Là khái niệm triết học dùng để chỉ các mặt ,các bộ phận khác nhau của lĩnh vực tinh thần xã hội như quan điểm , tư tưởng ,tình cảm ,tâm trạng, truyền
thống....của cộng đồng xã hội; mà những bộ phận này nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Ví dụ : Về ý thức xã hội điển hình có sự nổi bật trong truyền thống yêu nước, nhân đạo nhân nghĩa của dân tộc và nhân dân Việt Nam thì rất cần cù chăm chỉ với truyền thống hiếu học được truyền từ đời này sang đời khác.
III Mối qh bc giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội1 tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội 1 tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
theo quan điểm thế giới quan duy vật thì vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức. Trong lĩnh vực XH thì quan hệ này được biểu hiện là: tồn tại xã hội có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức xã hội, điều đó được thể hiện cụ thể là:
– Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý thức xã hội ấy. Tức là người ta không thể tìm nguồn gốc tư tưởng trong đầu óc con người, mà phải tìm nó trong chính tồn tại xã hội. Do đó phải tồn tại xã hội để lý giải cho ý thức xã hội. – Khi tồn tại xã hội thay đổi một cách căn bản, nhất là khi phương thức SX đã thay đổi thì sớm hay muộn thì ý thức xã hội cũng phải thay đổi theo.
2 ý thức xã hội có tính độc lập tương đối
-Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Ví dụ : tư tưởng trọng nam khinh nữ
-Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
-Ý thức xã hội có tính kế thừa trong quá trình phát triển
-ý thức xã hội trong quá trình phát triển có sự tác động qua lại giữa các hình thái: trong quá trình phát triển các hình thái xã hội không tách rời nhau ,nó liên hệ với nhau , nó tác động qua lại lẫn nhau và trong sự tác động ấy sẽ có một hình thái xã hội , ý thức xã hội nổi lên , tác động và chi phối các hình thái , ý thức xã hội còn lại định hướng sự phát triển của các hình thái
- ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội .Nếu tác động phù hợp Thì sẽ thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển , thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển .Nhưn nếu không phù hợp thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội ....vv
Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất: Nghiên cứu ý thức xã hội không được dừng lại ở các hiện tượng ý thức mà phải đi sâu nghiên cửu Tồn tại xã hội. Do đó, để nhận thức đúng các hiện tượng của đời sống ý thức xã hội thì cần phải căn cứ vào tồn tại xã hội đã làm nảy sinh ra nó, đồng thời cũng cần phải giải thích các hiện tượng đó từ các phương diện khác nhau thuộc nội dung tính độc lập tương đối của chúng.
Ví dụ: Sẽ là sai lầm chủ quan, duy ý chí, phiến diện khi phân tích tâm lý xã hội của người Việt (tâm lý tiểu nông, coi trọng kinh nghiệm, đề cao họ tộc, tính tùy tiện. ) mà quy chụp đó là bản tính cố hữu. Bởi vì những hạn chế đó có căn nguyên từ tồn tại xã hội , đặc biệt là PTSX nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ lạc hậu sinh ra...
- Thứ hai: Trong thực tiễn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới cần phải được tiến hành đồng thời trên cả hai mặt tồn tại xã hội và ý thức xã hội, trong đó việc thay đổi tồn tại xã hội cũ là điều kiện cơ bản nhất để thay đổi ý thức xã hội cũ. Đồng thời, cũng cần thấy rằng không chỉ những biến đổi trong tồn tại xã hội mới tất yếu dẫn đến những biến đổi to lớn trong đời sống tinh thần của xã hội mà ngược lại, những tác động của đời sống tinh thần xã hội với những điều kiện xác định cũng có thể tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong tồn tại xã hội. Ví dụ, đảng ta một mặt, coi trọng sự nghiệp CNH, HĐH để xác lập PTSX hiện đại ở Việt Nam (coi đó là hiểm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên
CNXII), đồng thời cũng rất coi trọng công tác tư tưởng, văn hóa, giác dục xác định "GD và đào tạo , cùng với KHCN là quốc sách hàng đầu"
Trình bày đối tượng và chức năng của triết học Mac lênin I Đối tượng của triết học mac lenin
Đối tượng nghiên cứu của triết học Mac lenin là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lâp trường duy vât biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động , phát triển chung nhất của tự nhiên ,xã hội và tư duy.
Trieesst học mac lê nin phân biệt rõ ràng đối tượng của triết học và đối tượng của các khoa học cụ thể