Kinh nghiệm của trong và ngoài nước về phát triển du lịch thể thao chủ

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN Điều kiện và giải pháp phát triển du lịch thể thao chủ động trên địa bàn Hà Nội (Trang 30 - 31)

2.3 .Thực trạng phát triển du lịch thể thao chủ động tại Hà Nội

3.1 Kinh nghiệm của trong và ngoài nước về phát triển du lịch thể thao chủ

3.1 Kinh nghiệm của trong và ngoài nước về phát triển du lịch thể thao chủ động chủ động

3.1.1 Thái Lan

Ngành du lịch là ngành phát triển nhất ở Thái Lan với doanh thu là 3.200 tỉ Bath (TAT,2019) đóng góp hơn 19% GDP của Thái Lan (Word Bank,2019). Thái Lan đã nhìn trước được xu hướng phát triển thể thao và đã có những bước đột phá nhằm cạnh tranh với các nước trong khu vực. Thái Lan tập trung vào phát triển du lịch thể thao chủ động: du lịch golf, du lịch thể thao mạo hiểm và các loại hình thể thao truyền thống.

Vào năm 2015, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) và Tổng Cục Thể thao Thái Lan (SAT) đã bắt tay nhau phát động chiến dịch quảng bá du lịch trên toàn cầu mang tên “Discover Thainess” (Khám phá chất Thái Lan) trong đó tập trung vào môn Muay Thái – môn võ truyền thống và nổi tiếng khắp thế giới. Năm 2019, Bộ Du lịch và Thể thao đã khởi xướng “Thailand Road Racing Standard”, với 5 cuộc thi marathon hàng năm đưa Thái Lan trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên nhiều cuộc thi marathon nhất.

Đầu năm 2020, Thái Lan đã tổ chức cuộc họp báo ở Nhật Bản với chủ đề là “Thailand Sports Tourism 365 Days Amazing You” để quảng bá Thái Lan như một điểm đến du lịch thể thao trong mơ cho nhiều hoạt động thể thao như: golf, bơi lội, đấm bốc, điền kinh, đi xe đạp, marathon và nhiều hơn nữa.

3.1.2 Malaysia

Malaysia có một đường bờ biển dài và đẹp với địa hình đa dạng gồm núi và các vùng đất thấp ven biển thích hợp với nhiều môn thể thao vận động: leo núi, lặn biển, chèo thuyền và đi xe đạp. Nhận ra được tiềm năng này, Malaysia đã tổ chức rất nhiều SKTT lớn thu hút nhiều du khách đến và tham gia: cuộc đua thuyền buồm Hoàng Gia, cuộc thi ba môn phối hợp (bơi lội, đạp xe và chạy), cuộc đua xe đạp,…đã được du khách từ nhiều quốc gia: Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Úc, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ,…

Và Malaysia còn đi tiên phong ở Đông Nam Á trong việc tổ chức cuộc đua xe công thức F1 và Moto GP từ năm 1999 mà bây giờ Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức. Malaysia đã đầu tư lớn vào du lịch golf, tổ chức hơn 160 khóa học golf

27

dành cho du khách có kì nghỉ ở Malaysia. Ngoài ra, Pencak Silat- môn võ truyền thống của Malaysia cũng được giới thiệu với du khách bằng các lớp học võ.

3.1.3 Trong nước

DLTT tuy chưa được chú ý ở Việt Nam những cũng có một số địa phương, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động thể thao ở những điểm du lịch.

Một số doanh nghiệp đã đưa các hoạt động thể thao vào tour du lịch của mình như tour chinh phục đỉnh Phan Xi Păng, đỉnh Bạch Mã, đỉnh Lang Biang, các tour lặn biển ở Nha Trang,Côn Đảo, Phú Quốc, đi xe đạp địa hình, moto, oto địa hình ở vùng núi , chèo thuyền (buồm, kayak) trên biển Đà Nẵng, Vịnh Hạ Long...

Các sự kiên thể thao tổ chức nhằm thu hút khách du lịch thể thoa chủ động như: cuộc thi marathon, thi ba môn phối hợp, đạp xe,….cũng được tổ chức trên khắp các tỉnh

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN Điều kiện và giải pháp phát triển du lịch thể thao chủ động trên địa bàn Hà Nội (Trang 30 - 31)