1.4. TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC KIỂM SOÁT CHI PHÍ,
1.4.2. Mối quan hệ giữa tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý
sản phẩm sản xuất, thời gian sản xuất và tỷ lệ sản phẩm hỏng, mức độ hài lòng của khách hàng... Những thông tin này sẽ hữu ích cho việc đánh giá về hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp, qua đó sẽ giúp cho người quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý làm tăng giá trị trong doanh nghiệp.
1.4.2. Mối quan hệ giữa tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý hoạtđộng kinh doanh động kinh doanh
Với hệ thống các chỉ tiêu phân tích ở trên, tổ chức KTQT sẽ tạo ra một hệ thống thông tin có chức năng quan trọng nhằm tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp:
Thứ nhất, với hệ thống thông tin dự toán hoạt động sản xuất kinh doanh như dự toán giá bán, dự toán doanh thu, dự toán sản xuất,... KTQT giúp cho các nhà quản trị những thông tin cụ thể về mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, của toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Qua đó, nhà quản trị thiết lập được định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, của doanh nghiệp trong từng thời kỳ để khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế, kiểm soát và ngăn ngừa những rủi ro, những mất cân đối trong tương lai của từng bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp.
động sản xuất, hoạt động tiêu thụ, sử dụng vốn,... thông tin KTQT sẽ giúp cho nhà quản trị nắm bắt được thực tế tình hình tổ chức, thực hiện ở từng bộ phận, ở doanh nghiệp để có những biện pháp kịp thời điều chỉnh, bổ sung những vấn đề cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng định hướng.
Thứ ba, với hệ thống thông tin báo cáo biến động kết quả giữa thực tế với mục tiêu hay dự toán và những nguyên nhân ảnh hưởng đến những biến động đó, KTQT cung cấp những thông tin giúp cho nhà quản trị nhận biết được tình hình thực hiện, những biến động trong thực hiện và những nguyên nhân dẫn đến sự biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó nhận thức được tình hình tốt, xấu, những nguyên nhân ảnh hưởng thuận lợi hay bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng bộ phận, của doanh nghiệp để đưa ra chính xác những biện pháp khai thác, kiểm soát, điều chỉnh phù hợp và đánh giá đúng đắn được tình hình, trách nhiệm của nhà quản trị các cấp.
Thứ tư, với những thông tin phân tích các phương án kinh doanh, phân tích chi phí hữu ích, phân tích các tiềm năng kinh tế,... KTQT cung cấp cho nhà quản trị những thông tin phù hợp để đưa ra các quyết định quản trị khoa học, khai thác được các tiềm năng của doanh nghiệp và đảm bảo được các mục tiêu đề ra.
Ngày nay, khi môi trường kinh doanh thay đổi ngày càng nhanh chóng, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trở thành phổ biến, chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút ngắn, năng lực cung cấp và xử lý thông tin mở rộng,... làm cho quá trình tạo ra giá trị gia tăng trong hoạt động kinh doanh của DN biến động nhanh chóng ngày càng phức tạp. Trong bối cảnh đó, thông tin KTQT cung cấp càng có vai trò quan trọng trong hoạt động của nhà quản trị. Một hệ thống thông tin quản trị đáng tin cậy về hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá, giúp nhà quản trị xây dựng phát triển những định hướng, chiến lược trong quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.