguồn nhân lực” từ lâu đã là một động lực quan trọng trong khu vực tư nhân vào khu vực nhà nước thay thế mô hình “quản trị nhân sự truyền thống”. Quá trình thay đổi này khiến cho đội ngũ công chức hoạt động tích cực hơn và mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn. Đồng thời, việc giao nhân sự giữa khu vực công và khu vực tư trở nên dễ dàng hơn va nhờ đó những ý tưởng quản lý theo kiểu doanh nghiệp được vận dụng vào khu vực nhà nước cúng ngày càng nhiều hơn.

b. Sự cần thiết của cải cách cán bộ, công chức

Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam xác định là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cán bộ, công chức trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác cán bộ, luôn quan tâm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức; coi đó là lực lượng then chốt bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Điều này thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước như Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996); Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII; Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001); …

c. Nội dung cải cách

Thứ nhất, đổi mới trong công tác quản lý cán bộ, công chức: Tiến hành điều tra thực trạng, đánh giá số lượng, chất lượng cán bộ, công chức từ đó xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức. Xác định rõ cơ cấu va tiêu chuẩn công chức gắn với chức năng nhiệm vụ trong cơ quan hành chính nhà nước. Thực hiện thi tuyển bắt buộc đối với công chức hành chính và công chức cơ sở. Phân cấp cho các sở ngành, huyện, thành phố việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp. Triển khai thực hiện quyết định của Chính phủ về chính sách tinh giảm biên chế. Mở rộng quyền và trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức của các sở ngành, huyện, thành phố, phân cấp về quản lý nhân sự gắn với phân cấp về nhiệm vụ, tài chính. Bên cạnh đó, cần thực hiện chế độ chính sách ưu tiên, khuyến khích về vật chất và tinh thần đối với người có tài, có trình độ cao để tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Thứ hai, cải cách tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ. Chế độ tiền lương đối với công chức là biểu hiện của sự đánh giá chính thức của Nhà nước đối với lao động của công chức, đồng thời là động lực thúc đẩy công chứ thực thi công vụ. Muốn vậy, cần thực hiện các công việc sau: Một là, áp dụng hệ thống abnr lương có tính linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở thực hiện quyền tự chủ về ngân sách của địa phương; Hai là, áp dụng hệ thống bảng lương riêng cho các vị trí lãnh đạo thông qua thi tuyển, công khai; Ba là, đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa dịch vụ công, thực hiện tốt quy định của chính phủ về quyền tự chủ về tài chính và biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ ba, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Xây dựng và triển khai kế hoạch bổi dưỡng, đao tạo cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước theo từng loại cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tham mưu, hoạch định chính sách, cán bộ công chức các ngạch hành chính, sự nghiệp và cán bộ chính quyền cơ sở. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khíchcán bộ, công chức tự học có sự giúp đỡ của nhà nước.

Thứ tư, Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức cán bộ, công chức: Tăng cường các biện pháp giáo dục tư tưởng cán bộ công chức về tình thần trách nhiệm, ý thực tận tụy, kỷ luật, kỷ cương đối với công việc. Thực hiện nghiêm chế độ công vụ găn với thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước. Thực hiện kỷ cương trong bộ máy nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm, ý thwuc tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu tham nhũng trong bộ máy nhà nước.

Thứ năm, Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, có phâm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao để phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý.

Một phần của tài liệu Vấn đề cải cách cán bộ (Trang 28 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w