Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng cán bộ cán bộ Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh của Tỉnh đoàn Lạng Sơn (Trang 112 - 121)

- Đặc điểm cán bộ ĐTNCSHCM:

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Đối với Trung ương Đoàn

Đề nghị Trung ương ĐTNCSHCM, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam hỗ trợ Tỉnh đoàn về bồi dưỡng cán bộ ĐTNCSHCM; xây dựng biên soạn giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chức danh thống nhất trong toàn Đoàn; nội dung, kế hoạch cụ thể thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ ĐTNCSHCM đảm bảo thiết thực, hiệu quả, gắn với những nhiệm vụ được giao trong thực hiện Chương trình mục tiêu đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra; tiếp tục tham mưu cho Nhà nước tăng nguồn ngân sách cho công tác Đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ Đoàn hằng năm.

Tham mưu Ban Bí thư Trung ương Đảng điều chỉnh một số nội dung Quy chế cán bộ Đoàn để phù hợp với tình hình thực tiễn. Tham mưu chuẩn bị đề án xây dựng Học viện thanh thiếu niên Việt Nam nằm trong hệ thống đào tạo đại học quốc dân.

3.3.2. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh

Đề nghị cấp ủy Đảng các cấp quan tâm đến công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng cán bộ Đoàn ở những vị trí công tác phù hợp.

Có phương án quy hoạch và đào tạo. bòi dưỡng cán bộ Đoàn ở cơ sở gắn với các chức danh chính quyền nhằm tạo điều kiện cho cán bộ Đoàn gắn bó với công tác Đoàn, bởi trong thực tế, nếu chỉ đào tạo, bồi dưỡng thiên về kỹ năng, nghiệp vụ công tác thanh vận thì khi số cán bộ Đoàn nay hết tuổi sẽ khó luân chuyển hoặc khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ở cương vị công tác mới.

Đề nghị tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tăng cường đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển thanh niên của tỉnh giai đoạn mới.

3.2.3. Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh

- Thường xuyên quan tâm, chăm lo giáo dục và tạo môi trường lành mạnh về chính trị, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ được cống hiến, phấn đấu và trưởng thành; tạo mọi điều kiện có thể về vật chất và tinh thần cho tuổi trẻ. Kịp thời định hướng, đào tạo bồi dưỡng, đối với các cá nhân tích cực, điển hình.

- Phối hợp với tổ chức Đoàn cùng cấp có nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.

KẾT LUẬN

Cán bộ ĐTNCSHCM là bộ phận quan trọng hợp thành đội ngũ cán bộ của Đảng. Đảng muốn lãnh đạo Cách mạng, lãnh đạo phong trào quần chúng, đưa chủ trương, chính sách của Đảng đến với quần chúng thì Đảng không những phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Đảng, còn phải xây dựng đội ngũ những người làm tốt công tác quần chúng. Với tư cách là một bộ phận cấu thành đội ngũ cán bộ của Đảng, đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách có vị trí, vai trò quan trọng trong công việc tập hợp lực lượng đoàn viên thanh niên, tạo thành sức mạnh tổng hợp của Đảng, của Cách mạng. Mặt khác, cán bộ Đoàn chuyên trách là những người tham gia trực tiếp vào công tác giáo dục cho thế hệ trẻ, là những người phải có đủ trình độ học vấn và kỹ năng. nghiệp vụ trong công tác vận động thanh niên hiện nay.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Đoàn là một nội dung quan trọng, thường xuyên được các cấp bộ Đoàn tập trung thực hiện với quan điểm: Vừa chú trọng chất lượng, vừa mở rộng phạm vi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có đủ trình độ, năng lực và đảm bảo về số lượng để đảm đương nhiệm vụ theo yêu cầu.

Đối với tỉnh Lạng Sơn, công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Đoàn đã được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Lạng Sơn đặc biệt quan tâm và đã đạt được những kết quả nhất định nâng cao trình độ và chất lượng cán bộ ĐTNCSHCM trong công tác và thực thi công vụ.

Để góp phần vào sự phát triển, hoàn thiện quản lý bồi dưỡng cán bộ Đoàn TNCSHCM của Tỉnh đoàn Lạng Sơn , đề tài “Quản lý bồi dưỡng cán bộ cán bộ Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh của Tỉnh đoàn Lạng Sơn” đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ thêm một số cơ sở khoa học đối với công tác quản lý bồi dưỡng cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Tỉnh đoàn. Luận văn cũng đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ Đoàn TNCSHCM của Tỉnh đoàn Lạng Sơn trên các nội dung đã được phân

tích ở phần lý luận. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm thực tiến về quản lý bồi dưỡng cán bộ Đoàn TNCSHCM của một số đơn vị Tỉnh đoàn để rút ra bài học cho Tỉnh đoàn Lạng Sơn.

Thứ hai, luận văn đã khái quát về Tỉnh đoàn Lạng Sơn, phân tích thực trạng quản lý bồi dưỡng cán bộ Đoàn TNCSHCM của Tỉnh đoàn Lạng Sơn. Rút ra đánh giá chung về thực hiện các mục tiêu đặt ra và đã khái quát những thành công cơ bản và hạn chế trong lĩnh vực này, đồng thời chỉ ra nguyên nhân của thực trạng trên.

Thứ ba, để khắc phục những hạn chế, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bồi dưỡng cán bộ Đoàn ngày càng tăng, cũng như để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, luận văn đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý bồi dưỡng cán bộ Đoàn TNCSHCM của Tỉnh đoàn Lạng Sơn và đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước.

Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài và khả năng của tác giả, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhưng hy vọng những giải pháp trên nếu được quan tâm và thực hiện thận trọng sẽ góp phần hoàn thiện quản lý bồi dưỡng cán bộ Đoàn TNCSHCM của Tỉnh đoàn Lạng Sơn đến năm 2025, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với hướng nhiệm vụ phát triển cán bộ ĐTNCSHCM trong giai đoạn hiện nay.

Mặc dù tác giả đã cố gắng nhưng thời gian nghiên cứu và hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô để có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN (2018), Nghị quyết số 26-NQ/TW “Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Hà Nội.

2. BCH Trung ương Đảng (2010), Quy chế cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành kèm theo quyết định số 289-QĐ/TW, ngày 8-2-2010 của Ban Bí thư, Website Đoàn thanh niên.vn.

3. Bùi Thị Hà (2016) “Chính sách bồi dưỡng phát triển đoàn viên thành phố Hà Nội” luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

4. Đặng Cẩm Thanh (2015) Quản lý bồi dưỡng phát triển đoàn viên trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Khu vực I, Hà Nội.

5. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2010), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế,

NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Lường Thị Hồng Vân (2019) “Công tác tuyên truyền giáo dục cán bộ đoàn viên của Tỉnh đoàn Sơn La”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Khu vực I, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Luyện (2017) “Quản lý bồi dưỡng cán bộ đoàn viên trên địa

bàn tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội..

8. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà và Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

9. Quốc hội (2008), Luật cán bộ, công chức, Hà Nội.

10. Thủ tướng Chính phủ (2011), Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 18/05/2012 về việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội.

11. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 Phê duyệt chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 12. Tỉnh đoàn Lạng Sơn (2020), Báo cáo bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2018-2020,

13. Tỉnh ủy Lạng Sơn (2016), Kế hoạch số 05-KH/TU, ngày 02/3/2016 về đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2016 – 2020.

Lưu tại Văn phòng Tỉnh đoàn

14. Trần Thị Hà (2019), Bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ và sự cần thiết để bổ sung cán bộ trong tình hình mới, Báo cáo khoa học, Tỉnh đoàn Thái Bình, Thái Bình.

15. Trung ương Đoàn (2016), Quyết định số 1070, Quyết định số 1071, Quyết định số 1072-QĐ/TWĐTN-HVTTNVN, ngày 25/2/2016 về ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng công tác Đoàn, Hội, Đội, Lưu tại Văn phòng Tỉnh đoàn.

16. Trung ương Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh (2017), Điệu lệ Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh, Hà Nội.

17. Trung ương Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh (2018), Đề án nâng cao chất lượng công tác cán bộ Đoàn giai đoạn 2019 – 2022, Hà Nội.

18. UBND tỉnh Lạng Sơn (2012), Quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 07/6/2012 của UBND tỉnh Lạng Sơn về ban hành Chiến lược phát triển thanh niên tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2012 - 2020, Lạng Sơn.

19. Viện ngôn ngữ học (2020), Từ điển tiếng việt, Hà Nội.

20. Võ Văn Khoa (2006), Đào tạo và bồi dưỡng với ựu phát triển con người, NXB Thống kê, Hà Nội.

21. Vũ Đình Thắng, (2006), Giáo trình kinh tế chính sách, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

22. 23. 24. 25. 26. 27. 28.

29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

CÂU HỎI PHỎNG VẤN

1. Xin đồng chí cho ý kiến đánh giá về công tác lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Tỉnh đoàn Lạng Sơn?

……… ……… ………...

2. Xin đồng chí cho ý kiến đánh giá về tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Tỉnh đoàn Lạng Sơn?

……… ……… ………

3. Xin đồng chí cho ý kiến đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát bồi dưỡng cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Tỉnh đoàn Lạng Sơn?

……… ……… ………

4. Xin đồng chí cho ý kiến đánh giá về hiệu quả bồi dưỡng cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của Tỉnh đoàn Lạng Sơn?

……… ……… ………

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quý Ông (Bà) về những nội dung của cuộc phỏng vấn trên đây. Tôi xin cam đoan các thông tin này chỉ được sử dụng phục vụ cho mục đích nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Thạc sĩ của mình!

PHỤ LỤC 2

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị

1 Nguyễn Tuấn Nam Bí Thư Tỉnh đoàn Lạng Sơn

2 Nông Thị Vân Phó Trưởng Ban Tổ

chức – Kiểm tra Tỉnh đoàn Lạng Sơn 3 Đoàn Thành Công Chánh văn phòng Tỉnh đoàn Lạng Sơn 4 Đinh Thị Linh Chi Cán bộ Đoàn Tỉnh đoàn Lạng Sơn

5 Đỗ Hồng Quân Cán bộ Đoàn Tỉnh đoàn Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng cán bộ cán bộ Đoàn Thanh niên Công sản Hồ Chí Minh của Tỉnh đoàn Lạng Sơn (Trang 112 - 121)

w